Ngân hàng số: Mảnh ghép giúp hoàn thiện bản đồ tài chính thế giới
Ngân hàng số đang là phương thức giao dịch được giới trẻ trung lưu ở Anh nhắm đến ngày một nhiều bởi sự tiện lợi cũng như tính an toàn cao.
Ứng dụng Ngân hàng số Monese. Ảnh: Fin Tech futures
Trong đó, ứng dụng ngân hàng số Monese của nhà sáng lập Norris Koppel đã nổi lên như một “vị cứu tinh” của những đối tượng khách hàng lâu nay bị các “nhà băng” truyền thống phân biệt đối xử.
Đầu năm 2000, vị doanh nhân sinh ra ở Estonia là Norris Koppel đã đến Anh và phát hiện ra một lỗ hổng lớn trong hệ thống ngân hàng Anh.
Đó là tình trạng người nước ngoài mới chuyển đến Anh gặp khó khăn khi muốn mở tài khoản tại các ngân hàng truyền thống vì các lý do như thiếu thông tin về địa chỉ hoặc không có lịch sử tín dụng…
Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, trong bối cảnh lĩnh vực công nghệ tài chính (hay còn gọi là fintech) đã bùng nổ tại “xứ sở sương mù”, sự ra đời của các “ngân hàng mới” hoạt động dựa trên ứng dụng điện thoại di động như Revolut, Monzo và Starling đã mang lại nhiều thay đổi.
Trong đó, ứng dụng ngân hàng Monese của Koppel đến nay đã có mặt tại 31 quốc gia châu Âu và thu hút tới 2 triệu khách hàng chỉ sau 5 năm hoạt động.
Ông Koppel nói với hãng tin AFP: “Giới đầu tư tin tưởng vào các ứng dụng fintech và số tiền đầu tư được rót vào các ngân hàng số mới là thực sự rất đáng kể. Xu hướng này vẫn chưa chậm lại và năm 2019 chắc chắn đã là một đỉnh điểm. Hãy xem năm 2020 sẽ diễn ra như thế nào”.
Chuyên gia này nói tiếp: “Rõ ràng là hệ thống ngân hàng đang trải qua những thay đổi cơ bản .. và có một nhóm các ngân hàng số mới, bao gồm cả Monese, đang dẫn đầu làn sóng đó”.
Monese là một tổ chức tài chính điện tử cung cấp các dịch vụ ngân hàng – nhưng hiện tại chưa có dịch vụ tín dụng.
Theo nhà sáng lập Monese, sự ra đời của ngân hàng số này nhằm phục vụ những đối tượng khách hàng mới chuyển đến sinh sống tại một đất nước khác để bắt đầu một cuộc sống mới và tìm một công việc tốt hơn, hoặc họ cũng có thể đã nghỉ hưu, đi du học hoặc kết hôn ở một nơi khác”.
Ở Anh, khoảng 80% khách hàng của Monese là người nước ngoài có lương đổ trực tiếp vào tài khoản của họ.
Các ngân hàng như Monese chỉ hoạt động trực tuyến, thực hiện các bước kiểm tra để xác minh danh tính những người nộp đơn mới để từ đó loại trừ các hoạt động rửa tiền.
Ứng dụng ngân hàng này nhằm mục đích cạnh tranh với Revolut và Monzo, hiện có lần lượt 8 triệu và 3 triệu khách hàng trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Monese dự kiến sẽ có lợi nhuận vào năm 2021.
Monese hiện đang cung cấp việc làm cho khoảng 400 người trên toàn cầu, với rất nhiều khách hàng là các nhân viên làm việc trong nền kinh tế Gig ( kinh tế tạm thời) như Uber và dịch vụ giao hàng tận nơi Deliveryoo.
Các chuyên gia cho biết, lĩnh vực ngân hàng truyền thống của Anh, dù vẫn đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và một loạt vụ bê bối sau đó, đang chiếm thị phần mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng cá nhân.
Dù vậy, Andreas Kokkinis thuộc trường Đại học Warwick, người chuyên về luật doanh nghiệp và quy định tài chính, nói với AFP rằng fintech đang có được chỗ đứng.
Chuyên gia này phân tích: “6 ngân hàng lớn nhất nước Anh hiện chiếm 87% thị phần các tài khoản hiện tại, vì vậy 13% còn lại được chia cho các ngân hàng nhỏ hơn, các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng xây dựng xã hội”.
Cũng theo chuyên gia Kokkinis, “Nhóm ngân hàng lớn gồm HSBC, Barclays, Lloyds Banking Group, Royal Bank of Scotland Group và Santander UK đã và đang thống trị thị trường bán lẻ của Anh.
Tuy nhiên, các ngân hàng bán lẻ nhỏ lẻ, vốn hoạt động trực tuyến một cách độc lập và do đó cung cấp dịch vụ rẻ hơn, đang rất phổ biến đối với đối tượng khách hàng dưới 37 tuổi”.
Chuyên gia này nói thêm rằng nếu xu hướng trên vẫn tồn tại, “thị phần của các ngân hàng bán lẻ nhỏ lẽ sẽ tăng trưởng đáng kể trong tương lai gần” và thậm chí có thể dẫn đến những thương vụ mua bán, sáp nhập.
Khi ấy, “điều có nhiều khả năng xảy ra sẽ là các ngân hàng lớn thâu tóm lại những ngân hàng nhỏ lẻ đã thành công”.
Monese hiện đang tiến hành các cuộc đàm phán gây quỹ có thể mang lại cho ngân hàng này mức định giá hơn 1 tỷ bảng Anh (tương đương 1,3 tỷ USD hay 1,2 tỷ euro).
Video đang HOT
Monese đang kêu gọi khoản tài trợ bổ sung 100 triệu bảng từ các cổ đông mới và hiện có, bao gồm chuyên gia thanh toán trực tuyến của Mỹ Paypal và tập đoàn mẹ IAG của British Airways./.
Phương Nga (Theo AFP)
Chưa siết room ngoại đối với các trung gian thanh toán
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến không đưa tỷ lệ giới hạn sở hữu nhà đầu tư nước ngoài là 49% vào Dự thảo Nghị định số 101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này có nghĩa, cơ quan quản lý chưa vội siết room ngoại trong lĩnh vực này.
Cơ hội thu hút vốn ngoại sẽ rộng mở hơn đối với các tổ chức trung gian thanh toán khi không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.
Không hạn chế room để tăng sức hút vốn ngoại
Trước đó, Dự thảo Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung) đã nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cũng như cộng đồng Fintech.
NHNN đánh giá, trước sự phát triển của công nghệ và xu hướng hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động thanh toán, đòi hỏi các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt hiện hành cần tiếp tục được bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện.
Thực hiện theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản pháp luật, sau khi các chính sách dự kiến được đề cập trong bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 101 được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, NHNN đã chủ động xây dựng và gửi xin ý kiến rộng rãi đối với các nội dung của Dự thảo.
Theo đó, NHNN đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của hầu hết các bộ, ngành có liên quan, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán, các hiệp hội và tổ chức khác.
Trên cơ sở đó, NHNN đang tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo để trình Chính phủ trong tháng 6/2020.
Một trong những nội dung được quan tâm tại Dự thảo là quy định tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 49% chỉ áp dụng cho các hoạt động trung gian thanh toán (không phải tất cả các công ty Fintech).
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình, cũng có ý kiến cho rằng, trung gian thanh toán là loại hình dịch vụ mới dựa trên nền tảng ứng dụng thành tựu của công nghệ nên vốn ngoại đóng vai trò quan trọng, nếu hạn chế tỷ lệ sở hữu sẽ khó hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này nói riêng, Fintech nói chung.
Hiện nay, một số tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quy mô lớn đã được cấp phép và có tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vượt mức 49%, chẳng hạn 1Pay bán 90% cổ phần cho TrueMoney - một doanh nghiệp Thái Lan có cổ đông lớn là Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc); VNPT Epay bán 65% vốn cho 2 nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%); MOL Accessportal mua 50% vốn của Ngân Lượng; NTT Data mua 64% cổ phần Payoo...
Do đó, việc quy định giới hạn tỷ lệ vốn góp của khối ngoại có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp này.
Đánh giá tác động của việc giới hạn room ngoại trong hoạt động trung gian thanh toán, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) cho rằng, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư khu vực Đông Nam Á.
Với lĩnh vực Fintech, Việt Nam lâu nay không áp dụng giới hạn, nên nếu hạn chế room ngoại ở mức 49% như Dự thảo sẽ khiến việc việc tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ từ thế giới bị hạn chế, từ đó làm chậm quá trình phát triển của thị trường trung gian thanh toán...
Lãnh đạo nhiều tổ chức trung gian thanh toán chia sẻ, lĩnh vực thanh toán luôn đòi hỏi đầu tư và đổi mới về công nghệ.
Do đó, các công ty trung gian thanh toán rất khát vốn, nhất là nguồn vốn ngoại với lợi thế chi phí vốn rẻ và dồi dào.
Bởi chỉ khi có nhiều vốn, các công ty trung gian thanh toán mới có thể đáp ứng được xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu thanh toán tiện lợi của khách hàng.
Về phía NHNN, dựa trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ, toàn diện các vấn đề, các ý kiến đóng góp, cũng như tình hình thực tiễn, đại diện cơ quan này cho biết, sẽ chưa đưa tỷ lệ giới hạn (49%) vào Dự thảo.
Tính đến 14/11/2019, cả nước có 32 tổ chức không phải là ngân hàng được NHNN cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
Thực tế, hàng loạt ví điện tử đã bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực ngay khi được "ngỏ lời".
Với nguồn lực tài chính dồi dào và sự hỗ trợ từ đối tác là các định chế tài chính lớn như Warburg Pincus, Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE), đại diện MoMo cho biết, trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác, tăng điểm chấp nhận thanh toán và đầu tư vào nguồn nhân lực để tạo hệ sinh thái thanh toán hiện đại, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.
"MoMo hiện đang hợp tác với hơn 10.000 đối tác trong nhiều lĩnh lực như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, thanh toán dịch vụ tiện ích, giải trí... Vì thế, chiến lược phát triển của MoMo nói riêng, các Fintech nói chung, là tiếp tục thu hút vốn đầu tư", đại diện MoMo nói.
Cần khung pháp lý rõ ràng để hạn chế rủi ro
Theo thống kê của NHNN, số người có tài khoản ngân hàng hiện nay là 45,8 triệu người, chiếm 63% dân số.
Bên cạnh các công ty Fintech, các ngân hàng thương mại cũng tích cực đẩy mạnh hoạt động thanh toán trên nền tảng công nghệ mới khi đang có 24 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán QR code với 50.000 điểm chấp nhận thanh toán.
Ngoài ra, có 76 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 44 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua di động.
"Xu hướng phát triển hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán của các ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn, đòi hỏi ngân hàng phải có sự nhận thức sâu sắc về vấn đề này, nếu không muốn bị tụt hậu và mất thị phần, mất khách hàng trong tay đối thủ cũng là các đối tác như công ty Fintech, công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán", ông Nguyễn Văn Nguyện, đại diện NHNN Chi nhánh TP.HCM nhìn nhận.
Liên quan tới khung khổ pháp lý, ông Neil Van Heerden, Giám đốc Kinh doanh thương mại và quốc tế của TrueMoney cho biết, Fintech đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới, cũng như trong khu vực.
Nhưng tại Việt Nam, Fitech mới đang ở giai đoạn đầu phát triển nên rất cần thiết phải có khung pháp lý cụ thể, rõ ràng.
"Việt Nam đang hướng đến một xã hội phi tiền mặt thì không lý do gì không phát triển Fintech", ông Neil Van Heerden nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cũng cho rằng, với Fintech, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực này, cũng như việc đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt.
TS. Trần Hùng Sơn - Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng (Đại học Quốc gia TP.HCM), giảng viên Khoa tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế - Luật nhận định, với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng công nghệ tiến tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), dữ liệu lớn (Big Data) hay điện toán đám mây, Fintech đang thay đổi nhanh chóng hệ sinh thái của ngành tài chính và đổi mới tài chính hiện là xu hướng không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, các mô hình ứng dụng kinh doanh của Fintech rất đa dạng và ngày càng phức tạp hơn. Cùng với nâng cao hiệu quả hoạt động, nhưng mô hình này cũng mang lại bất trắc và rủi ro.
Theo đó, các vấn đề như rủi ro tài chính hay những quy định không phù hợp đã dần xuất hiện. Việc sử dụng Fintech lúc này không những không giúp giảm thiểu rủi ro vốn có trong hệ thống tài chính, mà còn có thể khuyếch đại hoặc tạo ra các hình thức rủi ro tài chính mới.
Thực tế cho thấy, số lượng doanh nghiệp Fintech tại Việt Nam đã tăng từ hơn 40 doanh nghiệp vào cuối năm 2016, lên khoảng 150 doanh nghiệp như hiện nay và hoạt động trong nhiều mảng khác nhau như thanh toán, gọi vốn cộng đồng, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS/mPOS, quản lý dữ liệu, cho vay, so sánh thông tin...
Mới đây, trước những hoạt động biến tướng và vi phạm pháp luật trong hoạt động cho vay của một số doanh nghiệp kinh doanh cho vay ngang hàng, NHNN đã khuyến cáo người dân và các tổ chức tín dụng nên thận trọng khi tham gia mô hình này.
"Trước thực tế này, đòi hỏi Việt Nam nhanh chóng xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho hoạt động của các Fintech nhằm bảo vệ nhà đầu tư, tính toàn vẹn của thị trường và đảm bảo ổn định tài chính", TS. Sơn nói.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Người dân mất đến 30 phút để thanh toán viện phí Thanh toán điện tử đang gặp nhiều rào cản phát triển, từ nhận thức đến sự phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ và sự đa dạng của dịch vụ được cung cấp. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt phải chiếm hơn 30% trên tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam....