Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm 50 đồng với giá USD mua vào
Do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mạnh giá mua vào USD nên tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng giảm tới 30 đồng chỉ trong 2 ngày.
Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Từ đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định giảm mạnh giá mua vào USD. Đây là lần đầu tiên trong năm nhà điều hành thực hiện điều chỉnh, sau lần gần nhất vào ngày 29/11/2019.
Cụ thể, giá mua vào USD theo niêm yết của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã giảm tới 50 đồng, từ mức 23.175 đồng suốt thời gian qua xuống còn 23.125 đồng/USD.
Trong 2 phiên liên tiếp (23-24/11) Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm giảm 11 đồng từ 23.179 đồng/USD (cuối tuần trước) xuống còn 23.168 đồng/USD (ngày 24/11).
Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch giữa các thành viên cũng lập tức phản ánh theo điều chỉnh của nhà điều hành. Tỷ giá chốt phiên giao dịch trên thị trường này ở mức 23.158 đồng/USD, giảm mạnh 20 đồng so với phiên 20/11.
Chính vì vậy, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng giảm mạnh tới 30 đồng chỉ trong 2 ngày.
Video đang HOT
Theo đó, với biên độ tỷ giá /-3%, Ngân hàng Vietcombank niêm yết tỷ giá từ 23.040-23.250 đồng/USD, giảm 15 đồng so với cuối tuần trước.
Ngân hàng VietinBank mua vào là 23.071 đồng/ USD và bán ra là 23.251 đồng/USD, giảm 27 đồng so với chốt phiên trước.
BIDV cũng giảm 30 đồng, hiện ngân hàng này giao dịch quanh mức 23.060-23.240 đồng/USD.
Agribank có mức giảm nhẹ hơn là 15 đồng/USD, hiện ngân hàng này đang giao dịch quanh mức 23.060-23.235 đồng/USD.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cũng có mức giảm tương tự, ngân hàng Eximbank công bố tỷ giá từ 23.050-23.230 đồng/USD (mua vào/bán ra), giảm 30 đồng so với cuối tuần trước.
Sacombank đang niêm yết giá USD ở mức 23.080-23.247 đồng/USD, giảm 25 đồng chiều mua vào và bán ra.
Tỷ giá tại Techcombank đang ở mức 23.062-23.242 VND/USD, giảm 28 đồng ở mỗi chiều.
Trước đó, vào ngày 17/11, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng bất ngờ đồng loạt được điều chỉnh giảm mạnh từ 10-20 đồng/USD sau chuỗi dài không có biến động./.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể thay đổi lớn
Nếu quy định này được thông qua, cục diện thị trường trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục thay đổi vì hiện nay người mua chủ yếu là các ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Nội dung dự thảo Thông tư quy định việc TCTD mua, bán TPDN dựa trên cơ sở kế thừa Thông tư số 22/2016, Thông tư 15/2018 và bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung để phù hợp với thực tiễn, tình hình hoạt động của các TCTD nhằm bảo đảm kiểm soát hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD phát triển lành mạnh, bền vững.
Đồng thời, bổ sung nội dung quy định về hoạt động mua TPDN giữa các TCTD và hoạt động bán TPDN của các TCTD để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua, bán TPDN của các TCTD; qua đó quản lý các hoạt động này thống nhất với các hoạt động cấp tín dụng và hoạt động mua, bán nợ của TCTD. Theo đó, dự thảo Thông tư quy định các giao dịch sau đây của TCTD.
Dự thảo quy định TCTD chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm liền kề trước năm mua TPDN, trừ trường hợp mua TPDN theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
Dự thảo bổ sung nội dung quy định về hoạt động mua TPDN giữa các TCTD và hoạt động bán TPDN của các TCTD...
TCTD không được mua trái phiếu (bao gồm mua từ phát hành lần đầu và mua lại từ các tổ chức, cá nhân khác) của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại TCTD mua và tại TCTD khác trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm quyết định phê duyệt mua nhằm hạn chế các TCTD không kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu dưới 3% nhưng vẫn thực hiện mua bán TPDN, đồng thời góp phần hạn chế nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD.
Đồng thời, tại dự thảo cũng quy định TCTD không được mua TPDN phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành. Bởi theo quan sát của nhà điều hành, thời gian qua đã phát sinh việc TCTD mua TPDN phát hành với mục đích để cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để tiếp tục cơ cấu lại nợ.
Theo đó, trường hợp một đợt phát hành TPDN với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích cơ cấu lại khoản nợ, thì TCTD cũng không được mua TPDN.
Đáng chú ý, dự thảo cũng quy định TCTD cũng không được mua TPDN phát hành có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác. Điều này nhằm hạn chế TCTD không được mua trái phiếu phát hành để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
Theo NHNN, qua công tác kiểm tra hoạt động của TCTD, phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu với mục đích thực hiện các dự án đầu tư, tăng quy mô vốn, nhưng thực tế huy động vốn để góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp khác, để các doanh nghiệp này thực hiện dự án hoặc tiếp tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần...
Do đó, TCTD khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, dòng tiền từ nguồn phát hành trái phiếu, tình hình thực hiện dự án...
Lý giải dòng chảy tỷ USD ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước Chuyên gia của SSI cho rằng trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ khá thuận lợi, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét hạ tỷ giá mua vào. Đây có thể là một phần lý do khiến các ngân hàng thương mại đẩy mạnh bán ngoại tệ về Ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây. Lý giải dòng...