Ngân hàng thuần số hoàn toàn mới TNEX miễn phí 100% cho người dùng
Trải nghiệm ngay TNEX – ngân hàng thuần số hoàn toàn miễn phí, mua sắm, ăn uống, thanh toán hóa đơn, tất cả chỉ trong một 1 ứng dụng duy nhất.
TNEX là nền tảng ngân hàng thuần số và hệ sinh thái dành cho Chủ cửa hàng và Người tiêu dùng đầu tiên tại Việt Nam được bảo trợ bởi Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), hứa hẹn cung cấp cho người dùng những trải nghiệm ấn tượng hoàn toàn mới.
Ngày 11/12/2020 vừa qua, Ngân hàng thuần số hoàn toàn mới TNEX chính thức ra mắt với những lợi thế cạnh tranh vượt trội về tiện ích và miễn phí 100% cho người sử dụng. Việc ra mắt Ngân hàng thuần số TNEX đã ghi dấu bước tiến tiên phong của MSB trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.
Ông Trần Anh Tuấn – Chủ tịch Ngân hàng MSB (đứng giữa), ông Nguyễn Hoàng Linh – Tổng giám đốc MSB (ngoài cùng bên trái) và ông Bryan Carroll – Tổng giám đốc TNEX (ngoài cùng bên phải) cùng “chạm” mở TNEX
Ngân hàng thuần số thời đại 4.0 TNEX không có chi nhánh, không có phòng giao dịch và là một trong những ngân hàng đầu tiên cho phép bạn mở tài khoản hoàn toàn trực tuyến thông qua ứng dụng TNEX trên điện thoại thông minh với công nghệ định danh điện tử e-KYC* tiên tiến nhất. Thay vì tốn công sức di chuyển, xếp hàng tại các phòng giao dịch truyền thống, giờ bạn chỉ cần 2 bước xác thực đơn giản trong chưa đầy 1 phút. Bước 1 là xác thực giấy tờ tùy thân, ứng dụng sẽ tự động nhận diện các thông tin trên CMND/CCCD của bạn; bước 2 là xác thực khuôn mặt, bạn chỉ cần chụp các góc mặt theo yêu cầu. Toàn bộ thông tin của khách hàng sẽ được bảo mật khi giao dịch với TNEX, đồng thời việc đăng kí tài khoản online cũng giúp bạn tránh được những rủi ro bị giả mạo giấy tờ khi giao dịch trực tiếp.
Video đang HOT
Khách hàng còn có thể thực hiện giao dịch ngân hàng cần thiết trên ứng dụng như chuyển khoản, nhận tiền ngay sau khi đăng kí thành công. Ngân hàng số TNEX đảm bảo “miễn phí” với 5 không trọn đời: Không phí chuyển khoản, Không phí rút tiền, Không phí thường niên, Không phí quản lý tài khoản và Không chi phí ẩn. Bên cạnh đó, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ vật lý, hãy đăng kí nhận thẻ và điền địa chỉ ngay trong ứng dụng.
Tổng giám đốc TNEX, ông Bryan Carroll cho biết: TNEX quan tâm đến những giá trị trọn đời dành cho khách hàng thay vì lợi nhuận. TNEX sở hữu nền tảng dành cho khách hàng và chủ cửa hàng. Cụ thể, TNEX-Consumer là ứng dụng mang đến cho khách hàng một thế giới ngập tràn các ưu đãi nhắm trúng những nhu cầu thường nhật của họ như ẩm thực hay giải trí. Trong khi đó TNEX-Merchant lại cho phép các chủ tiệm, cửa hàng đăng tải hàng loạt ưu đãi trực tuyến, nhắm đúng vào nhóm khách hàng có nhu cầu.
Tiện ích nổi trội và khác biệt so với những ngân hàng số thông thường khác mà TNEX đem lại đó chính là khách hàng có thể mua sắm, sử dụng dịch vụ ăn uống tại các đại lý liên kết (Merchant) trong hệ thống và thanh toán bằng QR code – phương thức không tiếp xúc hiện đại và an toàn. Ngoài ra, TNEX cung cấp phương thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và cả tiện ích trò chuyện, nhắn tin với bạn bè. Với các tiểu thương nhỏ, TNEX mang đến cơ hội tiếp cận tới hàng triệu khách hàng mới và thay đổi cách thức bán hàng truyền thống.
Khách hàng trải nghiệm ứng dụng TNEX tại sự kiện ra mắt
Có thể nói, TNEX là một Ngân hàng thuần số, xây dựng dựa trên nền tảng là mô hình vận hành và kinh doanh số. Chính điều này cho phép TNEX tạo ra và cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp hơn các ngân hàng truyền thống tới gần 97%.
Trong tương lai, với năng lực về công nghệ và dữ liệu hiện đại, MSB với Ngân hàng thuần số TNEX sẽ tiếp tục lắng nghe, phản hồi và hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Ngân hàng số (Digital Bank) là hình thức số hóa mọi hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Với Ngân hàng số, khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến và không cần phải đến chi nhánh ngân hàng, giảm thiểu tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời, tính năng của Ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi, khách hàng hoàn toàn được chủ động.
* e-KYC (Electronic know your customer) là thuật ngữ mô tả phương thức định danh khách hàng điện tử. Giải pháp e-KYC giúp đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ, tạo thuận lợi cho khách hàng, được các ngân hàng ở nhiều quốc gia áp dụng.
Sôi động cuộc đua ngân hàng số
Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt ngân hàng đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số, nâng cấp app thành siêu ứng dụng. Có thể nói, chưa bao giờ cuộc cạnh tranh số hóa giữa các ngân hàng lại mạnh mẽ như hiện nay và dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới.
Khách hàng giao dịch ứng dụng công nghệ số tại BIDV.
Vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam liên tiếp đón nhận hai sự kiện lớn là Vietcombank ra mắt dịch vụ Ngân hàng số VCB Digibank, BIDV phát động chiến dịch chuyển đổi số. Cùng với đó, hàng loạt các ngân hàng cũng phát triển thêm và ra mắt dịch vụ tiện ích trên ứng dụng. VCB Digibank ra đời trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng. Còn BIDV iBank cho phép DN có thể quản lý dòng tiền tập trung hiệu quả, dễ dàng quản lý các khoản doanh thu qua hệ thống tài khoản định danh; nâng kết nối trực tiếp với hệ thống kế toán/ERP. Đồng thời thực hiện các giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế; báo cáo thống kê tài khoản tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh, các đơn vị chấp nhận thẻ... Trước đó, tháng 7 vừa qua, Viet Capital Bank triển khai tiện ích mở tài khoản thanh toán thông qua ứng dụng Mobile Banking và khách hàng không phải đến trực tiếp trụ sở ngân hàng để định danh mà vẫn sử dụng hầu hết các giao dịch tài chính trọng yếu...
Nhiều ngân hàng hiện đang xem ngân hàng số là trọng tâm phát triển, vì thế, cạnh tranh số hóa ngày càng gay gắt. Chẳng hạn, OCB đã ra mắt ngân hàng số OCB OMNI, TPBank ra mắt ứng dụng LiveBank, VPBank ra mắt ngân hàng số Yolo sau mô hình Timo, Techcombank chú trọng phát triển trải nghiệm của khách hàng trên ngân hàng trực tuyến, NamA Bank ứng dụng công nghệ robot vào giao dịch nhằm tăng trải nghiệm của người dùng.
Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như: Áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... Người dùng app có thể gửi tiết kiệm, chuyển khoản, thanh toán, đặt khách sạn, mua vé máy bay, vé xe, vé tàu hỏa, vé xem phim, mua thẻ cào điện thoại, thanh toán cho vay tiêu dùng...
Áp lực thay đổi, không thể chậm chân
Chia sẻ với báo chí, Tổng Giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, mỗi năm TPBank dành khoảng 25 - 30% ngân sách cho công nghệ. Nhưng thành quả có được không chỉ ở câu chuyện "đầu tư bao nhiêu tiền", mà quan trọng là việc tiếp cận công nghệ nguồn đã được triển khai từ rất sớm và liên tục, cùng với chiến lược về nhân sự, tạo lập quy trình, kinh nghiệm. Còn theo Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Long, trong thời gian tới, thông qua hệ thống BIDV iBank, ngân hàng sẽ cung cấp các giải pháp quản trị tài chính tích hợp với hệ thống ERP của DN với phương thức như Host-to-host/Firm Banking/Ngân hàng mở (Open API); tự động hóa các thao tác xử lý; tăng cường bảo mật trong giao dịch; xác thực số e-KYC; ứng dụng công nghệ Scraping, blockchain trong các giao dịch tài trợ thương mại... Hay như HDBank cho biết, số hóa là giải pháp trọng tâm để đạt các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2020 - 2030 của ngân hàng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, sự nỗ lực gia tăng ứng dụng số hóa của các ngân hàng không chỉ nhằm hưởng ứng, đồng hành với chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ và NHNN, mà còn là đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ số hóa của khách hàng trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhất là khi dịch Covid-19 đã làm thay đổi nhận thức và tư duy của nhiều khách hàng đối với việc giao dịch trên nền tảng số.
Khảo sát được công bố gần đây của các công ty thanh toán quốc tế cho thấy, thói quen thanh toán của người tiêu dùng đã thay đổi sau dịch Covid-19. Vì vậy, việc chuyển đổi số của các ngân hàng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Số hóa mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho ngân hàng mà cả khách hàng, nhất là tiết kiệm chi phí, bao gồm cả thời gian và tiền bạc. Trong cuộc đua số hóa này, bên cạnh ra mắt các sản phẩm, dịch vụ số, ngân hàng nào xây dựng hệ sinh thái, mạng lưới số tốt sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn các đối thủ.
Chuyên gia của Công ty tư vấn quốc tế Ernst & Young (EY) mới đây khuyến nghị, các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh số hóa để cạnh tranh quyết liệt với công ty công nghệ tài chính (fintech), ví điện tử sắp tới là Mobile Money và ngay giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên, phát triển ngân hàng số phải làm sao vừa tận dụng được những công nghệ mới, đáp ứng được kỳ vọng cao của người tiêu dùng, vừa phòng chống nguy cơ tấn công mạng từ các đối tượng xấu, rủi ro cho ngân hàng và khách hàng.
Xu hướng ngân hàng số trên smartphone Ngân hàng số (Digital Banking) được dự báo là xu thế phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam, khi nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân ngày càng lan tỏa. Ngân hàng trên smartphone được đánh giá là tiện lợi và an toàn cho người dùng Theo báo cáo Fintech (tài chính công nghệ) và Ngân hàng số...