Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ( BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của Ngân hàng Nhà nước cũng như toàn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) mời Ngân hàng Nhà nước trở thành thành viên của BIS thể hiện sự công nhận các thành quả phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam trong những năm qua cũng như những kết quả tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng.
Theo đó, việc trở thành thành viên của BIS sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tiếp cận các nguyên tắc, chuẩn mực cao nhất của hệ thống tài chính toàn cầu, góp phần đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế của hệ thống tài chính ngân hàng trong nước, giúp củng cố, tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam cũng như của nền kinh tế.
Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước nói riêng và Việt Nam nói chung được tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng các chuẩn mực, nguyên tắc, tiêu chí, thông lệ hoạt động tài chính tiền tệ, ngân hàng trên thế giới, tạo cơ hội để xử lý các vấn đề đặc thù của nền kinh tế và hệ thống tài chính ngân hàng trong nước nhằm củng cố ổn định tài chính và tăng trưởng bền vững.
“Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của Ngân hàng Nhà nước cũng như toàn hệ thống ngân hàng”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 14/1, Hội đồng Quản trị BIS – cơ quan ra quyết định cao nhất của BIS đã ra thông cáo chính thức mời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên cùng với Ngân hàng trung ương các nước Morocco và Kuwait, nâng tổng số thành viên của Ngân hàng từ 60 lên 63.
Thông cáo cho biết BIS sẽ mở rộng số lượng thành viên gồm các ngân hàng trung ương và tăng cường cộng tác với vai trò BIS là một diễn đàn đóng góp cho hợp tác quốc tế, đồng thời là một định chế của các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính khác.
Việc kết nạp thành viên mới của BIS là rất hạn chế, trung bình sau từ 5 – 10 năm mới kết nạp thêm thành viên. Cũng theo Thông cáo báo chí, lần kết nạp hội viên gần nhất diễn ra vào năm 2011. Việc lựa chọn kết nạp thành viên của BIS là rất nghiêm ngặt, dựa trên những tiêu chí như quy mô phát triển kinh tế, trình độ quản trị Ngân hàng trung ương.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế là một tổ chức quốc tế của các ngân hàng trung ương, thậm chí được coi là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương trên thế giới. BIS có vai trò thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác để ổn định tiền tệ và tài chính toàn cầu. Hoạt động của BIS được thực hiện bởi các tiểu ban, ban thư ký và bởi hội nghị toàn thể các thành viên được tổ chức hàng năm.
BIS được thành lập năm 1930 theo Hiệp ước Hague và có trụ sở chính tại thành phố Basel, Thụy Sĩ.
Bên cạnh đó, BIS còn là đối tác thực hiện các nghiệp vụ đầu tư ngoại hối cho các ngân hàng trung ương, là diễn đàn hợp tác giữa các ngân hàng trung ương, là nơi các ngân hàng trung ương /cơ quan quản lý tiền tệ tiến hành phối hợp chính sách tiền tệ, trao đổi kinh nghiệm điều hành chính sách và hệ thống ngân hàng tài chính, thực hiện các nghiên cứu về những vấn đề nổi cộm, cùng quan tâm trong hệ thống tài chính, hướng tới đảm bảo ổn định tài chính và tiền tệ toàn cầu.
BIS là tổ chức đi đầu trong việc nghiên cứu những xu thế mới của hệ thống tài chính toàn cầu như sự tham gia của các tập đoàn công nghệ lớn trong lĩnh vực tài chính, tác động của tiến trình số hóa tới hoạt động quản lý, thanh tra giám sát hệ thống tài chính…
Theo Thùy Dương (TTXVN)
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2019
Đây là nhận định của nhiều tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế tại cuộc gặp mặt với Ngân hàng Nhà nước mới đây.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại buổi gặp mặt. Nguồn: SBV
"Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng từ 6,8% - 6,9% trong năm 2019 - là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới" - đây là nhận định được đưa ra tại buổi gặp mặt cuối năm với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, đối tác song phương, đa phương và các tổ chức tín dụng (TCTD) nước ngoài tại Việt Nam, các chuyên gia nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tổ chức vào ngày 13/12/2019 tại Hà Nội.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng: "Bất chấp những khó khăn thách thức từ bên ngoài và từ nội tại nền kinh tế, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm, tăng trưởng đạt gần mức 7%, dự báo cả năm có thể cao hơn mức 6,8%". Ông cũng cho biết, mục tiêu, lạm phát trung bình ở mức 2,57%, ổn định kinh tế vĩ mô được củng cố, động lực tăng trưởng được duy trì bên cạnh những thành công đầy khích lệ trong việc triển khai chương trình cải cách các lĩnh vực kinh tế quan trọng.
Ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển cao. Tỷ giá được duy trì ổn định, lạm phát và lãi suất được điều hành hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế. Lượng dự trữ ngoại hối được tích lũy cao ở mức kỷ lục trong năm 2019 cho thấy lòng tin vào chính sách của Chính phủ và NHNN đã và đang tiếp tục được củng cố, hỗ trợ cho các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao khả năng chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế, tiến tới phát triển bền vững.
Bên cạnh việc duy trì ổn định vĩ mô, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh: "Công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu Trong năm 2019 cũng đã được triển khai tích cực. NHNN đã tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, khuôn khổ và cơ chế giúp nâng cao tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực quản trị điều hành. Đến nay 18 ngân hàng đã tuân thủ tiêu chuẩn Basel II, sớm hơn thời hạn quy định. Nợ xấu đã giảm mạnh và được kiểm soát ở mức thấp, kỷ cương kỷ luật trong hoạt động ngân hàng được tăng cường giúp nâng cao lòng tin của người gửi tiền, ổn định hệ thống tài chính ngân hàng."
Tại buổi gặp mặt, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dione cho rằng ngành ngân hàng đã góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có xu hướng phục hồi song vẫn còn nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn.
"Nền kinh tế tiếp tục cho thấy sự vững vàng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động và bất định ngày càng tăng. Trong cập nhật triển vọng kinh tế mới nhất, WB đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% lên khoảng 6,8% cho năm 2019 - và điều này cho thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tăng trưởng cao nhất trong khu vực và thế giới" Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết.
PV
Theo Trí thức trẻ
BIDV và VietinBank sẽ thu xếp vốn tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn Để các ngân hàng thương mại có thể xem xét quyết định cho vay, Ngân hàng Nhà nước đề nghị UBND Lạng Sơn cần phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát để điều chỉnh lại tổng mức đầu tư của dự án. Các đơn vị thi công dự án đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn. (Ảnh: Thái Thuần/TTXVN) Ngân hàng...