Ngân hàng nỗ lực hoàn thiện chuẩn quốc tế trong bối cảnh dịch COVID-19
Dịch bệnh COVID-19 hoành hành khiến các ngân hàng thương mại (NHTM) gặp nhiều khó khăn, thế nhưng không vì thế mà ảnh hưởng lộ trình áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế Basel II (Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng).
Khách hàng giao dịch tại VietinBank Kiên Giang. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Tính đến nay, có 20 khoảng NHTM đang triển khai Basel II, trong đó có 2 ngân hàng ngoại hoạt động tại Việt Nam, 5 ngân hàng nội đã công bố hoàn thành 3 trụ cột Basel II.
Các chuyên gia ngân hàng cho rằng, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn Basel II sẽ gia tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng, củng cố tiềm lực tài chính. Những ngân hàng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II sẽ tiếp tục được xem xét cấp thêm hạn mức tín dụng, giành được nhiều thị phần hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Linh – Quyền Tổng giám đốc MSB cho biết: MSB vừa hoàn thành quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP – trụ cột 2) theo các chuẩn mực của tiêu chuẩn quốc tế Basel II. Từ đó, ngân hàng có thể xác định được vốn mục tiêu đảm bảo bù đắp cho các rủi ro trọng yếu và phát triển bền vững kể cả trong tình huống có diễn biến bất lợi; đồng thời phân bổ vốn hiệu quả trong hoạt động kinh doanh – lợi nhuận mang lại tương ứng với mức độ rủi ro (RORWA). Trước đó, MSB đã hoàn thành trụ cột 1 là yếu tố vốn tối thiểu và trụ cột 3 là yếu tố công bố thông tin mà Ủy ban Basel phiên bản hai đưa ra cho các nền tài chính phát triển.
“Việc hoàn thành sớm cả 3 trụ cột Basel II là động lực để MSB tiếp tục hướng tới các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế cao hơn như Basel III. Điều này cũng giúp ngân hàng quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh một cách chủ động, minh bạch, an toàn và bền vững”, ông Nguyễn Hoàng Linh nói.
Video đang HOT
Để áp dụng Basel II là không hề dễ dàng, đòi hỏi các ngân hàng phải có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, trong đó mức độ an toàn vốn tối thiểu mới chỉ là một trụ cột của Basel II, hai trụ cột còn lại đòi hỏi các ngân hàng phải chuẩn hóa quy trình, phương pháp và công cụ đo lường rủi ro và tăng cường kỷ luật thị trường. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải lùi thời gian cho các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II đến trước ngày 1/1/2023 thay vì 1/1/2021.
Theo ông Hàn Ngọc Vũ – Tổng giám đốc VIB – ngân hàng đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II, sự khác biệt nằm ở yếu tố ngân hàng coi việc hoàn thành 3 trụ cột Basel II là một trong các đầu việc quan trọng nằm trong tầm nhìn dài hạn về quản trị rủi ro của ngân hàng. Trong các trụ cột chính của Basel II phải đảm bảo đi đều chứ không phải “chân thấp chân cao”, bởi khi kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trở lại bình thường nhu cầu vốn tín dụng tăng lên sẽ dẫn đến các thiếu hụt về vốn trong các ngân hàng.
Còn ông Lê Đức Thọ – Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, ngân hàng đã đáp ứng toàn diện các yêu cầu của chuẩn mực Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt tăng vốn, VietinBank sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực Basel II. Về vấn đề tăng vốn, Chính phủ cũng đã có chủ trương, theo đó VietinBank được phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hai năm 2017 và 2018 để tăng vốn. Dự kiến, Vietcombank và VietinBank sẽ được tăng vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng.
Không chỉ về vốn, các lãnh đạo ngân hàng còn chia sẻ: Hệ thống ngân hàng áp dụng Basel II còn được đặc biệt quan tâm là tính minh bạch của thông tin. Theo đó, dữ liệu thông tin của ngân hàng phải rất chuẩn xác và được tích luỹ trong nhiều năm. Đó là cơ sở để xác định tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, rủi ro đối với từng nhóm khách hàng để xây dựng được khẩu vị rủi ro tương lai. Dữ liệu cũng đòi hỏi phải được phân loại dưới những chỉ tiêu thống nhất và rõ ràng.
USD "hạ nhiệt", sức ép tỷ giá sẽ vơi bớt?
Trong thời gian qua, USD sụt giảm trên thị trường quốc tế, khiến cho tỷ giá trung tâm và tỷ giá thị trường đã giảm trở lại...
Tỷ giá USD/VND đang có xu hướng giảm nhẹ trở lại
Áp lực nhẹ bớt
Tỷ giá trung tâm tăng liên tục trong tuần trước, thậm chí tăng khá mạnh tới 11 đồng trong phiên cuối tuần và khép lại tuần qua ở mức 23.272 đồng/USD, mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, diễn biến lại hoàn toàn trái ngược trong tuần này. Sau khi giữ nguyên ở mức 23.272 đồng/USD trong phiên đầu tuần, tỷ giá trung tâm liên tục được điều chỉnh giảm trở lại trong hai phiên gần đây. Cụ thể trong phiên ngày 28/4, tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng xuống còn 23.262 đồng/USD và giảm tiếp 5 đồng trong phiên ngày 29/4 xuống còn 23.257 đồng/USD.
Giá mua- bán USD của các ngân hàng cũng lên/xuống theo cùng nhịp với tỷ giá trung tâm. Theo đó, giá mua - bán USD của các ngân hàng cũng quay đầu giảm trở lại trong tuần này. Hiện giá mua vào đồng bạc xanh của các nhà băng phổ biến trong khoảng 23.340 - 23.350 đồng/USD, trong khi giá bán ra phổ biến trong khoảng 23.520 - 23.530 đồng/USD.
Sở dĩ áp lực tỷ giá trong nước đã giảm bớt do USD đã giảm từ mức trên 100 điểm xuống tới 99 điểm vì các nhà đầu tư lo ngại Mỹ đã tung ra các gói kích thích kinh tế lên tới gần 3.000 tỷ USD, cộng với các gói nới lỏng định lượng (QE) của FED sẽ làm tăng áp lực lạm phát của quốc gia này. Hơn nữa, các số liệu kinh tế Mỹ được công bố thời gian qua đều ở mức kém khả quan, đặc biệt là số liệu về doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, dịch vụ đều giảm mạnh...Đáng chú ý GDP quý 1 giảm tới 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng 102 đồng/USD, tương đương tăng 0,44%. Trong khi đó, giá mua vào USD của các ngân hàng tăng khoảng 310 đồng/USD, tương đương tăng 1,34%, còn giá bán ra tăng khoảng 300 đồng, tương đương tăng 1,3%.
Áp lực vẫn còn lớn
Theo các chuyên gia, áp lực đối với tỷ giá vẫn còn lớn. Bởi vì, chỉ số đồng USD vẫn đang giao dịch gần sát ngưỡng 100 điểm, mức cao nhất trong vòng ít nhất 3 năm trở lại đây. Mặc dù FED đã cắt giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, song vẫn chưa thấm vào đâu so với nhiều NHTW lớn khác như ECB, BoJ..., nên lãi suất đồng USD vẫn còn cao hơn so với lãi suất cơ bản đồng EUR, JPY... Đó là một trong những lực đỡ quan trọng cho USD.
Quan trọng hơn, sự suy giảm của USD chỉ là tạm thời bởi chừng nào chưa có vacxin đặc trị COVID-19, chừng đó dịch bệnh này vẫn chưa được khống chế hoàn toàn trên bình diện toàn cầu. Điều đó có nghĩa nhu cầu USD vẫn còn rất lớn khi mà giới đầu tư vẫn xem đây là tài sản an toàn trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu. "USD mạnh vì nền kinh tế Mỹ và vì mọi người muốn giữ USD cũng như sự an toàn của USD", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Setven Mnuchin nhấn mạnh.
Nhiều tổ chức trong nước cũng có chung nhận định như vậy, nhất là khi nguồn cung ngoại tệ được dự báo sẽ không còn dồi dào như năm 2019. Công ty Chứng khoán KB đã điều chỉnh quan điểm tỷ giá của mình khi dự báo VND sẽ mất giá khoảng 2,5% trong năm 2020, thay vì kịch bản đi ngang như trong Báo cáo triển vọng 2020 được công bố hồi đầu năm. Nguyên nhân do cung - cầu ngoại tệ trong thị trường thay đổi theo chiều hướng thiếu hụt USD dưới tác động của dịch COVID-19.
Trong giai đoạn 2017 - 2019, nguồn cung ngoại tệ dồi dào, bao gồm thặng dư cán cân vãng lai và cán cân tài chính là yếu tố nền tảng giúp tỷ giá ổn định, VND không bị mất giá mạnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã tạo ra cú sốc cung và cầu trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, ước tính cán cân vãng lai sẽ chuyển sang thâm hụt khoảng 0,2% GDP trong năm 2020. Bên cạnh đó, kinh tế thế giới suy giảm sẽ khiến dòng tiền kiều hối và FDI tăng trưởng chậm hơn so với năm 2019. Trong khi nhu cầu về đồng USD tăng cao trong năm 2020, đặc biệt khi các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu nên có xu hướng rút vốn tại các thị trường cận biên, trong đó có Việt Nam.
Giá vàng SJC rớt mạnh, vẫn cao hơn giá thế giới Giá vàng trong nước dù giảm giá nhưng vẫn giữ được mốc 48 triệu đồng/lượng, cao hơn giá thế giới khoảng 200.000 đồng. Đà lao dốc mạnh khiến giá vàng thế giới tiếp tục ở mức thấp, dưới 1.700 USD/ounce. Trong khi giá vàng trong nước giảm chậm hơn khiến chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước thay đổi hoàn toàn so...