Ngân hàng Nhà nước và một năm ghi dấu ấn trong điều hành chính sách tiền tệ
Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam của SSI đã đánh giá cao việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2019.
Theo SSI, khác với xu hướng tăng khi bước vào mùa cao điểm, tỷ giá và lãi suất trong tháng cuối năm 2019 khá bình lặng. Tính riêng tháng 12/2019, tỷ giá giao dịch USD/VND giảm 30 đồng/USD trên ngân hàng, về mức 23.080/23.230; giảm 70 đồng/USD ở chiều mua vào, giảm 80 đồng/USD ở chiều bán ra trên thị trường tự do, về mức 23.170/23.180.
Lãi suất trên liên ngân hàng cũng liên tục giảm, chốt năm ở mức 1,83%/năm với kỳ hạn qua đêm (-210bps MoM) và 2.83%/năm với kỳ hạn 1 tuần (-116bps MoM) dù Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng 49,2 nghìn tỷ đồng trên liên ngân hàng. Dòng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước quay trở về hệ thống ngân hàng và các giao dịch bán ngoại tệ đã mang đến nguồn cung VND dồi dào cho các ngân hàng thương mại.
Ảnh minh hoạ.
Nhìn lại cả năm 2019, tỷ giá USD/VND chỉ có 1 đợt sóng duy nhất quanh tháng 5/2019 khi quan hệ thương mại Mỹ – Trung trở nên căng thẳng. Tỷ giá của ngân hàng thương mại đạt đỉnh 23.360/23.480, tăng khoảng 0.84-0.97% so với cuối năm 2018 tuy nhiên nhanh chóng hạ nhiệt trong vài tuần sau đó. Tỷ giá cả năm hầu như đi ngang và có chiều hướng giảm vào cuối năm. Tính chung cả năm, VND không những không giảm mà còn tăng giá so với USD là 0.16%.
Cán cân tổng thể của Việt Nam liên tục thặng dư, lũy kế 9 tháng đã thặng dư tới gần 14 tỷ USD – mức kỷ lục từ trước tới nay. Một lượng cung ngoại tệ lớn đã giúp Ngân hàng Nhà nước mua vào tới 20 tỷ USD trong năm 2019, nâng dự trữ ngoại hối lên trên 79 tỷ USD – gấp đôi so với cuối năm 2016. Kết quả đạt được ngoài nhân tố khách quan cũng không thể không kể đến vai trò điều phối của Ngân hàng Nhà nước.
Ngay từ đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã nâng mạnh tỷ giá mua vào từ 22.700 đồng/USD lên 23.200 đồng/USD và giữ nguyên trong 11 tháng. Hầu hết thời gian tỷ giá mua của Ngân hàng Nhà nước đều cao hơn tỷ giá mua của các ngân hàng thương mại, tạo sức hút lớn với dòng ngoại tệ, gia tăng bộ đệm dự trữ ngoại hối.
Khi tỷ giá giao dịch giảm mạnh trong tháng 12, Ngân hàng Nhà nước cũng giảm tỷ giá mua 25 đồng/USD, khéo léo phát đi thông điệp về đồng nội tệ chuyển động có tăng có giảm theo cung cầu thị trường, một hành động hợp lý khi phía Mỹ luôn theo sát các nước có thặng dư thương mại lớn.
20 tỷ USD mua vào cho dự trữ ngoại hối tương ứng với 464 nghìn tỷ đồng bơm ra thị trường, bằng 5,04% tổng cung tiền tại cuối năm 2018. Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các công cụ để điều tiết lượng tiền đồng, số dư tín phiếu đang lưu hành vào thời điểm cao nhất là 90 nghìn tỷ VND. Nhờ các công cụ tiền tệ linh hoạt để triệt tiêu lạm phát cầu kéo, CPI cả năm chỉ là 2,79%, mức thấp nhất trong 3 năm qua.
Video đang HOT
Cùng với sự chủ động ứng phó để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cũng rất kiên định với mục tiêu dài hạn là nâng cao chất lượng và năng lực của hệ thống ngân hàng thương mại thông qua: quyết liệt xử lý nợ xấu; ban hành các thông tư mới với lộ trình siết chặt các yêu cầu về tỷ lệ an toàn, thanh khoản; cảnh báo với các hoạt động rủi ro cao; tạo môi trường để thử nghiệm Fintech…
Những kết quả đạt được trong năm 2019 đã gia tăng niềm tin của thị trường vào năng lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng như khả năng có thể dự đoán đối với các chính sách của cơ quan quản lý – yếu tố vô cùng quan trọng để tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.
Kỳ vọng chính sách tiền tệ và dự đoán diễn biến thị trường trong năm 2020
Cùng với xu hướng chung trên toàn cầu, chính sách tiền tệ trong năm 2019 đã dịch chuyển theo hướng nới lỏng rõ nét hơn. Ngân hàng Nhà nước đã giảm đồng loạt các lãi suất điều hành, trong đó 2 lần giảm lãi suất OMO và 3 lần giảm lãi suất tín phiếu, mức giảm tổng cộng đều là 0,75%. Vùng dao động của lãi suất trên liên ngân hàng đã được kéo giảm đáng kể, về 2,25% – 4%/năm.
Ngân hàng Nhà nước cũng hạ trần lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND của các ngân hàng thương mại. Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng là 0,8%/năm và kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng là 5%/năm (mức cũ là 1%/năm và 5.5%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn VND của các ngân hàng thương mại với 5 lĩnh vực ưu tiên giảm xuống 6%/năm (mức cũ là 6,5%/năm) kể từ 19/11/2019.
Với các yêu cầu trên, lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng đã giảm mạnh ở các kỳ hạn dưới 6 tháng. Lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng dù vẫn neo cao nhưng tín hiệu giảm đã bắt đầu xuất hiện.
Sang năm 2020, SSI cho rằng lãi suất huy động có khả năng tiếp tục hạ dựa trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống ngân hàng và định hướng từ Chính phủ. Giá cả hàng hóa và thị trường ngoại hối là các biến số có thể làm nhanh hoặc chậm việc hạ lãi suất.
Việc giảm lãi suất ở các kỳ hạn dài sẽ vẫn có khoảng cách giữa các nhóm ngân hàng lớn và nhỏ do quy định giảm tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Tuy vậy việc kiểm soát các ngân hàng nhỏ trong năm 2019 đã mang lại kết quả, giúp hạn chế bớt các cuộc chạy đua lãi suất trong tương lai.
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ dự báo sẽ được giữ ở nhịp độ như năm 2019, có thể thấp hơn. Quy mô tín dụng hiện tại của Việt Nam đã đạt 8,2 triệu tỷ đồng, bằng 138% GDP, một tỷ lệ tương đối cao trong khi tỷ lệ này sẽ còn tiếp tục tăng trong một vài năm tới do tăng trưởng GDP khó vượt trên tăng trưởng tín dụng.
Thị trường vốn dù đã phát triển khá nhanh trong một vài năm vừa qua nhưng quy mô huy động vốn (cả cổ phiếu và trái phiếu) qua thị trường vốn còn nhỏ, chưa thể thay thế được vị thế của tín dụng trong việc cấp vốn cho nền kinh tế.
Mặc dù tổng tín dụng có thể tăng chậm lại nhưng tín dụng cho các ngành nghề ưu tiên hay cho sản xuất kinh doanh nói chung sẽ vẫn tăng cao. Trong năm 2019, tín dụng với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 16%, nhóm doanh nghiệp công nghệ cao tăng 15% trong khi tín dụng chung tăng dưới 14%…
Theo vietnamfinance.vn
Trường hợp nào được chi Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia?
NHNN vừa ban hành Thông tư số 36/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 về quản lý và sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Theo Thông tư số 36/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước về quản lý và sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, có 03 trường hợp sẽ chi từ quỹ này.
Theo đó, Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia được sử dụng trong 03 trường hợp sau:
Ba trường hợp được chi Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Một là, cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp sự cố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Thông tư số 36/2019/TT-NHNN nêu rõ, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đầu mối phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tài chính - Kế toán và các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định về việc sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để cho vay các tổ chức tín dụng gặp sự cố ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng.
Văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải có các nội dung: Mục đích sử dụng quỹ (trong đó có đánh giá mức độ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống); Đối tượng được cho vay; Số tiền cho vay; Hình thức cho vay; Kết quả dự kiên đạt được.
Quyết định sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quy định rõ: Đối tượng được cho vay; Số tiền cho vay; Hình thức cho vay; Mục đích cho vay và các điều khoản khác có liên quan.
Hai là, cho vay đối với các tổ chức tín dụng tham gia hệ thống thanh toán để hỗ trợ hệ thống thanh toán trong trường hơp gặp sự cố đe dọa đến việc đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đầu mối phối hợp với Vụ Thanh toán, Sở giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Tài chính - Kế toán và các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định về việc sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia để cho vay các tổ chức tín dụng tham gia hệ thống thanh toán để hỗ trợ hệ thống thanh toán trong trường hợp gặp sự cô đe doa đên việc đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng.
Văn bản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải có các nội dung: Mục đích sử dụng quỹ (trong đó có đánh giá về sự cố của hệ thống thanh toán ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng); Đối tượng được cho vay; Số tiền cho vay; Hình thức cho vay; Kêt quả dự kiến đạt được.
Quyết định sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quy định rõ: Đôi tượng được cho vay; Sô tiên cho vay; Hình thức cho vay; Mục đích cho vay và các điều khoản khác có liên quan.
Ba là, các khoản phát sinh khác có liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ.
Theo Thông tư số 36/2019/TT-NHNN, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có đề xuất sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho các khoản có liên quan đến thực hiện chính sách tiền tệ ngoài quy định nêu trên làm đầu mối phối hợp với Vụ Tài chính - Kê toán, Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị có liên quan trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản lấy ý kiến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương. Văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải có các nội dung: Mục đích sử dụng quỹ; Số tiền sử dụng; Phương thức báo cáo kết quả sử dụng quỹ.
Sau khi có văn bản phê duyệt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định về việc sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho từng khoản chi cụ thể.
Quyết định sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia quy định rõ: Mục đích sử dụng; Số tiền sử dụng và các điều khoản khác có liên quan.
P.V
Theo petrotimes.vn
Chính sách tiền tệ trong vòng xoáy bất ổn Căng thẳng Trung Đông leo thang, giá vàng tăng vọt, USD lao dốc, kinh tế toàn cầu có nguy cơ đi vào khủng hoảng... Rất nhiều biến động xảy ra trên thị trường tài chính toàn cầu ngay đầu năm mới 2020 đang thách thức cơ quan điều hành về chính sách tỷ giá. Bối cảnh kinh tế, địa chính trị toàn cầu...