Ngân hàng thành ‘con tin’ của doanh nghiệp: Có dễ dãi hơn?
Có ý kiến lo ngại, những doanh nghiệp lớn không có khả năng trả nợ có thể gây sức ép khiến ngân hàng phải ưu ái họ hơn…
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng đến 16/6 mới chỉ đạt 2,13%, chưa bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Riêng nhóm Big4 – 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, chỉ có Vietcombank tăng trưởng dương (tăng 3% đến thời điểm này).
Theo các chuyên gia, tăng trưởng tín dụng chậm là điều phải chấp nhận trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh Covid-19 khiến cầu vốn khách hàng khó tăng, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế giảm. Dù Việt Nam kiểm soát dịch rất tốt, nhưng dịch bệnh ở nước ngoài vẫn tác động tới các doanh nghiệp trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa biết vay vốn để làm gì.
Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới trong một lần trao đổi với Đất Việt bày tỏ lo ngại, khi ngân hàng khó tìm được khách vay, nguy cơ cho vay dễ dãi, đổ tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro rất dễ xảy ra.
“Tín dụng đã bơm ra dễ dãi thì người ta cũng sẽ đầu tư dễ dãi. Đặc biệt, người vay sẽ tìm cách đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro, thậm chí cố tình tạo ra các nhu cầu giả tạo để tạo ra thị trường đầu cơ hòng kiếm lời, khi ấy rất nguy hiểm”, ông Sơn cảnh báo.
Chia sẻ với lo ngại trên, chuyên gia kinh tế – PGS.TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, khi không tìm được khách hàng để cho vay, ngân hàng sẽ theo quyết định của họ để kinh doanh, nhưng cũng không vì thế mà đổ tín dụng vào những lĩnh vực quá rủi ro.
Tuy nhiên, ông cũng ghi nhận thực tế trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn không có khả năng trả nợ ngân hàng hoặc không có ý định trả ngay do khó khăn về nguồn tiền khiến ngân hàng trở thành “ con tin” hay “con nợ” của họ, từ đó có thể tạo áp lực, ép ngân hàng phải ưu ái doanh nghiệp hơn, như hạ lãi suất cho vay hay cơ cấu lại thời gian trả nợ.
“Trước tình hình đó, ngân hàng phải tự xử lý, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước”, PGS.TS Nguyễn Đức Thành nói.
Video đang HOT
Có tình trạng nhiều doanh nghiệp đã phát sinh nợ quá hạn vì kinh doanh thua lỗ không đủ điều kiện để các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn liên tục kiến nghị, tạo áp lực cho các tổ chức tín dụng.
Thể hiện một quan điểm khác, TS Nguyễn Thạc Hoát, Trưởng khoa Tài chính Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, nếu cho vay dễ dãi thì tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại đã không thấp như hiện nay.
“Nếu Ngân hàng Nhà nước không nới lỏng điều kiện cho vay thì không ngân hàng thương mại nào dám tự nới lỏng vì như vậy là phạm luật. Điều kiện cấp tín dụng, trong đó có điều kiện cho vay, được quy định bởi pháp luật và Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại phải tuân thủ, không thể vì tăng trưởng tín dụng thấp mà hạ chuẩn vay, thậm chí còn phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng để hạn chế nợ xấu”, TS Nguyễn Thạc Hoát nhận xét.
Với thực tế hiện nay, các chuyên gia đều cho rằng, khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% như đã đề ra. Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Ngân hàng Nhà nước có thể phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thạc Hoát cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng không phải là mục tiêu pháp lệnh và không bắt buộc, nó chỉ là mục tiêu điều hành của chính sách tiền tệ, được đưa ra trong môi trường bình thường – không có thiên tai, địch họa, dịch bệnh…
“Còn trong tình hình dịch bệnh hiện nay không bắt buộc phải tăng trưởng như vậy. Tuy nhiên, dù tăng trưởng tín dụng bao nhiêu % thì bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng không được nới lỏng điều kiện cấp tín dụng. Doanh nghiệp phải có dự án hiệu quả, có tài sản đảm bảo, có phương án vay vốn, trả nợ chắc chắn… thì ngân hàng mới cho vay được, đó là nguyên tắc”, TS Nguyễn Thạc Hoát nhấn mạnh.
Trước đó, nói về những khó khăn đang phải đối mặt, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi lên Thủ tướng cho biết, trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh thì ngân hàng cũng chịu hậu quả nặng nề khi doanh nghiệp không trả được nợ, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
Nhiều doanh nghiệp đã phát sinh nợ quá hạn vì kinh doanh thua lỗ xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan trước khi dịch bệnh xảy ra, không đủ điều kiện để ctinstoor chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 1/2020/NHNN-TT nhưng vẫn liên tục kiến nghị đến ngành ngân hàng, tạo áp lực cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Mặc dù các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi, nhưng do nhu cầu tín dụng của khách hàng sụt giảm nên tín dụng những tháng đầu năm 2020 có tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trước.
Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự linh hoạt trong bối cảnh “bình thường mới”, chưa có phương án chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả nên khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc thẩm định, quyết định cho vay mới.
Tại cuộc họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, định hướng những tháng cuối năm 2020 tổ chức đầu tháng 6/2020, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, chỉ tiêu tín dụng 14% được cơ quan này xây dựng trên cơ sở đánh giá các điều kiện kinh tế cuối năm 2019, khi chưa có dịch bệnh.
Tuy nhiên, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng chỉ là một chỉ tiêu trung gian, là chỉ tiêu định hướng. Đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước nhận thấy tăng trưởng tín dụng rất thấp do tác động của dịch bệnh, các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết những khoản nợ đến hạn chưa trả được, xin giãn hoãn, chưa có nhu cầu vay mới.
Do vậy, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng rất thấp, thậm chí âm, một số đề xuất điều chỉnh. “Chúng tôi đã giao các Vụ liên quan xem xét, phân tích, để nếu cần thiết sẽ điều chỉnh. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng trọng tâm nguồn vốn vào lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Nghịch lý doanh nghiệp "khát" vốn, ngân hàng lại thừa tiền
Nhiều doanh nghiệp muốn được vay vốn nhưng sức khỏe tài chính lại yếu kém, do đó, các ngân hàng rất thận trọng khi cho vay vốn để tránh nợ xấu...
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối tháng 5 vừa qua, tín dụng tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn nhiều so với con số 5,74% cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói, nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng âm, các ngân hàng mong muốn tìm được khách hàng để cho vay, nhưng nhu cầu vay mới chưa nhiều.
Ở chiều ngược lại, huy động vốn vẫn tăng trưởng cao hơn. Tính từ đầu năm đến ngày 20/5, số tiền huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của các ngân hàng ước đạt khoảng 162.700 tỷ đồng, bình quân đạt hơn 1.160 tỷ/ngày. Trong khi cho vay, chỉ đạt đạt khoảng 108.200 tỷ, tương đương 773 tỷ mỗi ngày. Tại nhiều địa phương, có hiện tượng dư thừa nguồn vốn, huy động nhiều hơn cho vay.
Nhiều doanh nghiệp khát vốn, nhưng ngân hàng lại dư thừa nguồn tiền. (Ảnh minh họa: KT)
Nguyên nhân của tình trạng này là do đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới việc làm, thất nghiệp gia tăng, thu nhập giảm sút, khiến người dân phải thắt chặt chi tiêu, giảm nhu cầu vay tiêu dùng.
Cùng với đó, một loạt các ngành nghề như: đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, giáo dục, nông - lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm...vẫn đang phải vật lộn với suy thoái.
Trên thế giới, nhiều quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam như: EU, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật... dịch bệnh vẫn bùng phát và diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu sang các thị trường này giảm mạnh. Do đó, dự báo nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sẽ còn chững lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, tín dụng sẽ còn tăng trưởng ở mức thấp trong thời gian tới.
Từ những thực tế trên, hiện nay đang tồn tại một nghịch lý, người dân và doanh nghiệp thì "khát" vốn trong khi ngân hàng lại thừa tiền. Bởi doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ trong bối cảnh hiện nay không hề dễ dàng. Để vay được vốn, doanh nghiệp phải có lịch sử tín dụng tốt, có dự án tốt, có tài sản đảm bảo và phải là khách hàng lâu năm.
Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Cấn Văn Lực, hậu đại dịch, kinh tế đất nước còn gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu hấp thụ tín dụng của doanh nghiệp vẫn còn rất yếu ớt. Mặc dù lãi suất cũng đã giảm tương đối mạnh so với những năm trước nhưng đến thời điểm hiện tại, tín dụng mới vẫn chỉ tăng trưởng ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái.
Hệ thống ngân hàng luôn luôn sẵn sàng vốn, thậm chí là thừa vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng đang muốn tìm khách hàng tốt, khách hàng có dự án kinh doanh khả thi để sẵn sàng cho vay vốn mà không cho vay được. Có những khách hàng "sức khỏe" quá yếu, khả năng vực dậy rất mong manh, do đó, ngân hàng cũng không thể hoặc không dám bỏ tiền cho vay vì rủi ro rất cao.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho hay, hiện, các ngân hàng rất thận trọng trong vấn đề cho vay vốn. Cách đây ít ngày, NHNN đã đưa ra thông cáo, các ngân hàng không thể hạ chuẩn tín dụng được, bởi tại thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp muốn được vay vốn nhưng sức khỏe tài chính lại yếu kém. Cho vay lúc này là nguy hiểm, trong tương lai có thể trở thành nợ xấu...
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng tăng trưởng thấp trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, các doanh nghiệp bị tác động nhiều nên nhu cầu vay vốn không lớn. Khó khăn của doanh nghiệp và người dân là dòng tiền nên ưu tiên hàng đầu của ngành ngân hàng là tái cơ cấu, giãn nợ... Với những doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn, các ngân hàng thương mại sẵn sàng đáp ứng.
Một trong những vấn đề được lãnh đạo NHNN và các ngân hàng thương mại đồng thuận là, dù vốn tín dụng đang thừa nhưng không hạ chuẩn cho vay. Yêu cầu hàng đầu, khách hàng phải đủ khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn hệ thống và tránh tăng nợ xấu. Dòng vốn cũng được hướng vào các lĩnh vực ưu tiên./.
Tín dụng tăng trưởng chậm Tính đến ngày 16-6, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng chỉ đạt 2,13% so với đầu năm 2020. Như vậy gần 6 tháng năm 2020, tăng trưởng tín dụng chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2019 (ở mức 5,7%), do ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19. Tín dụng phù hợp với tăng trưởng kinh tế Ông Nguyễn Quốc Hùng,...