Ngân hàng ngoại “đổ bộ” 10 năm, ngân hàng nội mất gì?
Trong khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện. Hiện có 7 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Đầu tháng 9/2016 Thống đốc NHNN đã ban hành giấy phép về việc thành lập và hoạt độngngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng CIMB Bank Berhad tại Việt Nam. Vốn điều lệ của CIMB là 3.203 tỷ đồng với thời hạn hoạt động 99 năm.
Trước đó, vào tháng 3/2016, NHNN đã ban hành giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài của Ngân hàng Public Bank Perhad (Malaysia) tại Việt Nam.
Ngân hàng ngoại ngày càng gia tăng sự hiện diện
Ngoài hai ngân hàng trên, tại Việt Nam có các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép như ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam và Standard Chartered Việt Nam.
Ngoài ra, Thống đốc NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc Ngân hàng Woori thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (Woori Việt Nam). Nếu thêm Woori sẽ có 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại ở Việt Nam, các khối ngoại còn tìm cách thâm nhập vào hệ thống ngân hàng Việt Nam thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần…
Điều đáng nói là thời gian qua, khi các ngân hàng nội phải đối mặt với áp lực tái cơ cấu, giảm số lượng ngân hàng thì các ngân hàng ngoại lại gia tăng sự hiện diện với gần 100 chi nhánh, văn phòng đại diện.
Chuyên gia tài chính ngân hàng, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho rằng khi ngân hàng ngoại đổ bộ vào sẽ tạo ra cạnh tranh lớn. Đặc biệt ngân hàng ngoại có lợi thế như vốn mạnh, sản phẩm đa dạng, dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp hơn sẽ ngày càng mở rộng thị phần.
Theo PGS.TS. Đặng Ngọc Đức – Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính (ĐH Kinh tế quốc dân), việc các ngân hàng ngoại đổ bộ vào là vấn đề hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng tài chính.
Các ngân hàng của Malaysia, Indonesia… có năng suất lao động tương ứng cao gấp 2-3 lần năng suất ngân hàng Việt Nam, điều đó góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Việc khối ngoại mua lại cổ phần của các ngân hàng nội vì có lẽ họ tìm thấy con đường này an toàn hơn việc mở chi nhánh hoặc mở ngân hàng mới ở Việt Nam. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy khoảng trống trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam và tiềm năng của các ngân hàng có thể thích nghi hơn với thị trường đặc biệt là môi trường cạnh tranh.
Theo ông, khi có sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài hơn thì sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh, tăng cường hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như chất lượng dịch vụ.
Về lo lắng số ngân hàng nội ngày càng giảm, trong khi ngân hàng ngoại tăng hiện diện, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng số lượng không quan trọng bằng chất lượng hoặc công nghệ hoạt động của ngân hàng. Thực tế đầu số ngân hàng giảm nhưng mỗi ngân hàng tăng quy mô lên thì tổng giá trị thị trường vẫn không đổi.
TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng đến thời điểm này có lẽ chưa cần lo ngại sự xâm nhập của ngân hàng ngoại. Thứ nhất các ngân hàng ngoại vào đây chưa mạnh dạn chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Họ vào Việt Nam tập trung phục vụ khách hàng truyền thống từ nước sở tại của họ. Họ theo chân khách hàng của họ vào đây sau đó mới mở rộng thị trường tại Việt Nam.
“Sau 20 năm có mặt tại đây, thị phần của Ngân hàng nước ngoài tại mới chỉ chiếm khoảng 10%, do đó đây chưa phải là điều chúng ta lo ngại”, TS Hiếu cho hay.
Bên cạnh đó, họ chưa hiểu thị trường Việt Nam, họ sợ thị trường có nhiều rủi ro nên chưa mạnh bạo mở rộng thị trường tại đây.
“Các ngân hàng nước ngoài nhìn thấy tiềm năng của ngành ngân hàng ở Việt Nam vì chỉ có khoảng 20% dân chúng tiếp cận với ngân hàng. Nhưng thực tế các ngân hàng lớn chỉ tập trung ở đô thị, ở đây mật độ ngân hàng lại quá dày đặc. Họ đã nhìn thấy tiềm năng xa nhưng lúc này thì các Ngân hàng làm ăn không có lời và đặc biệt họ nhìn thấy rủi ro ở Việt Nam rất lớn nên không mạnh dạn phát triển”.
Những rủi ro mà TS Hiếu đề cập đó là: Các ngân hàng nước ngoài dựa vào báo cáo tài chính để nhận định tình hình sức khỏe, tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chúng ta không đủ độ tin cậy, chỉ 1 số doanh nghiệp có kiểm toán độc lập, có công ty kiểm toán độc lập còn lại nhiều doanh nghiệp tự soạn thảo báo cáo tài chính.
Trong khi đó, các ngân hàng ngoại lại gặp khó khăn khi thẩm định tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai nữa, các doanh nghiệp Việt tiềm lực tài chính yếu, trừ tập đoàn, tổng công ty còn lại đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn ít, tài sản thế chấp ít, sức chịu đựng trên thương trường thấp nên họ khó khăn trong thẩm định, cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp Việt.
“Ngay 1 ngân hàng lớn của nước ngoài vốn 100% mà tôi biết họ đã ngừng cho vay doanh nghiệp Việt Nam mà chỉ cho vay tín dụng tiêu dùng vì họ thấy rủi ro ở Việt Nam lớn quá”, TS Nguyễn Trí Hiếu cho hay.
Mặc dù thời điểm này không quá lo lắng về việc đánh mất thị phần, tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý, các ngân hàng nội phải đổi mới phương thức quản trị, điều hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn hơn, chuyên nghiệp hơn, chất lượng hơn, đội ngũ nhân viên cần hoàn thiện để phát triển nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra đa dạng hóa sản phẩm cho hoạt động kinh tế gần gũi hơn với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp là những cách để đảm bảo vị thế của mình trong tương lai.
Theo Diệu Thùy (Infonet)
Ngân sách lấy đâu 10.000 tỷ đồng cho ngân hàng xử lý nợ xấu?
Phương án dùng tiền ngân sách để xử lý một phần nợ xấu lại được xới lên và một con số đã được đưa ra, khoảng 10.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi: Lấy đâu ra 10.000 tỷ đồng tiền ngân sách để cho hệ thống ngân hàng xử lý nợ xấu?
Ý tưởng lấy tiền ngân sách để xử lý nợ xấu lại được xới lên bởi Dự thảo Đề án Tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Câu chuyện giải quyết cho được nợ xấu để làm lành mạnh hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế đã nhận được rất nhiều ý kiến ủng hộ. Nhất là trong bối cảnh nợ xấu đang gia tăng về quy mô.
Nợ xấu như bãi rác đầu làng và gây ô nhiễm
Nói về nợ xấu, TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc trung tâm đào tạo nhân lực BIDV ví von nợ xấu như "bãi rác đầu làng, nếu không quyết tâm xử lý trong thời điểm hiện tại thì nó cứ nằm "chình ình" ở đó và gây ô nhiễm chung cho nền kinh tế.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 06.2016, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5.2016. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của 13 ngân hàng cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tuy giảm nhưng quy mô của nợ xấu lại tăng thêm 10.729 tỷ đồng, từ 40.284 tỷ đồng lên 51.013 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ là yếu tố kỹ thuật, thực tế nợ xấu đang tăng lên. Điều này khiến cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn, nhất là mục tiêu giảm lãi suất.
Với thực tế đó, ông Lực cho rằng vấn đề nợ xấu cũng cần một quyết tâm. "Hiện nay chúng ta vẫn đang bất công khi đánh giá vấn đề nợ xấu của ngân hàng chưa hiệu quả. Hệ thống ngân hàng trong 4 năm qua đã phải hy sinh rất nhiều. Ví dự như tự xử lý 55% nợ xấu, còn 45% bán cho VAMC, nhưng vẫn phải trích lập dự phòng, vì thế mà lợi nhuận giảm mạnh", ông Lực phân tích.
Theo ông Lực, việc xử lý nợ xấu có 3 nút thắt cần được thống nhất để giải quyết. Một là có dùng thêm ngân sách để xử lý nợ xấu hay không? Thứ 2 là ai sẽ bù lỗ và chia lãi với VAMC khi mua nợ xấu về? Vấn đề này cần có cơ chế rõ ràng. Thứ 3 là thị trường mua bán nợ. Ở đây nhà đầu tư tư nhân, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần phải có khoảng 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng vốn mồi để xử lý nợ xấu
"Với việc dùng ngân sách xử lý nợ xấu thì con số cụ thể sẽ tùy vào khả năng cần đối ngân sách của chính phủ. Và nó sẽ rơi vào khoảng 5.000 đến 10.000 tỷ đồng. Số tiền này gấp 3 đến 5 lần số tiền 2.000 tỷ trước đây ngân sách đã từng bỏ ra để đầu tư cho VAMC mua nợ xấu", ông Lực tính toán.
Số tiền này, theo ông Lực, chỉ là vốn mồi cho VAMC mua nợ xấu với giá thị trường, sau đó sẽ quay vòng vốn khi đã bán được nợ xấu ra thị trường. "Cùng với đó, có thể phát hành thêm trái phiếu nợ xấu để bán ra thị trường và trái phiếu này sẽ được Chính phủ bảo lãnh để tăng tính thanh khoản", ông Lực nêu ý tưởng.
Lấy tiền người nghèo chia cho người giàu?
Về vấn đề này, Giáo sư Cao Cự Bội, chuyên gia tài chính ngân hàng băn khoăn: Tiền ngân sách lấy đâu ra để mua nợ xấu? Trong khi chúng ta đang thâm hụt, bội chi ngân sách nặng nề, khó khăn trong kinh phí đầu tư phát triển, lấy đâu ra tiền?
Giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng 6 vừa rồi, Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, cho biết bội chi ngân sách nhà nước so với GDP thực hiện năm 2014 là 5,69%. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên tới 6,33% trong báo cáo kiểm toán công bố cuối tháng 8 vừa qua, cao hơn nhiều lần so với chỉ tiêu 5% GDP mà Quốc hội cho phép. Năm 2015, bội chi ước tính là 5,7% GDP.
Ngân sách lấy đâu 10.000 tỷ đồng cho ngân hàng xử lý nợ xấu?
Ở một góc nhìn khác, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Việt Nam, cho rằng nợ xấu của ngân hàng hiện nay nằm ở các đại gia, có những đại gia nợ đến 32.500 tỷ đồng.
"Có một thực trạng đáng bàn là nợ xấu của một số tập đoàn lớn đến mức báo động nhưng chưa thấy có NHTM nào công bố. Tôi mong NHNN công bố rõ nợ xấu hiện nay nằm ở khu vực nào", ông Mại đề xuất.
Rõ ràng, nợ xấu cần phải làm rõ là ai nợ? Nếu nợ xấu nằm ở những đại gia và họ sử dụng tiền nợ đi xe sang, ở nhà sang, ăn chơi chỗ sang tại sao lại bắt người dân trả nợ cho những ông này?
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh ngân sách là tiền của dân. Do vậy, nếu dùng ngân sách để xử lý nợ xấu là lấy tiền của người nghèo chia cho người giàu.
NHNN cho biết, nợ xấu chủ yếu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản nên khi thị trường bất động sản phục hồi còn chậm thì việc phát mại, xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản vẫn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến quá trình xử lý nợ xấu.
Với những phân tích trên, liệu đề xuất sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu có khả thi hay không?
Theo Danviet
Tái cơ cấu kinh tế cần bắt đầu từ đâu? Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề ra mức lãi suất 5% trong dự thảo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố dự thảo Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và đang lấy ý kiến rộng rãi từ công chúng. Theo dự thảo, có đến 10...