Ngân hàng Nhà nước ban hành 150 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong 9 tháng đầu năm
Trong 9 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 1.009 cuộc thanh tra, kiểm tra; ban hành 150 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt 12,45 tỷ đồng.
Báo cáo về công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2019, cơ quan này đã thực hiện 1.009 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 920 cuộc thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa ban hành kết luận trong kỳ trước chuyển sang).
Qua đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra 6.603 kiến nghị, yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) khắc phục tồn tại, sai phạm; ban hành 150 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với TCTD và doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền phạt 12,45 tỷ đồng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã áp dụng một số biện pháp xử lý đối với tổ chức, cá nhân nhằm kiện toàn tổ chức, ổn định bộ máy hoạt động tại một số TCTD (trong đó chủ yếu là tại các quỹ tín dụng nhân dân).
Về công tác giám sát, trên cơ sở những sai phạm, rủi ro phát hiện qua công tác giám sát, trong 9 tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khoảng 200 văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh, cảnh báo rủi ro, yêu cầu TCTD chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động, bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh.
Ngân hàng Nhà nước liên tục có những văn bản chấn chỉnh hoạt động các TCTD
Video đang HOT
Riêng đối với hoạt động cho vay của các công ty tài chính, hoạt động cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã thực hiện giám sát thường xuyên về tình hình tài chính và những vấn đề cần lưu ý đối với các công ty tài chính theo 2 nhóm: công ty tài chính hoạt động bình thường và công ty tài chính hoạt động yếu kém. Các nội dung giám sát bao gồm: huy động vốn, cho vay, chất lượng tài sản, kết quả kinh doanh, tình hình thanh khoản, việc thực hiện các tỷ lệ an toàn trong hoạt động…
Trên cơ sở thanh tra, kiểm tra đối với công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã có các văn bản chỉ đạo, cảnh báo các công ty tài chính có tồn tại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động nhằm kịp thời xử lý các tồn tại, sai phạm tại từng đơn vị;
Tiếp tục chỉ đạo các công ty tài chính tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật hiện hành; đưa ra các kiến nghị, yêu cầu chỉnh sửa, khắc phục; đặc biệt đã xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 công ty tài chính, tổng số tiền xử phạt là 320 triệu đồng
Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước thường xuyên có công văn chỉ đạo TCTD, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống đối với các công ty tài chính tiêu dùng, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty tài chính tiêu dùng;
Yêu cầu các TCTD, công ty tài chính tiêu dùng chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, thu nợ đảm bảo minh bạch, có chính sách lãi suất phù hợp, phương thức thu nợ đúng quy định pháp luật.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính theo các định hướng, mục tiêu quản lý nhà nước nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh, tăng cường khả năng tiếp cận vốn đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng thực sự, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.
Linh Nhật
Theo Anninhthudo.vn
Phạt nặng Dược Danapha vì không chịu lên sàn, vi phạm hành chính hàng loạt
CTCP Dược Danapha bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt tổng cộng hơn 500 triệu do vi phạm hành chính hàng loạt.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Công ty cổ phần Dược Danapha bị phạt 70 triệu đồng do báo cáo không đúng thời hạn về hàng loạt báo cáo tài chính, tài liệu họp đại hội cổ đông, nghị quyết, quyết định, văn bản giải trình,... trong các năm 2017, 2018, 2019.
Đặc biệt, Công ty cổ phần Dược Danapha còn bị phạt 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán. Danapha đăng ký công ty đại chúng với UBCKNN vào năm 2007.
Tuy nhiên, đến nay, Danapha chưa thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Ngày 17/02/2017, công ty đã kết thúc đợt chào bán 3.255.000 cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu nhưng đến nay công ty chưa thực hiện đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức.
Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Dược Danapha còn bị UBCKNN phạt 85 triệu đồng do vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về bầu thành viên ban kiểm soát, về tổ chức họp và thông qua quyết định của hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát. Trong thời gian từ năm 2017 đến 27/4/2018, HĐQT chưa đảm bảo quy định họp ít nhất mỗi quý 01 lần và chưa đảm bảo các cuộc họp của HĐQT phải được ghi biên bản và phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty; ban kiểm soát chưa đảm bảo họp ít nhất 02 lần trong một năm.
Ngoài Công ty cổ phần Dược Danapha, UBCKNN cũng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (mã SRC) với số tiền phạt 85 triệu đồng vì vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về triệu tập, tổ chức họp đại hội đồng cổ đông. Cụ thể, công ty đã không gửi thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 và không gửi thông báo mời họp đúng thời hạn theo quy định.
HOÀNG HÀ
Theo Bizlive.vn
CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương dính 'án phạt' lĩnh vực chứng khoán UBCKNN vừa ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, mức phạt là 50 triệu đồng. Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 342/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành...