Ngân hàng thanh lý bếp từ, lò vi sóng, tủ lạnh
Ngoài những tài sản thường được thế chấp để vay vốn là bất động sản, ôtô, nhiều loại máy móc, thiết bị và sản phẩm cũng đang được các ngân hàng rao bán để xử lý nợ.
Thời gian qua, một loạt ngân hàng thương mại liên tục đăng tải thông tin đấu giá tài sản bảo đảm để xử lý, thu hồi nợ. Ngoài những tài sản truyền thống thường được thế chấp để vay vốn là bất động sản, ôtô, nhiều loại máy móc, thiết bị, sản phẩm kinh doanh cũng xuất hiện trong danh mục thanh lý của nhiều ngân hàng.
Trong tuần này, BIDV sẽ đấu giá tài sản của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Dệt may Thúy Đạt tại Nam Định gồm một máy hấp, một máy chụp phim, 40 xe đẩy khăn, một dàn lô sấy với giá khởi điểm 5,8 tỷ đồng vào ngày 8/5.
Cũng trong ngày 8/5, Vietinbank dự kiến đấu giá gần 90 ha vườn cây cao su và khu nhà điều hành, các công trình phụ trợ xây dựng liên quan tại tỉnh Kon Tum với giá khởi điểm 8,7 tỷ đồng để xử lý nợ.
Cùng thời gian trên, Vietcombank cũng tổ chức đấu giá hệ thống dây chuyền sàng đậu gồm băng tải hàng hóa, hệ thống thiết bị chế biến, xử lý bụi, khung lưới sàng, máy nén khí, máy phân loại trọng lượng và thiết bị phụ trợ tại Hưng Yên ngày 8/5 với giá từ 1,5 tỷ đồng.
Bếp từ thương hiệu Fagor. Ảnh minh họa: Pinterest.
Video đang HOT
Trong tháng này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank đang rao bán 6 bất động sản và hàng chục máy móc thiết bị ngành giấy tại Long An. Giá khởi điểm của nhóm tài sản này là 138 tỷ đồng.
Tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ( PG Bank), một tàu chở hàng rời 13 năm tuổi đang được rao bán với giá từ 11,7 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam ( PVcomBank) đang tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá lô thiết bị gia dụng gồm bếp điện từ, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh nhãn hiệu Fagor, Brandt, De Dietrich của châu Âu được lưu giữ tại kho hàng ở quận 12, TP.HCM.
Giá khởi điểm cho lô h àng trong tình trạng đã hao mòn này là 18 tỷ đồng. Cuộc đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 14/5.
Song song đó, các ngân hàng cũng thông báo thanh lý hàng chục lô đất, nhà ở, ôtô du lịch dưới 9 chỗ ngồi phân khúc từ hạng A đến xe sang và cả xe tải, xe khách 29 chỗ nhằm xử lý nợ quá hạn.
Trong xu hướng khó khăn chung của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh khoản, phải tạm dừng hoạt động, giải thể. Điều này khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng tại các ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng thúc đẩy hoạt động xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Gửi tiết kiệm kì hạn 15 tháng ở ngân hàng nào để hưởng lãi suất cao nhất?
Lãi suất tiền gửi kì hạn 15 tháng cao nhất là 8,1%/năm, áp dụng tại ngân hàng VietBank.
Theo đó, mức lãi suất cao nhất ở kì hạn này là 8,1%/năm, áp dụng tại ngân hàng VietBank. Ngoài ra, ba ngân hàng có lãi suất huy động kì hạn 15 tháng cùng ở mức 8%/năm là Kienlongbank, Bac A Bank và Ngân hàng Quốc dân (NCB).
Techcombank là ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp nhất tại kì hạn 15 tháng từ 6,1%/năm đến 6,4%/năm tuỳ theo số tiền gửi, đứng ở cuối bảng.
Đối với kì hạn 12 tháng, các nhà băng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 8%/năm như Bac A Bank, PG Bank. Tiếp đó là PVcombank với lãi suất 7,99%/năm (gửi từ 500 tỷ đồng trở lên) và Ngân hàng Quốc dân (NCB) với 7,98%/năm, không yêu cầu về số tiền gửi.
Ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất kì hạn này hiện nay là Techcombank với 6,4%/năm áp dụng cho số tiền dưới 1 tỷ đồng, với số tiền gửi cao hơn lãi suất sẽ ở mức cao hơn từ 6,2% - 6,3%/năm.
Ảnh minh họa.
Đối với kì hạn 6 tháng, mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn này cao nhất hiện nay là 7,9%/năm, được áp dụng tại Ngân hàng Quốc dân (NCB). Bám đuổi sát nút ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao là lãi suất ở Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) với mức 7,7%/năm.
Đồng vị trí thứ 3 trong số các ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng cao nhất là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) và Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) với mức lãi suất 7,5%/năm. Đáng lưu ý, khách hàng gửi tiết kiệm qua kênh ngân hàng điện tử tại VietBank kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ được tặng thêm lãi suất 0,2%/năm, tức 7,7%/năm.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) xếp ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là từ 7,4 - 7,5%/năm tùy theo khách gửi tại quầy hay online (đối với tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên),...
Thấp hơn một chút là Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank). Ngân hàng này đang đưa ra mức lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 6 tháng tại quầy là 7,3%.
Trong khi đó, có một số ngân hàng thương mại đang áp dụng mức lãi suất từ 7% - 7,2% với tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 6 tháng ở Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) là 7,0, ở Ngân hàng Sài Gòn (SCB) là 7,1%.
Ở mức lãi suất từ 6% - 6,9% cho kỳ hạn gửi tiết kiệm 6 tháng có khá nhiều ngân hàng như: SHB (6,9%), Dong A Bank (6,9%), HDBank (6,8%), Ocean Bank (6,8%), Maritimebank (6,6%), TPBank (6,6%), ACB (6,6%), Sacombank (6,5%), MBBank (6,5%), Techcombank (6,3%), Lienvietpostbank (6,1%)...
Cũng ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất tiết kiệm từ 5,4% - 5,9% đang được một số nhà băng áp dụng là: SeaBank (5,8%), Eximbank (5,6%),...
Với các ngân hàng thương mại có tỷ lệ vốn của Nhà nước lớn vẫn giữ mức lãi suất khá thấp như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại có lãi suất huy động thấp nhất tại kỳ hạn này, đều ở mức 5,3%/năm.
Nam Dương
Theo vietq.vn
Dịch COVID-19: Ngân hàng chật vật phát mãi nợ xấu bất động sản Nhiều ngân hàng đua nhau phát mãi các dự án căn hộ, đất nền với giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng để thu hồi nợ, tuy nhiên không dễ tìm được người mua khi dịch COVID-19 kéo dài, việc bán bất động sản thế chấp gần như "đứng hình". Đua nhau rao bán nợ xấu bất động sản Ngân hàng Đầu...