Ngân hàng phải niêm yết công khai thông tin lãi suất
Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Tháng 6/2020, ông Nguyễn Văn Phú (Khánh Hòa) vay Ngân hàng Seabank – Chi nhánh Nha Trang 450 triệu đồng để mua xe ô tô, mục đích kinh doanh chạy dịch vụ. Mức lãi suất bằng lãi suất tiết kiệm 14 tháng lĩnh lãi cuối kỳ cộng biên độ 4,7%.
Do thời điểm vay đang cần gấp để có xe chạy dịch vụ nên ông chưa hiểu rõ về lãi suất. Ông đã đến Ngân hàng Seabank tìm hiểu thì được trả lời, lãi suất tiết kiệm 14 tháng lĩnh lãi cuối kỳ là 8,5%/năm theo quy định nội bộ của Ngân hàng.
Tuy nhiên, theo ông biết mức lãi suất tiết kiệm 14 tháng phải được niêm yết công khai, nhưng ông không thấy trên trang web hay thông báo tại văn phòng Seabank có niêm yết mức lãi suất này.
Ông Phú hỏi, mức lãi suất tiết kiệm là 8,5%/năm mà Ngân hàng đã trao đổi với ông đã đúng chưa? Việc không công khai rõ ràng mức lãi suất là đúng hay sai?
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Video đang HOT
Khoản 1 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng”.
Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền gửi tiết kiệm, quy định:
- Tổ chức tín dụng quy định lãi suất tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước về lãi suất trong từng thời kỳ (Khoản 1 Điều 9);
- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định (Khoản 1 Điều 6);
- Tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng về lãi suất tiền gửi tiết kiệm (Điểm a Khoản 1 Điều 21).
Theo đó, trường hợp Seabank có huy động tiền gửi tiết kiệm 14 tháng thì Seabank phải niêm yết công khai theo quy định.
'Nóng' cuộc đua xóa nợ tại VAMC
Từ đầu năm 2020 đến nay, cuộc đua "xóa" nợ tại VAMC đã bắt đầu sôi động khi nhiều ngân hàng liên tục công bố đã sạch nợ tại VAMC.
Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN.
Ông Đỗ Giang Nam - Phó Giám đốc Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), cho biết lũy kế mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt đến tháng 8/2020 tại VAMC đạt 329.007 tỷ đồng. Trong đó, mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt sau khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 có hiệu lực đạt 67.612 tỷ đồng, mua nợ theo giá trị thị trường từ 2017 đến 2020 đạt 8.341 tỷ đồng. Kể từ khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực đến 31/8/2020, thu hồi nợ ước đạt 94.370 tỷ đồng, gấp 1,5 lần tổng thu hồi nợ giai đoạn trước đó.
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 31/8/2020, VAMC đã thực hiện đấu giá thành công nhiều khoản nợ và tài sản đảm bảo với tổng số tiền trúng đấu giá 1.371 tỷ đồng.
Theo lộ trình đến hết năm 2019, các ngân hàng phải tất toán khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều ngân hàng chưa tất toán hết trái phiếu VAMC, nhất là những ngân hàng có khối lượng nợ xấu lớn sau khi thực hiện tái cơ cấu, sáp nhập.
Trước thực trạng trên, NHNN đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, cho phép các ngân hàng gia hạn thời hạn tất toán trái phiếu đặc biệt của VAMC tối đa lên đến 10 năm.
Tuy nhiên, Thông tư 08 chỉ áp dụng cho các ngân hàng đang tái cấu trúc theo đề án đã được phê duyệt hoặc gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành có thể dẫn đến lỗ trong năm tài chính. Vì thế, không phải ngân hàng nào muốn gia hạn cũng được.
Đến nay đã có một số ngân hàng sạch nợ xấu tại VAMC, như Agribank, SeaBank, VPBank, Vietcombank, Techcombank, MB, VIB, OCB, Nam A Bank, TPBank... Đặc biệt, Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam ( MSB ) vừa thông báo, tính đến ngày 30/9/2020, Ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành, và trở thành thành viên tiếp theo trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại VAMC.
Trong kế hoạch kinh doanh 2020, nhiều ngân hàng đề ra mục tiêu phải tất toán hết sạch nợ tại VAMC. Trong đó, Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020 theo định hướng tái cơ cấu ngân hàng của NHNN...
Eximbank đặt mục tiêu mua lại toàn bộ nợ đã bán cho VAMC trong năm 2020.
Để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, NHNN đã chỉ đạo VAMC tiếp tục tăng cường phối hợp với các TCTD rà soát, phân loại, đánh giá lại các khách hàng vay, tài sản bảo đảm và các khoản nợ đã mua để xác định các biện pháp xử lý, đồng thời tìm kiếm, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia mua, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Đặc biệt, NHNN chỉ đạo VAMC chủ động, tập trung mua, bán nợ xấu theo giá trị thị trường theo Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 - 2020 và hướng tới năm 2022 đã được NHNN phê duyệt, bảo đảm khách quan, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn vốn, tài sản của Nhà nước.
OCB được chấp thuận tăng vốn từ hơn 8.760 tỷ đồng lên gần 10.960 tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 7241/NHNN-TTGSNH về việc tăng mức vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). OCB được chấp thuận tăng vốn từ hơn 8.760 tỷ đồng lên gần 10.960 tỷ đồng. Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc OCB tăng vốn điều lệ từ hơn 8.760 tỷ đồng lên gần...