Ngân hàng Sberbank của Nga rút khỏi thị trường châu Âu
Ngân hàng lớn nhất của Nga, Sberbank ngày 2/3 cho biết đã rút khỏi thị trường châu Âu trong bối cảnh chịu sức ép của các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt với Nga liên quan vấn đề Ukraine.
Trụ sở chính của chi nhánh châu Âu của Sberbank ở Vienna. Ảnh: ft.com
Thông báo của Sberbank nêu rõ: “Trong tình hình hiện nay, Sberbank quyết định rút khỏi thị trường châu Âu. Các chi nhánh của Sberbank ở châu Âu đang đối mặt với tình trạng dòng tiền rút ra bất thường và những mối đe dọa đối với an toàn của nhân viên và các chi nhánh”.
Sberbank cũng khẳng định các ngân hàng chi nhánh có đủ mức vốn và chất lượng tài sản, các khoản tiền gửi của khách hàng được đảm bảo và người gửi tiền có thể nhận lại tiền của họ.
Trước đó, cơ quan tài chính Áo đã cấm hoạt động thương mại đối với chi nhánh của Sberbank tại nước này. Ngân hàng quốc gia Séc cũng đã rút giấy phép của chi nhánh của Sberbank tại nước này.
Sberbank hoạt động tại 8 nước châu Âu gồm Áo, Bosnia và Herzegovina, Croatia, Séc, Hungary, Slovenia, Serbia và Đức.
Lạm phát khu vực Eurozone lên cao kỷ lục 5,8%
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 2/3, lạm phát Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 2 tăng lên mức cao kỷ lục 5,8%, chủ yếu do giá năng lượng tăng.
Đồng tiền xu và tiền giấy euro. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trước đó, lạm phát tháng 1 tại Eurozone là 5,1%. Lạm phát tăng cao kỷ lục được cho là do giá khí đốt và dầu mỏ tăng mạnh và thậm chí còn tăng cao hơn do xung đột ở miền Đông Ukraine tác động tới nguồn cung các mặt hàng này. Lần đầu tiên kể từ năm 2014, giá dầu thô Brent tăng lên 110 USD/thùng và sau đó vài giờ giá dầu WTI cũng tăng lên mức cao nhất từ năm 2013. Giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu cũng lên mức kỷ lục mới.
Lạm phát tăng trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt hà khắc với Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại lạm phát tăng mạnh có thể cản trở đà phục hồi kinh tế sau đại dịch tại EU.
Theo Eurostat, giá năng lượng tháng 2 tăng 31,7%, nhanh hơn mức 28,8% ghi nhận trong tháng 1/2022. Giá thực phẩm cũng tăng 4,1% trong tháng 2 so với mức 3,5% của tháng trước đó.
Các chuyên gia từ Capital economic dự báo lạm phát có thể lên mức 6% trong những tháng tới trước khi giảm xuống khoảng 4%, nhiều khả năng là vào cuối năm 2022. Mức này vẫn cao hơn gấp đôi mức 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu hướng tới. Các nhà phân tích cho rằng không chỉ giá năng lượng mà giá thực phẩm cũng sẽ tăng nhanh trong bối cảnh xung đột xảy ra tại Ukraine, nhà xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn dữ liệu của Sàn giao dịch London ICE cho biết giá khí đốt ở châu Âu ngày 2/3 đã phá kỷ lục được ghi nhận vào cuối tháng 12/2021, lên gần 2.230 USD/1.000 m3. Như vậy, giá khí đốt đã tăng 59,4%. Giá khí đốt giao tháng 4 tại Trung tâm TTF Hà Lan tăng lên 2.226 USD/1.000m3, hoặc 193,95 Euro/1 MWh.
Tương tự giá nhôm cũng tăng lên mức cao chưa từng có trong ngày 2/3. Giá nhôm đã tăng lên mức 3,552 USD/tấn trên sàn giao dịch kim loại London. Nga là nhà sản xuất nhôm lớn trên thế giới, loại vật liệu công nghiệp phổ biến được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau từ vỏ đồ uống đến bộ phận máy bay.
Giá khí đốt ở châu Âu phá kỷ lục Theo số liệu của Sàn giao dịch London ICE, giá khí đốt ở châu Âu trên sàn giao dịch này ngày 2/3 đã phá kỷ lục được ghi nhận vào cuối tháng 12/2021, lên gần 2.230 USD/1.000 m3, tăng 59,4%. Trạm tiếp nhận khí đốt PIG trong hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga ở Lubmin, Đức. Ảnh tư...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự
Có thể bạn quan tâm

Hoà Minzy lên tiếng khi được khuyên "chỉ nên làm nghệ thuật, chừa đường kinh doanh cho mẹ bỉm sữa"
Sao việt
20:07:51 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Vụ bắt ma túy ở Quảng Ninh: 'Vỏ bọc' của Bùi Đình Khánh qua lời kể hàng xóm
Pháp luật
19:14:46 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025
Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Mẹ biển - Tập 25: Hai Thơ sững sờ khi biết tin Đại còn sống
Phim việt
15:23:47 18/04/2025