Ngân hàng thực hiện vai trò “bà đỡ” doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước đang hoàn thiện hệ thống pháp lý để các tổ chức tín dụng có cơ sở hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng cần nêu rõ tiêu chí thực hiện để vừa đảm bảo công bằng với doanh nghiệp thụ hưởng, vừa tránh rủi ro chính sách đối với các ngân hàng.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã cam kết hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên
Khẩn trương rà soát và xây dựng chính sách
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể khiến nhiều khách hàng vay nợ của các tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu. Đến nay, theo báo cáo của 23 tổ chức tín dụng, ước tính khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.
Một số ngành có khả năng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, các tổ chức tín dụng đã cam kết hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu; giảm lãi vay các khoản cho vay mới; miễn, giảm các loại phí; triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng…
Cơ quan này cũng đang phối hợp với bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm tạo điều kiện cho cả tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành các thủ tục để ban hành gấp Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo Dự thảo Thông tư, tổ chức tín dụng sẽ hướng dẫn triển khai nội dung này thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể về: tiêu chí xác định khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; nội dung kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ.
Tổ chức tín dụng chủ động, tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng dẫn tại văn bản này, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.
Làm rõ tiêu chí để tránh rủi ro thực thi chính sách
Phản hồi nội dung này tại Dự thảo Thông tư, đại diện một số ngân hàng cho rằng, để chính sách này hiệu quả thì Thông tư cần sớm được ban hành. Tuy nhiên, nội dung văn bản này cần làm rõ tiêu chí hoặc khung tiêu chí để các ngân hàng thực hiện thay vì yêu cầu tổ chức tín dụng tự quy định cụ thể các nội dung tiêu chí như tại Dự thảo Thông tư.
Video đang HOT
“Nếu để các tổ chức tín dụng tự quy định thì mỗi tổ chức sẽ quy định một kiểu khiến khách hàng thắc mắc. Đặc biệt, khi thanh tra hoặc kiểm toán vào làm việc mà không có căn cứ cụ thể thì các tổ chức tín dụng có thể chịu rủi ro khi thực thi chính sách”, đại diện một ngân hàng thương mại nêu quan điểm.
Chia sẻ về chính sách này, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV cho rằng, trước hết cần xác định rõ từng lĩnh vực chịu tác động, ước tính mức độ tác động. Tiếp đó, các ngân hàng phải làm việc rõ với từng khách hàng để xem mức độ chịu tác động của doanh nghiệp, từ đó mới có cách hỗ trợ công bằng và hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần xác định công cụ cần thiết có thể sử dụng để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Chẳng hạn, có thể tính đến các chính sách hỗ trợ thanh khoản qua cho vay tái cấp vốn với các tổ chức tín dụng này.
Mặt khác, theo ông Lực, cũng cần cân nhắc những vấn đề hậu hỗ trợ. Chẳng hạn, giảm hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong trường hợp phát sinh vi phạm do rủi ro trong thực thi chính sách. Do đó, cần có các tiêu chí cụ thể về các điều kiện, trường hợp được hỗ trợ và giám sát thực hiện thường xuyên để các tổ chức tín dụng không bị rơi vào tình trạng “xét thấy làm đúng mà vẫn bị quy là không hiệu quả và bị chế tài vi phạm thì nhiều ngân hàng sẽ không dám làm”.
“Quá trình làm việc giữa Ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại để đưa ra một chính sách đúng và trúng là cần thiết, song không nên kéo dài quá, cần sớm ban hành và thực thi để các doanh nghiệp sớm thụ hưởng chính sách và nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh”, ông Lực nói.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Chứng khoán phái sinh: Bên thận trọng, bên kiên trì
Thị trường đang tiếp cận trở lại khu vực kháng cự mạnh mà trước đó đã nhiều lần chưa thể vượt qua, trong khi sự lan tỏa cục bộ của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt hay dòng tiền không thực sự tích cực.
Vấn đề hiện tại là dòng tiền bên mua vẫn còn thờ ơ, bởi chưa có thông tin hỗ trợ đáng tin cậy để kích thích dòng tiền tham gia, nhưng bên bán cũng không tỏ ra lo ngại.
Yếu tố cơ bản: Ngóng chờ tin từ Fed
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trạng thái trung tính so với mặt bằng chung của thị trường chứng khoán quốc tế. Tuần qua ghi nhận nỗ lực hồi phục của các chỉ số chứng khoán Mỹ, nhưng sự hứng khởi này không được thể hiện rõ ở thị trường Việt Nam. Nhìn chung, thị trường chứng khoán toàn cầu tương đối phân hóa trong tuần qua.
TTCK Việt Nam đang ở trạng thái trung tính.
Hiện tại, giới đầu tư đang đánh giá rất cao khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm 2019 (xác suất là 93,5%), nhưng nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá bàng quan với triển vọng của thị trường chứng khoán.Tuy nhiên, đây là thông tin có thể tác động đến xu hướng chung của thị trường quốc tế, cần được theo dõi trong tuần này.
Yếu tố kỹ thuật: Quay lại tiếp cận kháng cự
VN30 và VN30F1910 đang có kháng cự quanh khu vực 930 - 935 điểm Các chỉ số có nhịp hồi phục trở lại vào 2 phiên cuối tuần qua để quay lại thử thách ngưỡng kháng cự quanh khu vực 930 - 935 điểm một lần nữa.
Tuy nhiên, nhip hồi này chưa thể ngay lập tức thay đổi bối cảnh chung còn khá yếu của các trụ dẫn dắt và dòng tiền.
Độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đang ở mức âm 1,2 điểm.
Diễn biến thị trường phái sinh cũng phản ánh rõ cho sự thận trọng của bên mua, độ lệch giữa phái sinh và cơ sở đang ở mức âm (-1,2 điểm) và xuyên suốt trong tuần qua, số lượng hợp đồng mở (OI) rất thấp, phản ánh ý chí không mạnh của dòng tiền dẫn dắt.
Lực bán ra gần như rất yếu trong các phiên của tuần vừa qua, đó được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường chung có nhịp hồi phục, còn xét về bản chất thì lực cầu mua lên rất bị động. Trong bối cảnh đường cầu duy trì trên đường cung và lực cung yếu ớt thì khả năng chỉ số giảm sâu là không cao.
Cầu không mạnh nhưng cung cũng rất yếu.
Đà lan tỏa mặc dù chưa giảm sâu nhưng đã xác nhận tín hiệu tạo đáy bằng nhịp giao cắt lên đường trung bình động 10 ngày (MA10). Đây là tín hiệu cho thấy sự lan tỏa của thị trường đang được cải thiện dần và cũng khó ép nền giá thị trường giảm mạnh hơn.
Đà lan tỏa tạo đáy.
Sự lan tỏa xét chung trên VN30 có sự cải thiện dần, nhưng cũng tương đối yếu, bởi sự vận động của các trụ vẫn còn cục bộ. Thị trường có nỗ lực hồi phục, nhưng chưa có sự đổi ngôi khi nhóm ngân hàng vẫn dẫn dắt chính.
Các trụ ổn, nhưng còn phân mảnh.
Trong tuần qua, nhóm bất động sản có nỗ lực cải thiện, nhưng dòng tiền vẫn rất yếu, nên hiệu ứng chỉ xảy ra tức thời, chứ chưa thể tạo thành xu hướng.
Tuần này, để thị trường vượt qua ngưỡng kháng cự, thì dòng tiền cần phải có sự đổi ngôi, mà nhóm cần được chú ý nhất là bất động sản.
Khuyến nghị - Chiến lược giao dịch: Ưu tiên canh mua
Thị trường đang tiếp cận trở lại khu vực kháng cự mạnh mà trước đó đã có nhiều lần chưa thể vượt qua, trong khi sự lan tỏa còn cục bộ của các nhóm cổ phiếu dẫn dắt hay dòng tiền không thực sự tích cực, khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi về khả năng vượt cản thành công.
Vấn đề hiện tại là dòng tiền bên mua vẫn còn thờ ơ bởi chưa có thông tin hỗ trợ đáng tin cậy để kích thích dòng tiền đứng ngoài quay trở lại, nhưng chỉ số giảm sâu là khó xảy ra vào lúc này.
VN30F1910 có khu vực hỗ trợ 918 - 920 điểm.
Trong bối cảnh hiện tại, chiến lược mua trong các nhịp điều chỉnh nên được ưu tiên hơn chiến lược mua đuổi khi giá tăng, đặc biệt là những nhịp giảm về sát khu vực hỗ trợ quanh 918 - 920 điểm. Chiến lược bán nên được ưu tiên trong trường hợp giá gặp khó quanh khu vực đỉnh cũ 930 - 935 điểm.
Theo ĐTCK
Tỷ giá trung tâm giảm nhẹ, giá USD trong nước ít biến động Sáng nay (28/10), đa số ngân hàng thương mại trong nước giữ nguyên tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ ở mức 23.145 - 23.265 VND/USD. Sáng nay (28/10), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức 23.152 VND/USD, giảm 3 đồng so với chốt phiên cuối tuần vừa qua. Tỷ giá...