Ngân hàng nới cửa thu lãi lớn

Theo dõi VGT trên

Một cánh cửa từng bước, từng bước nới rộng, tạo khả năng tăng thu có thể gấp đôi so với giai đoạn trước…

Ngân hàng nới cửa thu lãi lớn - Hình 1

Ảnh minh họa.

Nửa đầu năm 2020 trôi qua, tỷ giá USD/VND gần như lặng sóng. Cũng như ở các kênh khác, thiếu hoặc ít sóng thường hạn chế mức độ lớn của khả năng sinh lời/rủi ro.

Nhưng, chính sự tĩnh lặng của tỷ giá USD/VND nửa đầu năm nay, cũng như cơ bản ổn định trong 2019, là môi trường để các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thêm cánh cửa tạo thu.

Cảnh cửa này có tên gọi “Kinh doanh ngoại hối”, được hậu thuẫn rõ rệt từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào năm qua và nửa đầu năm nay, dẫn thẳng vào cơ cấu thu nhập phi tín dụng.

Độ mở cảnh cửa càng rộng, khối lượng đi qua càng lớn, giá trị hơn là tạo cơ cấu thu bền vững thay vì tiềm ẩn rủi ro nợ xấu như thu từ tín dụng.

Trước hết, về lượng, nhu cầu và quy mô giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế ngày càng mở rộng. Đơn cử như, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 5 năm về trước vào khoảng 300 – 330 tỷ USD, thì đến nay mục tiêu đã nhắm tới 500 tỷ USD và hơn nữa…

Hoặc nhìn sang thặng dư ngoại tệ của nền kinh tế. Kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia liên tục vượt các mốc 50 – 60 – 70 – 80 tỷ USD những năm gần đây. Quy mô này đồng nghĩa với lượng bán lại, giao dịch qua các NHTM rồi kết dư về Ngân hàng Nhà nước.

Hay cụ thể hơn, báo cáo tài chính các NHTM cũng thể hiện rõ. Như tại Vietcombank hay BIDV, những thành viên nắm thị phần thanh toán quốc tế, cũng như có doanh số mua bán ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống, tốc độ gia tăng về lượng rất đáng chú ý các kỳ gần đây.

Video đang HOT

Như trong năm 2019, thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank tăng tới 49,2%; BIDV cũng tăng tới 44%. Nửa đầu 2020, tốc độ này tiếp tục thể hiện ở mức độ hai con số.

Như trên, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng rất mạnh trong bối cảnh tỷ giá ổn định và ít sóng. Chính sự ổn định của tỷ giá USD/VND đã và đang là môi trường thuận lợi.

Những ngày này, khi mà đồng USD trên thị trường quốc tế giảm tới 7-8% chỉ khoảng một tháng trở lại đây, tỷ giá USD/VND cũng có xu hướng giảm (theo hướng VND lên giá). Tuy nhiên, có một chốt chặn là mức giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết mua hàng ngày, tỷ giá khó xuyên qua.

Trong xu hướng đó, nguồn thu về chất qua cảnh cửa nói trên mở rộng thêm.

Thoạt tiên, trước xu hướng đi xuống của tỷ giá USD/VND, các NHTM thường rút sâu giá mua vào USD như giảm thiểu rủi ro giá xuống. Phản ứng này thể hiện rõ trong nhiều đợt tỷ giá lao dốc trước đây, mang tính thời điểm. Nhưng trong bối cảnh rất ổn định từ trong 2019 đến nay, việc rút sâu giá mua vào USD tạo chất lượng cho phần thu.

Cụ thể, trong cả chục năm qua, khi thị trường ổn định, chênh lệch giá mua vào so với bán ra USD của các NHTM chỉ trong khoảng 70 – 80 VND, tạo thu nhập lãi thuần.

Thế nhưng, trong khoảng một năm trở lại đây, chênh lệch trên bắt đầu doãng rộng.

Thời điểm này năm ngoái, chênh lệch giá mua bán USD của các NHTM nói chung phổ biến chỉ khoảng 100 – 120 VND (tùy thuộc giao dịch tiền mặt hay chuyển khoản). Nhưng nay, cánh cửa này đã mở rộng tới 170 – 220 VND tại nhiều thành viên.

Mức độ thay đổi trên đồng nghĩa thu chênh lệch trong mua bán ngoại tệ có thể gấp đôi so với những năm trước, góp phần quan trọng cho lợi nhuận các NHTM. Tất nhiên, chênh lệch thay đổi theo biến động của thị trường và tỷ giá, nhưng về cơ bản trong 2019 đến nửa đầu năm nay được nới rộng hẳn và giữ khá ổn định. Hoặc chênh lệch thấp hơn nếu bán về Ngân hàng Nhà nước, dù vậy hiện vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.

Trong lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, có những cấu phần khác nữa. Ngân hàng có thể lãi hoặc lỗ khi nắm hoặc lệch sóng trên liên ngân hàng, qua các nghiệp vụ phái sinh những thời điểm biến động… Nhưng mua bán ngoại tệ với thực tế chênh lệch trên đang là điểm đáng chú ý trong lợi nhuận các ngân hàng hiện nay.

Và sau năm 2019 thắng lợi, nửa đầu năm nay nhiều NHTM cùng tiếp tục báo lãi lớn ở khoản mục này với chênh lệch giá mua bán doãng rộng như vậy.

Từ chuyện không chia cổ tức, 'soi' chất lượng tín dụng của MSB

Nhìn kĩ bức tranh kinh doanh của ngân hàng MSB, nợ xấu vẫn đang là vấn đề khiến nhà băng này đau đầu. Liệu chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này có thực sự làm cổ đông hài lòng?

Mới đây, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (OTC: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm, ghi nhận lợi sau thuế đạt 224 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (61 tỷ đồng).

Tuy nhiên, các khoản chi phí của nhà băng này cũng "phình" lên sau 3 tháng. Cụ thể, chi phí hoạt động là 894 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 79 tỷ đồng; chi phí hoạt động dịch vụ hơn 75 tỷ đồng; chi phí lãi và các khỏn chi phí tương tự là hơn 1.518 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước...

Nhìn vào báo cáo tài chính của MSB, có thể thấy chất lượng tín dụng của nhà băng này không mấy khả quan, khi nợ xấu tăng. Cụ thể, tính tới 31/3/2020, tổng nợ phải trả của MSB là 139 tỷ đồng, gấp 9,3 lần vốn chủ sở hữu (hơn 15 tỷ đồng). Nợ đủ tiêu chuẩn hơn 62.965 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước; nợ cần chú ý là hơn 1.292 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn là 238 tỷ đồng; nợ nghi ngờ là 986 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 65.692 tỷ đồng. Các khoản nợ trên tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, khoản nợ ngắn hạn của MSB cũng cao, lên tới 31.356 tỷ đồng; nợ trung hạn hơn 15.768 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 18.566 tỷ đồng. Về chất lượng chứng khoán được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn là hơn 16.566 tỷ đồng.

Phần mục "nợ xấu" ngoại bảng tại VAMC của MSB cũng đang ghi nhận con số 1.533 tỷ đồng, trong đó trong đó đã trích lập dự phòng gần 333 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức 2,18% trên tổng dư nợ, so với mức 2,04% hồi đầu năm.

Chất lượng tài sản có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng cũng ghi nhận khoản nợ tiêu chuẩn hơn 5.001 tỷ đồng, nợ cần chú ý là hơn 1.699 tỷ đồng, nợ nghi ngờ hơn 215 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 222 tỷ đồng.

Với con số này liệu này, cổ đông có con niềm tin vào Chủ tịch Trần Anh Tuấn? Và kế hoạch đặt ra như lời ông Phó chủ tịch HĐQT trấn án các cổ đông đến quý III/2020 sẽ xử lý xong có thành hiện thưc?

Từ chuyện không chia cổ tức, 'soi' chất lượng tín dụng của MSB - Hình 1

Nợ xấu vẫn là bài toán cần phải giải quyết dứt điểm tại MSB

Chất lượng tín dụng của MSB còn thể hiện qua các khoản chi phí dự phòng tín dụng, rủi ro tín dụng. Cụ thể, chi phí dự phòng tủi ro tín dụng là hơn 79 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng âm 983 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh hơn 72 tỷ đồng; dự phòng rủi ro hơn 113 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư hơn 466 tỷ đồng

Tính tới 31/3/2020, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận âm hơn 353 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước.

Về chất lượng sử dụng nguồn tiền của MSB cũng gặp vấn đề, khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận khoản chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả là âm hơn 1.893 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ so với cùng kỳ; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ âm hơn 736 tỷ đồng; tiền thuế thu nhập thực nộp âm hơn 63 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTC âm hơn 1.096 tỷ đồng; khoản kinh doanh chứng khoán âm hơn 2.447 tỷ đồng...

Về lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, ghi nhận âm hơn 7.368 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 7 tỷ đồng... trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ vỏn vẹn 17.228 tỷ đồng ( giảm so với cùng kỳ).

Nhìn vào những con số "biết nói" trên, liệu cổ đông của MSB có thực sự hài lòng?

Chưa kể, mới đây MSB quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, một lần nữa khiến "người trong nhà" bức xúc. Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020, cổ đông MSB thắc mắc tại sao không dùng khoản lợi nhuận còn lại giá trị gần 900 tỷ của năm 2019 để chia cổ tức (tỷ lệ 5%), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, Ngân hàng sẽ không chia cổ tức khi chưa xử lý xong nợ xấu. Theo ông, MSB còn 900 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đến quý III/2020 sẽ xử lý xong.

Dù phía MSB đưa ra giải thích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu ngân hàng chưa xử lý hết nợ tại VAMC sẽ không được chia cổ tức, dù đó chỉ là nơi giữ nợ tạm thời.

Thế nhưng, câu trả lời trên vẫn chưa thỏa mãn được các cổ đông, những "người chủ" của ngân hàng liên tục phản ứng vì cho rằng "lợi ích của cổ đông thiểu số tại Maritime Bank không được đảm bảo".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

Thế giới

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

10 cách mặc chân váy đẹp đi dự đám cưới

Thời trang

06:34:01 17/11/2024
Ưu điểm của chân váy là sự nữ tính, chỉn chu, phù hợp với những dịp trang trọng. Ngoài ra, các set chân váy còn có độ trang nhã, không sợ lấn át cô dâu.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

Trường Huy lấy nước mắt Phương Dung, Ngọc Sơn khi hát về mẹ

Tv show

06:06:40 17/11/2024
Thể hiện ca khúc dành tặng đấng sinh thành, thí sinh Trường Huy khiến các giám khảo như Ngọc Sơn, Phương Dung nghẹn ngào trên ghế nóng.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.

Lộ nhan sắc thật vợ bầu của cầu thủ điển trai nhất nhì U23 Việt Nam, sắp "vỡ chum" nhưng vẫn làm điều đặc biệt cho chồng

Netizen

21:30:31 16/11/2024
Cựu cầu thủ U23 Việt Nam Huỳnh Tấn Sinh và vợ Phạm Nguyễn Bích Trâm đã có cái kết đẹp sau 3 năm hẹn hò. Cặp đôi đăng ký kết hôn và tổ chức lễ ăn hỏi vào tháng 11 năm 2023.