Ngân hàng quý III: Nợ xấu có chiều hướng tăng
Lợi nhuận ngân hàng trong quý III vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn quý I (40,5% so với 57%) và nợ xấu cũng có chiều hướng tăng lên.
Lợi nhuận ngân hàng đang chậm lại. Ảnh: Quý Hòa
Lợi nhuận tăng chậm lại
Theo Báo cáo phân tích của Công ty Cổ Chứng Khoán Quốc tế Việt Nam, sau quý I “làm mưa làm gió” với lợi nhuận tăng đến 57% so với cùng kỳ thì từ quý II đến nay lợi nhuận chung của các ngân hàng đã chậm lại. Tính tổng lợi nhuận qúy III của các ngân hàng vẫn thấp hơn quý II một chút do có nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng trích lập dự phòng nợ xấu như trường hợp của VPB, BID hay STB. Dù đã giảm bớt nhưng lợi nhuận chung 9 tháng của 18 ngân hàng (tính thêm OCB sắp niêm yết) đạt 51.345 tỉ đồng, tăng 40,5% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng.
Các ngân hàng vẫn giữ tăng trưởng ấn tượng quý III năm nay có MBB đạt hơn 1.761 tỉ đồng – tổng cộng 4.759 tỉ đồng 9 tháng – tăng 50,7% so với cùng kỳ 2017. Một ngân hàng khác cũng giữ sự ổn định lợi nhuận qua từng quý là TCB với tổng lợi nhuận 9 tháng đạt trên 6.200 tỉ đồng – tăng gần 60% so với 9 tháng 2017.
Có tổng cộng 12 ngân hàng vào “Câu lạc bộ lợi nhuận ngàn tỉ” sau 9 tháng, trong đó có 3 gương mặt mới góp mặt trong năm nay gồm TPB, VIB và OCB. Cả 3 ngân hàng này chỉ có lợi nhuận từ 500 – 600 tỉ đồng 9 tháng 2017 và năm nay đã tăng tốc rất nhanh vượt qua một số gương mặt lớn khác STB, EIB.
So với cùng kỳ nguồn thu từ lãi thuần cho vay có giảm nhẹ về tỷ trọng từ 79,5% còn 76,8%. Việc hạn chế tăng trưởng tín dụng đã làm một số ngân hàng tăng trưởng chậm lại và gia tăng các nguồn thu khác. Một số ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động khác như VCB, ACB, MBB mà một phần đáng kể đến từ thu hồi nợ xấu.
Cơ cấu nguồn thu.
Một trong những nguồn thu quan trọng chiếm 10% thu nhập hoạt động ngân hàng là thu từ hoạt động dịch vụ. VCB và BID là hai ngân hàng dẫn đầu về nguồn thu này với trên 2.500 tỷ 9 tháng đầu năm.
Video đang HOT
Các ngân hàng VIB, TPB, HDB dù có nguồn thu từ dịch vụ không đáng kể nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh hơn 100% so với cùng kỳ. Các nguồn thu từ dịch vụ thanh toán, tiền mặt và bảo hiểm đang là mục tiêu gia tăng của các ngân hàng trong các năm sau. Nhiều ngân hàng đã đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ số.
Nguồn thu quan trọng trong năm đến từ việc hoàn nhập dự phòng nợ xấu. Ví dụ như MBB ghi nhận lãi từ hoạt động khác mà chủ yếu là từ các khoản nợ đã xử lý đến 882.4 tỉ đồng, tăng 52% với 9 tháng năm 2017. Chưa kể một phần nguồn thu khác có thêm từ mua bán cho thuê BĐS hơn 125 tỉ đồng.
Đối với ngân hàng, tỷ lện NIM từ 2% – 4% là phù hợp và được xem là tốt. Các ngân hàng nhỏ hay trong giai đoạn cơ cấu xử lý nợ xấu vẫn có tỉ lệ NIM thấp nhất trong hệ thống như EIB, STB, NVB, SHB. Trong nhóm này STB đang có sự tăng trưởng dần về NIM từ 2% cuối năm lên 2.3%.
Nhóm ngân hàng quốc doanh BID, CTG có NIM khoảng 2,5% trong đó BID sau 9 tháng đạt gần 2,8%. VCB tăng mạnh từ 2,4% cuối năm 2017 lên 3,1%. Trong khi đó MBB nổi bật với NIM lên đến 4,3% nhưng bù lại tỷ lệ nợ xấu có phần tăng lên.
Nổi bật nhất là 3 ngân hàng OCB, VIB, TPB khi NIM dưới 3% vào cuối 2017 đã có sự tăng tốc mạnh trong năm nay. OCB đã đạt NIM gần 4% nhờ thu nhập lãi thuần tăng gần 50% so với cùng kỳ.
Một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng không kém phần quan trọng chính là chỉ số ROE. Năm nay là năm đỉnh cao của việc tăng vốn cấp 1 thông qua các hình thức bán vốn cho nước ngoài như VCB, BID, hay trả cổ tức bằng cổ phiếu như ACB, TCB, VPB. Tổng vốn chủ sở hữu các nhà băng hiện tại lên mức 442 ngàn tỉỷ đồng, tăng 16,5% so với hồi đầu năm. Riêng Vốn điều lệ đã tăng 17% lên trên 291 ngàn tỷ đồng.
Nợ xấu gia tăng
Về trị tuyệt đối trên bảng báo cáo tài chính, nợ xấu của các ngân hàng tăng thêm gần 15 ngàn tỉ đồng so với đầu năm. Tương ứng với đó là các ngân hàng cũng gia tăng trích lập dự phòng cho vay đến hơn 20 ngàn tỉ đồng tương ứng tăng tỉ lệ trích lập đến 42%.
Những ngân hàng đã tất toán nợ xấu với VAMC như ACB, VCB hiện đứng đầu bảng với tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng 1,1%. Nhóm ngân hàng thương mại có nợ xấu tăng cao ngoài VPB có MBB, TCB, SHB. Trong báo cáo quốc hội gần đây nhất, thống đốc NHNN đã công bố con số tỷ lệ xấu chung của toàn ngành ngân hàng ở mức 2,13% giảm so với con số 2,5% hồi 2016. Một con số thống kê khác là từ khi nghị quyết 42 có hiệu lực thì toàn hệ thống xử lý thêm hơn 141 ngàn tỉ đồng nợ xấu.
Tăng/giảm nợ xấu các ngân hàng.
Hiện chỉ có 6 ngân hàng sạch nợ tại VAMC trong khi nhiều khoản nợ xấu khác đang đến thời điểm xử lý theo kế hoạch 5 năm. Tính tổng nợ xấu tại VAMC và nợ xấu nội bảng tại các ngân hàng thì tổng nợ xấu và nợ có nguy cơ lên đến gần 500 ngàn tỉ đồng – chiếm 6.6% tổng dư nợ tín dụng cả nước.
Vì vậy dù đã có những bước đầu xử lý nợ xấu khả quan nhưng tiến trình xử lý trong thời gian qua vẫn còn chậm và chưa có giải pháp xử lý những nợ xấu còn tồn động do VAMC chỉ là trung gian và không có khả năng mua bán nợ và thị trường mua bán nợ cũng chưa được hình thành. Vì vậy VAMC muốn xử lý nợ xấu vẫn phải thông qua bên chủ nợ là NH và con nợ để giải quyết.
Ở các ngân hàng niêm yết, điều dễ nhận thấy là các NH quốc doanh đứng đầu CTG, MBB, VCB, BID có tỷ lệ tăng trích lập dự phòng lớn nhất lên đến trên 40%. Cả 3 NH hàng đầu có tổng nợ xấu lên đến 4.000 tỉ đồng trong đó nợ nhóm 5 chiếm đến hơn 21.000 tỉ đồng.
Một trong những vấn đề lo ngại là những khoản nợ xấu có dấu hiệu trở lại hình thành từ bất động sản, xây dựng mà nổi bật nhất trong thời gian qua là các dự án BOT bị ngừng giải ngân do nghi ngờ sai phạm. Theo thống kê dù có xu hướng giảm nhưng tín dụng từ các khoản cho vay xây dựng BOT, BT tăng 6,6% so với cuối năm 2017 với khoảng 110 ngàn tỉ đồng.
Theo nhipcaudautu.vn
SCB: Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần 5,7 lần
Trong 9 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) phải trích lập dự phòng 2.528 tỷ đồng, tăng 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, phần thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng được "ém nhẹm" nên công chúng đầu tư không biết ngân hàng này có nợ xấu bao nhiêu, tăng hay giảm, chất lượng ra sao.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhiều khoản thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Đơn cử, thu nhập lãi thuần tăng 119% (đạt 3.468 tỷ đồng), kinh doanh ngoại hối tăng 1.758% (đạt 114 tỷ đồng), hoạt động khác tăng 1.387% (đạt 516 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước, tăng từ 441 tỷ đồng lên 2.528 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng "ém nhẹm" công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên công chúng đầu tư không biết nợ xấu ngân hàng đạt ở mức nào, tăng hay giảm, chất lượng tốt hay xấu!
SCB ém nhẹm thuyết minh báo cáo tài chính.
Trong 9 tháng đầu năm nay, lãi từ hoạt động chứng khoán đầu tư giảm 44,5%, giảm từ 569 tỷ đồng xuống còn 316 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chứng khoán đầu tư đã khiến ngân hàng tăng dự phòng rủi ro từ 3.507 tỷ đồng lên 5.277 tỷ đồng.
Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng mạnh nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng quá nhanh nên lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 10,6%, từ 141 tỷ đồng lên 156 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này là con số rất nhỏ khi đặt bên cạnh vốn điều lệ 14.312 tỷ đồng.
Do đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 109 đồng.
Mức này tiếp tục được duy trì thì đầu tư vào cổ phiếu SCB, nhà đầu tư mất trên 5 năm mới thu được cổ tức bằng lãi suất 1 năm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng. Trong 9 tháng đầu năm nay, hoạt động cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh 12,95%, đạt 301.009 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động huy động khách hàng chỉ tăng 7,46%, đạt 372.248 tỷ đồng.
Ngoài ra, phần thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng được "ém nhẹm" nên công chúng đầu tư không biết ngân hàng này có nợ xấu bao nhiêu, tăng hay giảm, chất lượng ra sao.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhiều khoản thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Đơn cử, thu nhập lãi thuần tăng 119% (đạt 3.468 tỷ đồng), kinh doanh ngoại hối tăng 1.758% (đạt 114 tỷ đồng), hoạt động khác tăng 1.387% (đạt 516 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 5,7 lần so với cùng kỳ năm trước, tăng từ 441 tỷ đồng lên 2.528 tỷ đồng.
Ngoài ra, ngân hàng "ém nhẹm" công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên công chúng đầu tư không biết nợ xấu ngân hàng đạt ở mức nào, tăng hay giảm, chất lượng tốt hay xấu!
Trong 9 tháng đầu năm nay, lãi từ hoạt động chứng khoán đầu tư giảm 44,5%, giảm từ 569 tỷ đồng xuống còn 316 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, hoạt động chứng khoán đầu tư đã khiến ngân hàng tăng dự phòng rủi ro từ 3.507 tỷ đồng lên 5.277 tỷ đồng.
Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng mạnh nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng quá nhanh nên lợi nhuận phân phối cho các cổ đông của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 10,6%, từ 141 tỷ đồng lên 156 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này là con số rất nhỏ khi đặt bên cạnh vốn điều lệ 14.312 tỷ đồng.
Do đó, chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 109 đồng.
Mức này tiếp tục được duy trì thì đầu tư vào cổ phiếu SCB, nhà đầu tư mất trên 5 năm mới thu được cổ tức bằng lãi suất 1 năm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 12 tháng. Trong 9 tháng đầu năm nay, hoạt động cho vay khách hàng tăng trưởng mạnh 12,95%, đạt 301.009 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động huy động khách hàng chỉ tăng 7,46%, đạt 372.248 tỷ đồng.
Đức Hoàng - An Nhiên
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Nợ xấu Maritime Bank tăng, lãi giảm hơn nửa Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank, mã chứng khoán MSB) cho thấy, nhà băng này chỉ đạt 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng đầu năm, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó, nợ xấu tăng 23,2%, riêng nợ có khả năng mất vốn...