Ngân hàng Thế giới bầu ông David Malpass làm tân Chủ tịch
Ngày 5/4, Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhất trí phê chuẩn ông David Malpass làm Chủ tịch tiếp theo của WB.
Chủ tịch tiếp theo của World Bank. Ảnh: Financial Times
Trong tuyên bố ra cùng ngày, WB cho biết ông David Malpass được Ban giám đốc WB lựa chọn sau một quá trình chỉ định, giới thiệu “công khai và minh bạch” từ tất cả các nước thành viên WB.
Song trên thực tế, ông David Malpass – quan chức cấp cao thuộc Bộ Tài chính Mỹ – là ứng cử viên duy nhất được đề cử cho vị trí chủ tịch ngân hàng này.
Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày trước thềm Hội nghị mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từ ngày 12-14/4 tới tại Washington.
Video đang HOT
Chủ tịch WB Jim Yong Kim bất ngờ từ chức hôm 1/2, khi còn chưa hết nửa đầu của nhiệm kỳ thứ 2 kéo dài 5 năm, được cho là bước đi mở ra cơ hội cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử nhân vật thích hợp vào vị trí lãnh đạo WB.
Ông Malpass, 62 tuổi, là một nhà ngoại giao kỳ cựu phụ trách các vấn đề quốc tế trong Bộ Tài chính Mỹ. Ông Malpass, vị Chủ tịch thứ 13 của Ngân hàng Thế giới, luôn thẳng thừng phê phán các thể chế tài chính quốc tế và các hoạt động cho vay của những thể chế này.
Kể từ khi được thành lập sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, WB luôn do người Mỹ lãnh đạo trong khi các lãnh đạo của IMF luôn là người châu Âu. Trong vài năm trở lại đây, các nền kinh tế mới nổi bắt đầu có dấu hiệu phản kháng trước “luật bất thành văn” này.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Động thái tích cực của Triều Tiên sau khi ông Trump bất ngờ rút lệnh trừng phạt
Các quan chức của Triều Tiên đã trở lại văn phòng liên lạc chung ở biên giới với Hàn Quốc vào hôm nay sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ rút toàn bộ nhân viên.
Đây được cho là động thái tích cực của Triều Tiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.
Văn phòng liên lạc chung Hàn - Triều ở Kaesong (Ảnh: New York Times)
Hãng tin Yonhap dẫn lời một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, sáng nay 25/3, 4 trong tổng số 5 quan chức của Triều Tiên đã quay trở lại làm việc tại văn phòng liên lạc chung với Triều Tiên ở thành phố biên giới Kaesong và họp với các đồng nghiệp Hàn Quốc.
"Các quan chức Triều Tiên nói rằng, họ trở lại văn phòng theo lịch làm việc thông thường. Theo đó, các đại diện hai bên ở văn phòng liên lạc đã tiến hành họp vào buổi sáng và lên kế hoạch vận hành văn phòng như bình thường", quan chức giấu tên trên cho biết.
"Họ (các quan chức Triều Tiên) nói rằng Triều Tiên vẫn giữ cam kết với văn phòng liên lạc chung để thực hiện các dự án theo tuyên bố Triều Tiên - Hàn Quốc", quan chức này cho biết thêm khi đề cập đến tuyên bố chung liên Triều đạt được sau hội nghị thượng đỉnh năm ngoái giữa Tổng thống Moon Jae-in và Chủ tịch Kim Jong-un.
Tuy nhiên, quan chức này chưa thể khẳng định văn phòng liên lạc chung Triều Tiên - Hàn Quốc có thể vận hành đầy đủ như trước kia khi số quan chức Triều Tiên trở lại làm việc vẫn chưa đầy đủ.
Các quan chức Triều Tiên trở lại làm việc tại văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc đúng 3 ngày sau khi bất ngờ rút toàn bộ nhân viên khỏi đây, vài giờ sau thông báo áp lệnh trừng phạt của Mỹ lên Bình Nhưỡng. Các chuyên gia cho rằng, động thái đó của Bình Nhưỡng dường như nhằm gây sức ép để Seoul hành động hơn nữa trong việc thuyết phục Washington giảm bớt những yêu cầu trong đàm phán giải trừ hạt nhân.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 21/3 thông báo áp lệnh trừng phạt nhằm vào hai doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn với Triều Tiên. Tuy nhiên, chưa đầy một ngày sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trên Twitter rằng, ông sẽ rút lại các lệnh trừng phạt quy mô lớn với Triều Tiên vì ông "yêu mến" Chủ tịch Kim Jong-un và rằng các lệnh trừng phạt là không cần thiết.
Bình luận của ông Trump gây khá nhiều bối rối bởi ông không đề cập rõ đó liệu có phải là các lệnh trừng phạt mà Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố hay không.
Hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa ông Trump và ông Kim hôm 27-28/2 tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được bất cứ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào. Lý do được đưa ra là bất đồng về lệnh trừng phạt. Tổng thống Trump nói ông không chấp nhận đề nghị dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt Triều Tiên, trong khi Triều Tiên nói chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần.
Theo DNVN
Mỹ trừng phạt hai công ty Trung Quốc bị nghi giúp Triều Tiên Đây là lệnh trừng phạt đầu tiên liên quan đến Triều Tiên được Mỹ đưa ra sau cuộc gặp thượng đỉnh hồi tháng 2 tại Hà Nội... Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại thượng đỉnh Hà Nội - Ảnh: USA Today. Chính phủ Mỹ ngày 21/3 áp biện pháp trừng phạt lên hai công...