Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét giảm lãi suất hỗ trợ chi phí nguồn
Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong điều kiện cần thiết sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn giúp các ngân hàng giảm chi phí để có thể cho vay với lãi suất ưu đãi.
Gói 16.000 tỷ đồng cho vay lãi suất 0% đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào (Ảnh minh họa).
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống từ đầu năm tới nay đang ở mức khá thấp do doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn, ít có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh.
Cập nhật tại cuộc họp báo về kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020 sáng nay (22/9), bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) cho biết, tính đến ngày 16/9/2020, tín dụng toàn hệ thống mới chỉ tăng 4,81% so với cuối năm 2019, tương đương chỉ hơn 1/2 mức tăng trưởng cùng kỳ năm trước (8,64%).
Về việc tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, lãnh đạo NHNN khẳng định, toàn ngành rất mong muốn và sẽ cố gắng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
“Trong công tác điều hành, NHNN sẽ điều hành thanh khoản để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD giảm lãi suất, trong điều kiện cần thiết sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn giúp các ngân hàng giảm chi phí để có thể cho vay với lãi suất ưu đãi”, Phó Thống đốc khẳng định.
Phó Thống đốc cũng cho biết, NHNN sẽ cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện cho các TCTD có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, chú trọng vào các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án hiệu quả, có khả năng phục hồi sau dịch.
Video đang HOT
Dù vậy, lãnh đạo NHNN cũng khẳng định sẽ không hạ chuẩn cho vay nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, tín dụng chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp hay tín dụng tiêu dùng cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Sẽ xem xét sửa điều kiện cho vay gói 16.000 tỷ đồng
Liên quan đến gói hỗ trợ vay vốn 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0%, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – NHNN cho biết, cho tới nay mới chỉ có một doanh nghiệp đủ điều kiện vay. Tuy nhiên, do doanh nghiệp này đã tự cân đối nguồn trả lương cho người lao động nên đã không vay gói này.
Theo đó, gói 16.000 tỷ này đến nay vẫn chưa được giải ngân cho doanh nghiệp nào.
Theo phản ánh, không phải do doanh nghiệp không có nhu cầu mà do điều kiện giải ngân quá khắt khe khiến doanh nghiệp rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn này.
Theo đó, lãnh đạo NHNN cho biết, hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang được giao đầu mối trình Chính phủ xem xét sửa một số điều kiện tại Nghị quyết 42 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn.
Người dân gửi tiền ít hơn khi lãi suất giảm
Lượng tiền gửi của dân cư trong tháng 7 tăng gần 4.900 tỷ, thấp hơn nhiều so với 2 tháng liền trước. Các tổ chức kinh tế cũng gửi tiền thấp hơn hàng chục lần tháng 5 và 6.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố số liệu tổng phương tiện thanh toán và lượng tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 7.
Theo đó, tổng phương tiên thanh toán đến cuối tháng 7 năm nay ước đạt hơn 11,163 triệu tỷ đồng, tăng 5,58% so với cuối năm 2019 (số liệu này chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua).
Cùng với tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán, lượng tiền gửi của dân cư đến cuối tháng 7 cũng đạt trên 5,08 triệu tỷ, tăng 5,2%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng tăng 4,44%, đạt 4,138 triệu tỷ đồng.
Như vậy, sau 7 tháng từ đầu năm, tổng lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng đã tăng thêm hơn 250.900 tỷ đồng, trong khi số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng thêm là 175.800 tỷ.
Tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng giảm mạnh trong tháng 7. Ảnh: Hoàng Hà.
Tính bình quân mỗi ngày từ đầu năm, người dân lại mang gần 1.200 tỷ đồng đi gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, số này đã giảm đáng kể so với mức 1.600 tỷ/ngày cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, khi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm từ đầu tháng 7, dòng tiền gửi tiết kiệm của người dân và các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng sụt giảm rõ rệt.
Tính riêng tháng 7, lượng tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế chỉ tăng lần lượt gần 4.900 tỷ và 4.500 tỷ đồng, thấp hơn hàng chục lần so với mức tăng 2 tháng trước đó (tháng 5 và 6).
Cụ thể, trong tháng 6, số dư tiền gửi của người dân vào ngân hàng tăng thêm tới 52.900 tỷ, cao gấp 11 lần tháng 7. Số tiền gửi tăng thêm của tổ chức kinh tế trong nước cũng là 160.900 tỷ, cao gấp 35 lần.
Mức tăng trong tháng 5 trước đó cũng là 30.600 tỷ với tiền gửi của người dân và gần 166.700 tỷ tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Ngoại trừ tháng 3 (thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trong nước) ghi nhận lượng tiền gửi của người dân sụt giảm thì lượng tiền gửi gia tăng tháng 7 vừa qua là mức tăng thấp nhất trong 1 năm trở lại đây. Hầu hết tháng trước đó lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng đều tăng vài chục nghìn tỷ/tháng.
Theo báo cáo của một số công ty chứng khoán, lãi suất huy động đã giữ xu hướng giảm liên tục từ đầu năm và giảm mạnh kể từ tháng 7 vừa qua. Hiện tại, lãi suất tiền gửi đã giảm 0,5-2,1 điểm % ở tất cả kỳ hạn.
Số liệu về lãi suất của NHNN tuần mới nhất (31/8-4/9) cũng cho biết mặt bằng lãi suất huy động bằng VNĐ của ngân hàng vẫn tiếp tục giữ xu hướng giảm.
Hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng hiện có lãi suất trong khoảng 3,7-4,1%/năm; kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng được áp dụng lãi suất 4,4-6,4%/năm; và kỳ hạn 12 tháng trở lại có lãi suất dao động trong khoảng 6-7,1%/năm.
Tính đến cuối tháng 8, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 4,23% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng tiền gửi cao hơn đáng kể bất chấp lãi suất giảm sâu.
Việc dòng tiền vào lớn hơn nhiều so với tiền ra tại các ngân hàng cũng dẫn tới tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống. Xu hướng này càng khiến lãi suất tiền gửi có thể giảm thêm từ nay đến cuối năm.
Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất, giảm trần lãi suất cho vay hay lãi suất huy động để có điều kiện hỗ trợ khó khăn vay vốn cho người dân. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN) Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp...