Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất, giảm trần lãi suất cho vay hay lãi suất huy động để có điều kiện hỗ trợ khó khăn vay vốn cho người dân.
Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Ngân hàng Nhà nước đã có các biện pháp điều chỉnh lãi suất huy động tiền vay, tiền gửi để các doanh nghiệp và người dân tiếp cận các gói ưu đãi trước tác động của dịch COVID-19.
Thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 vào tối ngày 4/9, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng điều hành lãi suất là công cụ chính sách tiền tệ, trong đó ngân hàng Nhà nước điều hành đảm bảo mục tiêu chính sách tiền tệ nhưng hài hòa người gửi tiền và tổ chức tín dụng, người vay.
Đánh giá dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp và người dân chịu tác động và khó khăn với dòng tiền và nguồn thu, theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp và là một trong số các bộ ngành vào cuộc sớm nhất.
Bà Hồng cho hay, Ngân hàng Nhà nước đánh giá các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ do nguồn thu của doanh nghiệp và người dân sụt giảm tài chính vì dịch COVID-19 trong trả nợ nên ban hành Thông tư 01 cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khó khăn trả nợ nhưng có khả năng tiếp cận vốn vay.
“Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp BOT có thể tiếp cận và cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, thực hiện giảm lãi suất cho vay. Với dư nợ cho vay cũ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kêu gọi tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm lợi nhuận, hạn chế chia cổ tức. Với khoản vay mới theo mặt bằng điều hành lãi suất sẽ theo mức lãi suất thấp hơn. Gần đây, lãi suất huy động tháng 7/2020 so với cuối năm 2019 bình quân giảm 0,65%,” vị Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói./.
Lùi lộ trình 'siết' vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn: Không thể lơ là kiểm soát dòng chảy tín dụng
Việc lùi lộ trình thực hiện giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn sẽ tạo điều kiện giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để đẩy mạnh cung cấp vốn phục vụ cho quá trình khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung, dài hạn để tận dụng lãi suất khá hấp dẫn.
Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn cho mình cũng như toàn hệ thống.
Lùi thời hạn thêm 1 năm
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 22).
Theo đó, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng được lùi thêm 1 năm. Cụ thể, từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%; từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022 giảm còn 37%; từ ngày 1/10/2022 đến hết ngày 30/9/2023 giảm còn 34% và từ ngày 1/10/2023 là 30%.
Đánh giá tác động của quy định này, ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, việc lùi lộ trình "siết" tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là tương đối phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Lực, hiện nay, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lớn hơn về vay vốn trung, dài hạn để tận dụng lãi suất khá hấp dẫn. Điều này cũng được thể hiện ở kết quả tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm khi kết quả cho thấy tăng trưởng dư nợ trung, dài hạn cao hơn ngắn hạn. Do đó, việc lùi lộ trình sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng có thể đẩy mạnh cho vay trung, dài hạn nhiều hơn.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, trong bối cảnh toàn nền kinh tế đang đẩy mạnh khôi phục, phát triển để đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2020 ở mức cao nhất, sẽ gia tăng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, trong đó có khá nhiều là nhu cầu vốn trung, dài hạn phục vụ cho các dự án đầu tư xây dựng và phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang khá dồi dào, thể hiện ở mức tăng trưởng huy động vốn trong 6 tháng đầu năm đạt khá cao... Bởi vậy, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định lùi thời hạn "siết" vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm so với quy định cũ, sẽ giúp các ngân hàng có thể chủ động xây dựng các phương án cơ cấu nguồn vốn, để có thể tăng hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, về phía các ngân hàng, quy định này cũng phần nào giúp các ngân hàng giảm chi phí vốn, qua đó có thể đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất. "Đối với một số ngân hàng mà trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn huy động trung, dài hạn còn thấp thì việc áp dụng lộ trình như cũ sẽ có thể khiến gia tăng áp lực huy động vốn của các ngân hàng, từ đó tạo sức ép buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để hấp dẫn khách hàng và như vậy sẽ kéo theo áp lực lên lãi suất cho vay" - ông Hiếu chia sẻ.
Kiểm soát chặt rủi ro tín dụng
Bình luận sâu thêm về quy định lùi thời hạn "siết" vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu còn cho rằng, việc lùi lộ trình trên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng trong việc cho vay, song không vì thế mà các ngân hàng có thể lơ là việc kiểm soát chất lượng, dòng vốn tín dụng chảy vào nền kinh tế. "Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm và nguồn vốn lại dồi dào, nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt dòng chảy tín dụng, thì dòng vốn có thể sẽ chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán... nhiều hơn, thay vì chảy vào các lĩnh vực sản xuất, từ đó sẽ có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu và hình thành "bong bóng" giá tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế..." - ông Hiếu nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, theo ông Hiếu, các ngân hàng thương mại được tiếp tục duy trì tỷ lệ 40% nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm nữa, tuy nhiên tỷ lệ 40% này đang là khá cao so với thông lệ quốc tế. "Việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn còn cao sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hệ thống các tổ chức tín dụng, đe dọa đến sự an toàn của các ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cũng cần phải nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản, khi được thực hiện quy định mới này" - ông Hiếu lưu ý.
Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Hiếu cho rằng, nếu những ngân hàng nào có thể đáp ứng được theo quy định cũ tại Thông tư 22, tức là giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 40% xuống còn 37% từ 1/10/2020 thì vẫn nên cố gắng tuân thủ. "Trong vòng gần 3 năm tới, các ngân hàng sẽ vẫn phải thực hiện dần dần việc rút tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống còn tối đa 30%. Vì vậy, những ngân hàng nào "đi" nhanh hơn trong việc thực hiện lộ trình này, thì ngân hàng đó sẽ tăng tính chủ động trong cơ cấu nguồn vốn. Đặc biệt, điều này còn đem lại "lợi ích kép" cho các ngân hàng, bởi vừa đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn hơn theo thông lệ quốc tế, vừa tạo cú huých để các nhà băng phát triển lành mạnh hơn. Có lẽ nhận thức rõ những lợi ích đó, nên trong thời gian qua, nhiều ngân hàng đã nỗ lực trong việc kéo giảm tỷ lệ này và đến thời điểm hiện tại đã có nhiều ngân hàng đã đạt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn dưới 40%" - ông Hiếu nói.
Hạn chế nguy cơ gia tăng nợ xấu
"Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm và nguồn vốn lại dồi dào, nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt dòng chảy tín dụng, thì dòng vốn có thể sẽ chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán... nhiều hơn, thay vì chảy vào các lĩnh vực sản xuất, từ đó sẽ có nguy cơ làm gia tăng nợ xấu và hình thành "bong bóng" giá tài sản, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế..." - chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
TP.HCM: Tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,68% trong tháng 8 Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn nhanh hơn so với dư nợ cho vay. Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tính đến 31/8/2020 ước đạt trên 2,38 triệu tỷ...