Ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp không dám vay?
Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng bởi đại dịch, doanh nghiệp không nhìn thấy cầu nên không có nhu cầu vay vốn.
Tại buổi họp báo hoạt động ngân hàng 5 tháng đầu năm 2020, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đến cuối tháng 5/2020, tín dụng tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp xa con số 5,74% cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm.
Trong khi đó, từ đầu tháng 6, bốn “ông lớn” ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước là VietinBank, Agribank, Vietcombank, BIDV đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
Cụ thể, VietinBank điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,1 – 0,45 điểm % so với tháng 5/2020. Agribank cũng điều chỉnh giảm lãi suất tất cả các kỳ hạn trong khoảng từ 0,1 – 0,45%/năm. Biểu lãi suất tiết kiệm của ngân hàng này nằm trong khoảng 4% – 6,5%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng.
Tương tự, Vietcombank cũng điều chỉnh giảm 0,25%/năm lãi suất tại kỳ hạn 3 tháng còn 4,25%/năm, giảm 0,1%/năm lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4%/năm…
Theo xu hướng này, các ngân hàng thương mại tầm trung cũng đua nhau giảm lãi suất huy động. Trong đó, Ngân hàng TMCP Bản Việt giảm nhẹ lãi suất huy động tiền đồng 0,05 – 0,1%/năm; Techcombank giảm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng 0,1%/năm, còn 5,2%/năm…
Dự báo, thời gian tới, các ngân hàng thương mại có thể giảm tiếp từ 0,1 – 0,3% lãi suất các kỳ hạn.
Những thông tin trên cho thấy các ngân hàng thương mại đang dồi dào nguồn tiền và mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, nhưng nhu cầu vay mới chưa nhiều.
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải vật lộn với đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề, doanh nghiệp không nhìn thấy cầu nên không dám bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
Ngân hàng thừa tiền nhưng doanh nghiệp không muốn vay. Ảnh minh họa
“Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sẽ còn ở mức thấp trong nhiều tháng nữa, ít nhất là đến khi dịch bệnh trên thế giới đi qua, Việt Nam giao dịch, thông thương bình thường trở lại với thế giới.
Còn bây giờ, doanh nghiệp đi vay biết để làm gì? Không ai dám mạo hiểm đi vay tiền mở cửa hàng, mở rộng sản xuất, kinh doanh lúc này. Một loạt các ngành nghề như du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, dầu khí… vẫn đang vật lộn với suy thoái”, ông Sơn nói.
Với phân khúc khách hàng cá nhân, dịch bệnh khiến người dân thiếu việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm sút, khiến mọi người phải thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu vay tiêu dùng. Bởi vậy, tín dụng chắc chắn sẽ còn tăng trưởng thấp.
Một vấn đề được vị chuyên gia lưu ý, đó là khi không tìm được khách vay, nguy cơ cho vay dễ dãi, đổ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro rất dễ xảy ra.
“Tín dụng đã bơm ra dễ dãi thì người ta cũng sẽ đầu tư dễ dãi. Đặc biệt, người vay sẽ tìm cách đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro, thậm chí cố tình tạo ra các nhu cầu giả tạo để tạo ra thị trường đầu cơ hòng kiếm lời, khi ấy rất nguy hiểm”, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn cảnh báo.
Bởi vậy, ông đề nghị cần có NHNN phải có chính sách điều chỉnh, trong đó không cần đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
“Mục tiêu của nền kinh tế là phải cố gắng đạt được tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng trưởng tín dụng là để phục vụ mục tiêu đó.
Giả sử nền kinh tế đạt mức tăng trưởng GDP 5% trong bối cảnh năm nay xảy ra đại dịch Covid-19 thì khi đó, tăng trưởng tín dụng thấp bao nhiêu không quan trọng. Còn nếu tăng trưởng GDP 5% mà tăng trưởng tín dụng lên tới mười mấy phầm trăm tức là bộ máy nền kinh tế có vấn đề mà cứ cố bơm tiền ra, gây hỗn loạn cho nền kinh tế, dẫn tới lạm phát, nợ xấu trong tương lai thì rất nguy hiểm”, vị chuyên gia chỉ rõ.
Trong khi đó, đánh giá một cách tổng thể, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, không phải ngân hàng quá chặt chẽ trong việc cho vay, từ cho vay tiêu dùng tới cho vay sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại nhiều năm qua đó là lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn quá cao.
“Rất nhiều nước áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi bằng 0, cả ngắn hạn, dài hạn, thậm chí âm (gửi tiền vào ngân hàng còn mất phí), nhưng Việt Nam, dù gửi ngắn hạn hay dài hạn đều từ 4 đến hơn 7%/năm. Đương nhiên khi lãi suất huy động cao thì lãi suất cho vay cũng cao , hiện vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn. Với mức lãi suất này, tốc độ phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng”, ông Nguyễn Hoàng Hải chỉ ra thực tế.
Do đó, Phó Chủ tịch VAFI đề nghị Chính phủ, NHNN cần có một đề án trong đó đưa ra các hệ thống giải pháp để giảm lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp.
“Tại sao chúng ta không thể giảm mạnh lãi suất? Ở các nước sử dụng tổng hợp các chính sách về thuế, chính sách hạn chế dòng vốn đổ vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như casino, xổ số, bất động sản…, hướng vào sản xuất, chống đô la hóa, đảm bảo đồng nội tệ mạnh lên. Quan trọng là ngân hàng Trung ương các nước phương Tây rất năng động, chủ động đối phó Covid-19 và khủng hoảng kinh tế, đặt biệt họ hoạt động rất mạnh trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn ít đổi mới”, ông Nguyễn Hoàng Hải nhận xét.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/6: Giảm cả liên ngân hàng và huy động
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã giảm xuống còn 0,37%, mức chốt tuần trước là 0,43%, thấp hơn 0,06%.
Lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi đều giảm. Ảnh minh hoạ.
Tuần đầu tháng 6, hệ thống ngân hàng đã bơm ra 25.000 tỷ đồng qua thị trường mở, thông qua tín phiếu đáo hạn. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không thực hiện giao dịch mới nào.
Thanh khoản trên thị trường dồi dào khiến lãi suất tiếp tục giảm nhẹ trên kênh liên ngân hàng và lãi suất huy động.
Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng qua đêm ngày 8/6 đã giảm 0,06% xuống mức 0,37% so với cuối tuần trước.
Trước đó, nhóm 4 ngân hàng thương mại (NHTM) lớn là Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank đã giảm lãi suất tiền gửi 0,2% so với trước đó, đưa mức lãi suất huy động cả nhóm về ngang bằng nhau là 6%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng.
Dự báo, các NHTM khác cũng sẽ giảm tiếp từ 0,1 - 0,3% lãi suất các kỳ hạn. Hiện tại, lãi suất tiền gửi trong ngân hàng ở mức 3,5 - 4,25%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 4,9 - 6,9%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; kỳ hạn 12 - 13 tháng có lãi suất từ 6 - 7,6%/năm.
Phân tích của một số chuyên gia, lãi suất liên ngân hàng và trên thị trường 1 (lãi suất huy động) đều giảm, điều này cho thấy các NHTM đang dồi dào nguồn tiền.
Trong khi đó, đến cuối tháng 5 dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng 1,96% so với cuối năm 2019, tăng 1,42% so với cuối tháng 4. Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng cuối tháng 5 đã tốt lên, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của cùng kỳ năm trước từ 5,8 - 7%.
Kỳ vọng của các NHTM, đợt giảm lãi suất huy động này cũng sẽ là cơ sở để các đơn vị điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong những tháng tới nhằm tăng mạnh dư nợ tín dụng, kích thích kinh tế tăng trưởng.
Lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng giảm mạnh Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng TMCP lớn đã giảm 0,6-0,75%/năm với kỳ hạn dưới 12 tháng (về mức 4-5,5%/năm) và giảm từ 0,65-1%/năm ở các kỳ hạn 12, 13 tháng (về mức 5,7-6,2%/năm). Theo báo cáo thị trường tiền tệ của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư - Công ty Chứng khoán...