Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được công nhận đạt chuẩn Basel II
MSB được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
MSB là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn triển khai thí điểm Basel II từ năm 2014. Ảnh: MSB
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa chính thức được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
Việc tuân thủ theo Basel II đồng nghĩa với việc MSB được công nhận là ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và minh bạch theo những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, theo chuẩn quốc tế, giúp ngân hàng nâng cao vị thế, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Để “chinh phục” Basel II, MSB đã phát triển mô hình quản trị rủi ro dựa trên phân tích nâng cao từ cơ sở dữ liệu lớn, giúp ngân hàng đưa ra quyết định chủ động, khách hàng được phản hồi kịp thời, nhanh chóng. Điển hình, từ cuối năm 2018, MSB đã triển khai thành công giai đoạn đầu việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng cho sản phẩm thẻ tín dụng. Khi đó, khách hàng có thể mở thẻ tín dụng trong vòng 24h làm việc, không cần chứng minh thu nhập và chỉ cần mở online mà không cần tới chi nhánh hay phòng giao dịch.
Basel II là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo các ngân hàng hoạt động an toàn, bền vững, minh bạch và hiệu quả. Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, sử dụng khái niệm “3 trụ cột” bao gồm yêu cầu vốn tối thiểu, giám sát của cơ quan quản lý và công bố thông tin trong quản trị ngân hàng.
MSB là một trong 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn triển khai thí điểm Basel II từ năm 2014 gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và MSB.
Trước đó, đã có 8 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn Basel II là Vietcombank, ACB, MB, TPBank, VPBank, VIB, OCB và mới nhất là Techcombank./.
Theo bnews.vn
Video đang HOT
APT lên UPCoM để "hoá giải" khó khăn?
CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn kỳ vọng đưa cổ phiếu lên UPCoM hoá giải nguy cơ dừng hoạt động.
APT "ôm" lỗ và nợ khủng lên UPCoM.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) chính thức đưa 8,8 triệu cổ phiếu giao dịch trên UPCoM từ ngày 7/6 tới đây với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên 2.500 đồng/cp.
Các khoản nợ của APT bị đặt dấu hỏi
Được biết, công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và các lĩnh vực liên quan như mua bán vật tư nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản, chế biến nước mắm, nước chấm, kinh doanh ăn uống các mặt hàng thuỷ hải sản tươi sống, bảo quản đông lạnh... Năm 2006, công ty thực hiện cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty Kinh doanh Thuỷ hải sản. Công ty chính thức đi vào hoạt động dưới mô hình CTCP từ ngày 1/1/2007 với mức vốn điều lệ ban đầu là 88 tỉ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. Tính đến ngày 2/4, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn có duy nhất cổ đông lớn sở hữu 30% vốn điều lệ công ty là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV.
Trong 4 năm gần đây, Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn liên tục kinh doanh thua lỗ mặc dù doanh thu có sự cải thiện. Gần đây nhất, năm 2018, công ty lỗ 36 tỉ đồng, cao hơn so với mức lỗ 31 tỉ đồng năm 2017. Đáng chú ý, đến thời điểm 31/12/2018, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn lỗ luỹ kế hơn 628 tỉ đồng, làm âm nguồn vốn chủ sở hữu 539 tỉ đồng. Tại báo cáo kiểm toán năm 2018, kiểm toán viên đánh giá: "Đến thời điểm 31/12/2018, công ty đang lỗ lũy kế 628 tỉ đồng, làm âm nguồn vốn chủ sở hữu 538 tỉ đồng và các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 604 tỉ đồng. Các dấu hiệu này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đang kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty".
Tính đến 31/12/2018, nợ ngắn hạn của công ty 709 tỉ đồng trong khi tài sản ngắn hạn công ty chỉ đạt 101 tỉ đồng. Cụ thể hơn về nợ vay tài chính ngắn hạn, Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn "ôm" khoản nợ trị giá hơn 318 tỉ đồng (gồm tiền và vàng) vay Sacombank từ tháng 1/2009 và không có khả năng chi trả.
Theo đó, công ty đã đề nghị phương án chuyển nợ vay thành vốn góp điều lệ nhưng không được ngân hàng Sacombank đồng ý. Công ty cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp để xử lý khoản vay nợ với ngân hàng Sacombank. Như vậy, công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, theo thông tin từ doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vào việc công ty có thể tái cơ cấu vốn vay và kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu trong thời gian tới. Chính những khó khăn trên đã dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty từ đơn vị kiểm toán - Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. Qua đó, khả năng thanh toán các khoản nợ của APT bị đặt dấu hỏi.
Sacombank là "chủ nợ" chính
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2018 của APT, chủ nợ lớn nhất của Công ty là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) với tổng giá trị các khoản nợ lên tới 635,4 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi). Cụ thể, tính đến cuối năm 2018, APT còn phát sinh 2 khoản nợ gốc với Sacombank gồm khoản vay theo Hợp đồng tín dụng số 011/01/09 ngày 8/1/2009 với hạn mức tín dụng 103 tỷ đồng và lãi suất 12%/năm; khoản vay thứ hai theo Hợp đồng tín dụng số 009/01/09 ngày 8/1/2009 với hạn mức tín dụng 5.833 lượng vàng SJC, tương đương hơn 213 tỷ đồng theo giá vàng tại ngày 31/12/2018, lãi suất cho vay 10,8%/năm.
Cũng do APT không có khả năng trả nợ cho Sacombank trong nhiều năm qua, công ty này cũng đang phải ghi nhận khoản tiền lãi vay phải trả lên đến 318,5 tỷ đồng. Được biết, các khoản vay này phát sinh từ thời Ngân hàng TMCP Phương Nam, trước khi ngân hàng này được sáp nhập vào Sacombank tháng 10/2015.
Để xử lý khoản nợ vay này, các giải pháp như chuyển nợ vay thành vốn góp, phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện việc tái cấu trúc Công ty theo chỉ đạo của UBND TP.HCM mặc dù đã được Đại hội đồng cổ đông APT thông qua và xây dựng thành các phương án đều không thể thực hiện được do cơ chế pháp lý hiện nay không cho phép. Hiện Công ty đang đề xuất phương án hai bên cùng tìm kiếm nhà đầu tư mua lại khoản nợ vay này. Ngoài ra, APT còn ghi nhận phải trả Sở Tài chính TP.HCM khoản vốn cấp xây dựng nhà máy chế biến thủy sản tại Khu công nghiệp Tân Tạo sau khi đã xác định giá trị doanh nghiệp trước cổ phần hóa là 11,17 tỷ đồng.
Nguyễn Việt
Theo enternews.vn
ACB dự kiến thu về khoảng 100 tỷ nhờ bán hơn 6 triệu cổ phiếu quỹ Hơn 6 triệu cổ phiếu quỹ sẽ được ACB bán ra để làm cổ phiếu thưởng, phân phối cho người lao động. Ngày 24/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) cho biết đã thông qua phương án bán cổ phiếu quỹ để làm cổ phiếu thưởng, phân phối cho người lao động. Cụ thể, theo phương án này, tổng số lượng cổ...