Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo giao dịch đáng ngờ dịp World Cup
NHNN yêu cầu các đơn vị cần rà soát hạn mức giao dịch của khách hàng, quy mô hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và báo cáo nếu có dấu hiệu đáng ngờ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp.
Để tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt trong thời gian diễn ra giải bóng đá thế giới World Cup 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khẩn trương nghiêm túc thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, ngăn ngừa hành vi sử dụng, lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp, nạp tiền, thanh toán cho các trò chơi điện tử không được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, hoạt động trung gian thanh toán, về công tác phòng, chống rửa tiền.
“Bên cạnh đó, chú trọng các biện pháp quản lý chặt chẽ việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử; có biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, xử lý triệt để các trường hợp: mạo danh, sử dụng giấy tờ giả khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê; mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu báo cáo giao dịch đáng ngờ dịp World Cup. Ảnh minh họa.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu rà soát các tiêu chí giám sát, các hạn mức giao dịch, cập nhật các dấu hiệu đáng ngờ trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán…, đảm bảo phù hợp với phân nhóm/phân loại tài khoản thanh toán, ví điện tử, phân nhóm/phân loại khách hàng/đơn vị chấp nhận thanh toán và phù hợp với quy mô hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả giám sát, phát hiện các giao dịch đáng ngờ, bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật.
Công văn cũng nêu rõ, các tổ chức phải kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan chức năng có liên quan trong việc ngăn ngừa, phát hiện, phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.
Cùng với đó, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật.
“Đưa ra những khuyến cáo, cảnh báo để khách hàng không thực hiện các hành vi bị cấm như: mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ ngân hàng….; sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá và các mục đích bất hợp pháp khác”, Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.
'Có vụ án lừa đảo, rửa tiền lên tới nhiều nghìn tỷ đồng'
Tại buổi thảo luận Hội trường của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) diễn ra sáng 1/11, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội (ĐBQH) Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho rằng: Cần đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật, để làm cơ sở, căn cứ pháp lý.
Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, Trung tướng, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung.
Theo ĐBQH Nguyễn Hải Trung, Công an thành phố Hà Nội đang điều tra vụ án với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền, số tiền ước tính có thể lên đến nhiều nghìn tỷ đồng. Đối tượng chủ mưu, tổ chức các hoạt động phạm tội này là người nước ngoài, thuê rất nhiều người nước khác, trong đó có người Việt Nam; trụ sở, địa điểm tổ chức thực hiện hành vi phạm tội là ở nước ngoài; công cụ, phương tiện, thiết bị phạm tội cũng ở nước ngoài.
"Phương thức phạm tội rất tinh vi. Sau khi nhận tiền của người bị hại, đối tượng lừa đảo đã chia nhỏ gửi qua nhiều tài khoản, sau đó gộp vào 1 tài khoản ảo, rồi rút ra tiền mặt. Tôi đề nghị cần phải đảm bảo tính chính danh khi đăng ký mở và sử dụng tài khoản", ĐBQH Nguyễn Hải Trung cho biết.
Qua thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và hoạt động phòng, chống rửa tiền nói riêng của Công an thành phố Hà Nội thời gian qua, theo Trung tướng, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Hải Trung, nổi lên là hoạt động liên quan đến sử dụng thông tin, giấy tờ giả để mở tài khoản hoặc thuê người khác mở tài khoản, sau đó bán lại tài khoản cho đối tượng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Mục đích nhằm che giấu thông tin về tài sản của cá nhân, tổ chức thực sự quản lý sở hữu tài sản, gây khó khăn, tránh né công tác phát hiện của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Ảnh: TTXVN
ĐBQH Nguyễn Hải Trunng nêu quan điểm: Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu nhận diện xác định rõ đối tượng tự quản lý, sử dụng tài khoản sẽ góp phần triệt tiêu được việc giả mạo thông tin tài khoản.
Do vậy, cần có cơ chế phối hợp đối chiếu thông tin chủ tài khoản ngân hàng, tài khoản trên nền tảng trung gian thanh toán, thậm chí nên đăng ký mở tài khoản với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phòng tránh các trường hợp sử dụng tài khoản giả; tổ chức cung cấp tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử giao dịch điện tử phải có đầy đủ đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện nhận diện và xác thực thông tin người dùng.
"Đưa hành vi mua bán tài khoản, sử dụng thông tin hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản vào diện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 dự thảo Luật này là để tạo cơ sở, căn cứ pháp lý, chế tài xử lý đối với hoạt động trên, từ đó tạo sự răn đe với các cá nhân và tổ chức khác. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm một điều luật quy định riêng về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đồng thời cần phải có cơ chế sớm hơn, nhanh hơn để trì hoãn giao dịch phong tỏa tài khoản đối với các giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu phạm tội", đại biểu Nguyễn Hải Trung đề xuất.
Phát biểu ý kiến về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho biết: Việc xác định tội phạm rửa tiền trong thực tế rất khó khăn. Theo Ngân hàng Thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 300 - 500 tỷ USD thu được từ hoạt động phạm tội rửa tiền. Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo cung cấp, đến nay Việt Nam đã xét xử 3 vụ án với tội danh rửa tiền theo Bộ luật Hình sự (BLHS).
"Báo cáo tổng kết cần phải đề cập rõ hơn bức tranh tổng thể hoạt động rửa tiền tại Việt Nam hiện ra sao, tiền thường được rửa dưới hình thức nào, quy mô ra sao, lĩnh vực nào là chính...? Đây là thông tin quan trọng để các ĐBQH thảo luận, xem xét, quyết định góp ý cho các quy định của dự thảo luật", Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị.
Về khái niệm rửa tiền, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP Hồ Chí Minh) nêu rõ: Nếu coi tội phạm rửa tiền là tội phạm hình sự, phải quy định trong BLHS, phải có nguyên tắc của pháp luật hình sự; không quy định trong BLHS thì không phải là tội phạm hình sự. Do đó đại biểu cho rằng cần thiết kế lại vấn đề này để tránh gây hiểu lầm.
Đối với định nghĩa về tài sản, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, trong thời đại công nghệ hiện nay, quy định như trong dự thảo luật vẫn thiếu, chưa đầy đủ. Theo đại biểu, hiện trong dự thảo luật chưa có khái niệm ảo, tiền ảo hoặc tài sản ảo, số hoá.. do đó cần phải quy định thêm tài sản ảo, tài sản số hoá và tài sản mã hoá, khi đó sẽ bao gồm được nhiều hình thức tiền và hình thức tài sản hiện nay đang bắt đầu sử dụng. Khái niệm và thực tiễn hiện nay rộng, nếu chỉ quy định như trong dự thảo luật sẽ không bao quát hết và sẽ khó áp dụng.
Phương Tây thắt chặt kiểm soát việc tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga Mỹ và EU đang tìm cách không để các quan chức và đại diện doanh nghiệp của Nga có cơ hội lách các lệnh trừng phạt. Tại cuộc gặp hồi tháng 7, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Ibrahim Raisi đã thảo luận về triển vọng hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh địa chính trị thay đổi. Ảnh:...