Ngân hàng Thế giới nhận định kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại
Ngày 5/5, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, Ngân hàng Thế giới vừa công bố Bản tin câp nhât tinh hinh kinh tê vi mô Viêt Nam thang 5/2020.
Theo đó, Ngân hàng Thế giới nhận định, điểm sáng là kinh tế Việt Nam có thể sẽ khởi sắc trở lại sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 23/4.
Sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần may và dịch vụ Hưng Long (Mỹ Hào, Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19
Sau khi cầm cự khá tốt trong quý I năm 2020 với mức tăng trưởng GDP ước đạt 3,8%, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm do tình trạng cách ly xã hội toàn quốc trong tháng 4. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) trong tháng 4 giảm 13,3% so với tháng 3, tương đương 10,5% (so cùng kỳ năm trước), là mức giảm lớn nhất từ trước đến nay. Doanh số bán lẻ cũng giảm đáng kể (giảm 9,6% so cùng kỳ năm trước) do người tiêu dùng gặp phải nhiều xáo trộn và hạn chế đi lại (kể cả khi có dấu hiệu chuyển dịch sang thương mại điện tử). Vận tải hành khách và hàng hóa giảm lần lượt 27,5% và 7,2%.
Theo Tổng cục Thống kê, việc làm ở các ngành chế tạo và chế biến chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 1,2 triệu việc làm bị ảnh hưởng trong quý 1; tiếp theo là 1,1 triệu việc làm trong các ngành bán buôn và bán lẻ, 740.000 trong các ngành lưu trú. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tăng 4,7% (so cùng kỳ năm trước) trong giai đoạn tháng 1-4, so với tốc độ tăng trưởng 6,5% cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chỉ tăng 1,5% so với 4,4% trong cùng kỳ năm trước. Mặc dù chưa có ước tính chính thức, nhưng cán cân thu nhập và thương mại dịch vụ gần như chắc chắn là suy giảm mạnh do Việt Nam gần như dừng đón khách du lịch nước ngoài (lượng khách giảm 98% trong tháng 4/2020 so với năm trước) và dự kiến kiều hối cũng giảm mạnh.
Trong bốn tháng đầu năm 2020, cam kết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,3 tỷ USD, giảm 15,5% so cùng kỳ năm trước. Điều đáng ngạc nhiên là giá trị vốn FDI cam kết quay đầu bật lại trong tháng 4, tăng 81% so với tháng 3/2020 và 62% so với tháng 4/2019.
Kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc trở lại
Tăng trưởng tín dụng đảo chiều tăng lên trong tháng 3 sau khi chững lại trong 2 tháng đầu năm 2020. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết tăng trưởng tín dụng cuối tháng 3 là 1,3% so với đầu năm – tương đương mức tăng khoảng 11% so cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện gói các biện pháp hỗ trợ từ đầu tháng 3 nhằm cho phép các ngân hàng tái cơ cấu vốn vay và giảm lãi suất cho người vay. Ngân hàng Nhà nước cũng cân nhắc hỗ trợ tăng thanh khoản cho một số ngân hàng thương mại thông qua việc nâng hạn mức tín dụng, cho phép những ngân hàng này tăng các khoản vay cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính.
Video đang HOT
Tình hình thực hiện ngân sách trong quý đầu năm 2020 là giảm thu và tăng chi, được dự báo cũng là xu hướng cho những tháng còn lại trong năm. Theo Bộ Tài chính, ước thực hiện thu ngân sách trong quý đầu năm 2020 chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này phản ánh hiệu quả thu tốt hơn trong hai tháng đầu trước khi hoạt động kinh tế bị chững lại và kết quả thực hiện giãn nộp thuế có hiệu lực đầy đủ trong tháng 4. Trong quý I, tổng chi tăng 8,7% (so cùng kỳ năm trước), cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 5% trong giai đoạn này. Mức tăng này được lý giải là do Chính phủ mong muốn đẩy mạnh triển khai các dự án hạ tầng quan trọng.
Tổ chức Fitch Ratings (Fitch), là một trong 3 tổ chức xếp hạng thống kê hàng đầu thế giới đã điều chỉnh triển vọng của Việt Nam từ mức tích cực sang mức ổn định và giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB. Triển vọng được sửa đổi cho thấy tác động leo thang của đại dịch COVID-19 với nền kinh tế Việt Nam trong các lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, cũng như sức cầu trong nước yếu đi. Xếp hạng của Fitch khẳng định viễn cảnh tăng trưởng mạnh mẽ trong trung hạn của Việt Nam dựa trên nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, mức nợ chính phủ thấp và khu vực kinh tế đối ngoại có khả năng chống chịu, bao gồm cả dự trữ ngoại hối ở mức khá lớn.
VCCI: Cần hỗ trợ doanh nghiệp như ứng phó với dịch COVID-19
Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương từ hệ quả của đại dịch, thậm chí là khủng hoảng về tài chính và hậu quả kinh tế nếu không có sự hỗ trợ kịp thời.
Ra Tết, các đơn hàng xuất đi của Công ty phát triển Nông nghiệp và Tư vấn môi trường-Dace tăng mạnh. Nhưng khi COVID-19 'hoành hành' ở châu Âu và Mỹ, Công ty ngay lập tức gặp khó khăn với lượng hàng tồn kho lên đến 30%-40%. (Ảnh CTV/Vietnam )
Diễn biến đại dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp và bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu, khiến cho kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, kinh tế trong nước cũng bị tác động ảnh hưởng không nhỏ và báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 tăng trưởng 3,82% là mức thấp nhất trong một thập kỷ qua.
Các chuyên gia kinh tế nhận định trong bối cảnh này, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương từ hệ quả của đại dịch, thậm chí kéo theo đó khủng hoảng về tài chính và hậu quả kinh tế nếu không có sự hỗ trợ kịp thời.
Khó khăn ngắn hạn
Theo tính toán từ các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc, dự báo tăng trưởng GDP quý 2 vào khoảng 2%, thậm chí là suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia này cũng để ngỏ sự kỳ vọng mức tăng trưởng sẽ phục hồi trong quý 3 của năm.
Ông Nguyễn Bích Lâm-Tổng cục trưởng Tổng cụ Thống kê, cũng cho biết cơ quan này đã xây dựng hai kịch bản về khả năng dịch COVID-19 kéo dài tới hết quý 2 hoặc hết quý 3 song tăng trưởng GDP cả năm vẫn được dự báo trên 5%.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh ở Việt Nam không quá nghiêm trọng, tại thời điểm hết tháng Ba, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ là 4,9% trong năm 2020, giảm 1,6 điểm so với trước lúc đại dịch bùng nổ. Song báo cáo này cũng cùng quan điểm lạc quan với dự báo tăng trưởng năm 2021 có thể tăng vọt trở lại tới 7,5%, sau đó ổn định ở mức 6,5% vào năm 2022.
Thận trọng hơn, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố báo cáo "Triển vọng phát triển châu Á-ADO 2020" dựa trên tính toán các tác động từ cú sốc ban đầu của dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nguồn cung của Việt Nam cũng như những tác động làm giảm mạnh về cầu tại các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư chính của Việt Nam. Các chuyên gia của ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 giảm xuống mức 4,8%. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia đánh giá nền tảng của kinh tế Việt Nam vẫn duy trì nếu đại dịch được khống chế trong quý 2 và mức tăng trưởng kỳ vọng đạt 6,8% trong năm 2021.
Công ty chế biến thủy sản Vạn Phần xuất sang thị trường Nhật đầu mùa dịch bệnh. Tuy nhiên từ ngày 1/4, Công ty đã cho công nhân nghỉ việc và tạm dừng sản xuất. (Ảnh CTV/Vietnam )
Cần hỗ trợ các doanh nghiệp dễ tổn thương
Các chuyên gia kinh tế có chung nhận định, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương từ hệ quả của đại dịch, thậm chí kéo theo đó khủng hoảng về tài chính và hậu quả kinh tế.
Nhóm các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế Quốc thực hiện khảo sát 500 doanh nghiệp về tác động của dịch COVID-19 và kết quả cho thấy 93,9% doanh nghiệp nhìn nhận dịch bệnh đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, 44,7% doanh nghiệp cho biết đã cắt giảm quy mô sản xuất, kinh doanh; 65,5% đơn vị thắt chặt chi phí thường xuyên; 35,3% cắt giảm lao động; 34% giảm lương nhân công và 34,5% doanh nghiệp đã cho lao động nghỉ việc không lương.
Đáng lưu ý, trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát có đến 34,7% các doanh nghiệp đã lựa chọn "ngủ đông" qua thời kỳ khó khăn và chỉ có 15,1% doanh nghiệp chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh cho phù hợp bối cảnh mới.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WBViệt Nam cho rằng Chính phủ cần khẩn trương triển khai các hoạt động hỗ trợ, đặc biệt cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đồng thời tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh để thúc đẩy khu vực này phát triển và minh bạch hơn.
Mặc dù, trái cây tại đồng bằng sông Cửu Long đang mùa thu hoạch song Công ty Đại Thuận Thiên đã phải dừng thu mua nông sản của người dân do khó khăn trong vận chuyển hàng ra miền Bắc. (Ảnh CTV/Vietnam )
Cụ thể hơn, ông Nguyễn Bích Lâm đề xuất chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 trong việc tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tận dụng khai thác thị trường trong nước, cải cách sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nội nhu của nền kinh tế với gần 100 triệu dân.
"Tiêu dùng trong dân mạnh và ổn định là yếu tố quan trọng giúp cho tăng trưởng GDP của nền kinh tế nên cần có chính sách đưa hàng hóa Việt Nam thay thế dần hàng nhập khẩu. Do đó, phải chú trọng nâng cao tính phù hợp và tiện ích của hệ thống bán lẻ, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa. Thực hiện hiệu quả chương trình 'Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam' đồng thời vận động người dân ưu tiên dùng hàng trong nước, ủng hộ doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn khó khăn," ông Lâm nhấn mạnh.
Đại diện cho khối doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc cho hay VCCI đang tiếp tục triển khai khảo sát trên diện rộng các doanh nghiệp để đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của đại dịch tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là vấn đề việc làm của người lao động.
Trước đó, VCCI cũng đã kiến nghị với Chính phủ về 12 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn từ dịch bệnh COVID-19; trong đó đề xuất thực hiện gói kích cầu để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp và bảo đảm tiêu dùng cho người dân. Mặt khác, VCCI cũng đề nghị bổ sung quy định về hộ kinh doanh trong luật doanh nghiệp để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích đồng thời thúc đẩy phát huy hết tiềm năng và đóng góp của hộ kinh doanh vào nền kinh tế, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và bình đẳng.
Thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, như giãn, hoãn và giảm thuế, phí, giảm lãi suất và nới lỏng các điều kiện tín dụng, đẩy mạnh cải cách hành chính...
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tiếp tục quyết liệt, kiên trì phấn đấu không để nền kinh tế bị "đổ gãy." Để đạt mức tăng trưởng cần thiết đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Chính phủ định hướng đẩy mạnh các công cụ kinh tế cần áp dụng như kích thích tài khóa thông qua giảm, giãn thuế, phí và giảm chi tiêu công... Thủ tướng cũng yêu cầu nhất quán quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị VND, thị trường ngoại hối...
Tuy nhiên, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng việc triển khai các giải pháp này còn chậm và cho biết VCCI sẽ tiếp tục kiến nghị cũng như thúc đẩy thực thi với mong muốn các giải pháp đối với doanh nghiệp cũng được triển khai quyết liệt và khẩn trương như các giải pháp đối phó với đại dịch COVID-19./.
Hạnh Nguyễn
WB chỉ ra doanh nghiệp Việt Nam còn gặp khó trong tiếp cận vốn ngân hàng Doanh nghiêp Viêt Nam chỉ thỏa mãn được 30% nhu câu đâu tư bằng tín dụng ngân hàng, con sô này quá thâp so với tỷ lê 50% tại Malaysia. Kinh tế Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2019 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8%, nợ công giảm gần 8% GDP so với năm 2016 và...