Ngân hàng ngày càng chú trọng dịch vụ online
Xu hướng “Internet hóa ngân hàng” vẫn tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam khi nhịp sống ngày càng bận rộn và công nghệ liên tục phát triển.
Tại Việt Nam, ngân hàng điện tử ( Internet Banking và Mobile Banking) đang là tâm điểm trong ngành. Sau giai đoạn sơ khai, các nhà băng cần nỗ lực để bắt kịp nhu cầu của người dùng hiện đại.
Tiềm năng của “ngân hàng số”
Ở Việt Nam, yếu tố thuận lợi để dịch vụ online của các ngân hàng phát triển nhanh chóng là sự phổ biến của Internet cũng như smartphone. Tính đến cuối năm 2015, số lượng người dân sử dụng Internet chiếm đến 43% và cả nước có hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động.
Theo số liệu của Bộ Công thương, 10 triệu người Việt Nam sử dụng máy tính hoặc máy tính bảng để truy cập Internet với thời lượng 5h/ngày. Như vậy, mỗi ngày gần nửa số dân sử dụng Internet. Đây chính là cơ hội để ngân hàng đẩy mạnh Internet Banking.
Công ty kiểm toán độc lập Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam) từng nhận định, từ khái niệm Internet Banking được nhắc đến 5 năm trước, ngân hàng điện tử gần đây đã trở thành tâm điểm phát triển của ngành. Còn theo thống kê của VISA vào năm 2015, 70% người dùng Internet Việt Nam có giao dịch điện tử qua mạng hoặc điện thoại di động.
Rõ ràng, tiềm năng để ngân hàng đẩy mạnh dịch vụ online tại Việt Nam là rất lớn. Nhu cầu, thói quen người dùng và cơ sở vật chất đều thuận lợi.
Video đang HOT
Người dùng cần gì ở ngân hàng số?
Trong bối cảnh tất cả ngân hàng buộc phải bắt kịp xu hướng “Internet hóa”, dịch vụ nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì đương nhiên được khách hàng lựa chọn và tin dùng. Xuất phát điểm của người dùng Internet Banking thường là vì tiện lợi và tiết kiệm chi phí.
Chị Khánh Phương, nhân viên văn phòng chia sẻ: “Công việc bận rộn khiến tôi rất ngại thu xếp thời gian đến ngân hàng giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm. Nhưng khi sử dụng M-Banking của Maritime Bank, tôi chỉ cần dùng máy tính hay điện thoại để giao dịch, tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn nhiều”.
M-Banking của Maritime Bank được khách hàng tin dùng.
Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng, ngân hàng điện tử cần phải mang lại đa tiện ích. Ví dụ như M-Banking do Maritime Bank cung cấp, dịch vụ này cho phép chuyển tiền cùng hoặc khác hệ thống ngân hàng, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại đến gởi/tất toán sổ tiết kiệm online, dịch vụ thẻ, đăng kí vay vốn… Nhờ vậy, chỉ cần thao tác trên máy tính hay thiết bị di động có kết nối Internet, người dùng dễ dàng thực hiện hầu hết giao dịch ngân hàng.
“Bản thân tôi nhiều lần bị cắt điện, cúp nước vì không có thời gian đi thanh toán hóa đơn. Từ khi thanh toán qua M-Banking, tôi đều xử lý hầu hết các khoản tiền này ngay khi ngồi trong văn phòng. Chỉ một phút là xong, dễ dàng và tiện lợi”, chị Huỳnh Hoa, một cán bộ văn phòng cho biết.
Maritime Bank miễn phí hầu hết dịch vụ M-Banking (truy vấn số dư, chuyển khoản, thanh toán các hóa đơn, nạp tiền điện thoại, dịch vụ thẻ, vay…; gửi tiết kiệm trực tuyến còn có lợi hơn về lãi suất so với gửi tại quầy). Đây cũng là kênh giao dịch hiện đại được khách hàng ưa chuộng nhờ những tiện ích vượt trội. Đáng lưu ý, giao diện của M-Banking đơn giản, thân thiện, phù hợp với nhiều đối tượng; mật khẩu bảo mật 2 lớp đảm bảo an toàn. Độc giả tìm hiểu và đăng ký M-Banking tại đây.
Theo_Zing News
Bất ngờ, chi phí sống ở Lai Châu vượt cả Hà Nội và TP HCM
Theo Tổng cục Thống kê, giá cả hàng hóa dịch vụ ở tỉnh miền núi Lai Châu trong năm 2015 đắt nhất nước.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm vừa qua, Lai Châu là địa phương có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian cao nhất cả nước, bằng 100,3% so với con số 100% của Hà Nội.
Nguyên nhân khiến Lai Châu đắt đỏ hơn các địa phương khác là vì đây là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế, sản xuất và đi lại khó khăn, sản xuất tại chỗ không nhiều, phải vận chuyển từ xuôi lên, đường sá đi lại khó khăn, chi phí vận tải chiếm quá cao khiến giá các mặt hàng tăng.
Tỉnh miền núi Lai Châu có giá cả dịch vụ hàng hóa đắt hơn cả thủ đô Hà Nội. (Ảnh minh họa: Internet)
Chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là một chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Theo số liệu này, vùng Trung du & Miền núi có chỉ số cao nhất (104,77%) Đồng bằng Sông Hồng là 100%, trong đó, các tỉnh có giá hàng hóa và dịch vụ đắt đỏ sau Lai Châu là Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%) và Điện Biên (98,85%).
Nguyên nhân là do Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tới 10 tỉnh tăng dịch vụ giáo dục với mức tăng từ 0,52% đến 19,05%, trong khi đó vùng Đông Nam Bộ chỉ có 3 tỉnh tăng học phí là Bình Phước, Bình Dương và Tp.HCM với mức tăng từ 1,64% đến 8,26%. So với vùng Đồng bằng sông Hồng (bằng 100%), chỉ số SCOLI của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 104,77%.
Như vậy, nếu so sánh về mức thu nhập bình quân trên người của Trung du và Miền núi phía Bắc với Đồng bằng Sông Hồng, thì người dân các tỉnh vùng núi đang phải dùng các hàng hoá, dịch vụ có giá đắt đỏ nhất cả nước./.
Giá cả sinh hoạt ở Tây Bắc đắt đỏ nhất nước
Đó là kết quả điều tra 5 năm qua (2010-2015) của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI).
Theo_VOV
Vay tiền ở hàng vàng: Lãi cắt cổ Nhiều tiệm không có giấy phép cầm vàng nhưng vẫn nhận vàng của khách để cho vay VNĐ với lãi suất 1,5%/tháng, tương đương 18%/năm. Theo thống kê, TP.HCM hiện có khoảng 3.000 tiệm vàng và gần như tiệm nào cũng có dịch vụ cầm vàng. Khách hàng giao nữ trang hoặc vàng miếng cho chủ tiệm để vay lại số tiền tương...