Ngân hàng nào tăng cho vay nhiều nhất trong 9 tháng đầu năm?
Tổng dư nợ cho vay của 27 ngân hàng này đến cuối tháng 9/2020 đạt hơn 6,27 triệu tỷ, tăng 5,8% so với đầu năm. Tốc độc tăng trưởng có sự phân hóa mạnh, một số ngân hàng tăng trưởng âm, trong khi cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng trên 10%.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 9/2020, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 6,09% so với đầu năm, thấp hơn nhiều mức tăng 9,4% cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, thống kê từ BCTC của 27 ngân hàng cũng cho thấy mức tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng trong 9 tháng đầu năm cũng ở mức thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước. Tổng dư nợ cho vay của 27 ngân hàng này đến cuối tháng 9/2020 đạt hơn 6,27 triệu tỷ, tăng 5,8% so với đầu năm.
Sự phân hóa mạnh
Tốc độc tăng trưởng cho vay khách hàng trong hệ thống có sự phân hóa mạnh, một số ngân hàng tăng trưởng âm, trong khi cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng trên 10%.
NamABank là ngân hàng có tăng trưởng dư nợ cho vay mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm, với mức tăng tới 27,3% lên hơn 86.000 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng cũng có tăng trưởng trên 2 chữ số, chủ yếu là ngân hàng tầm trung, ngân hàng nhỏ như LienVietPostBank tăng 13,3% đạt 159.149 tỷ đồng; VIB tăng 15,4% đạt 148.996 tỷ; TPBank tăng 15,4% đạt 110.340 tỷ đồng; OCB tăng 11,4% lên 79.178 tỷ đồng; MSB tăng 15,5% đạt 73.430 tỷ đồng; VietCapitalBank tăng 12% đạt 38.072 tỷ đồng.
Trong các ngân hàng lớn, chỉ có ACB, SHB và HDBank tăng trưởng dư nợ cho vay trên 10%. Cụ thể, ACB tăng 10,6% đạt 295.209 tỷ đồng; SHB tăng 10,2% đạt 292.207 tỷ đồng; HDBank tăng 12,4% đạt 164.463 tỷ đồng.
2 ngân hàng có dư nợ cho vay lớn nhất là BIDV, VietinBank đều có tăng trưởng tín dụng ở mức thấp hơn mặt bằng; lần lượt tăng 2,5% đạt hơn 1,14 triệu tỷ và tăng 2,4% đạt hơn 958 nghìn tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng khác còn tăng trưởng cho vay rất thấp và thậm chí sụt giảm so với đầu năm. Chẳng hạn, dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank gần như không thay đổi sau 9 tháng, sụt giảm nhẹ 86 tỷ đồng so với đầu năm. SeABank giảm 0,8% xuống 97.871 tỷ đồng; Saigonbank giảm 3,2% xuống 14.092 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, có ngân hàng sụt giảm mạnh tới hơn 10% là Eximbank với dư nợ cho vay giảm mạnh từ 113.255 tỷ đồng xuống còn 101.302 tỷ đồng, tức giảm tới 10,6%.
Cho vay tăng chậm, ngân hàng đầu tư sang trái phiếu
Trong khi dư nợ cho vay tăng chậm do khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19, không có nhu cầu cho vay; một số ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu các TCTD trong 9 tháng đầu năm.
Tại Techcombank, số dư trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng tăng mạnh từ 30.396 tỷ đồng lên 54.445 tỷ đồng (tức tăng tới 79%) trong 9 tháng đầu năm. Số trái phiếu chính phủ cũng tăng mạnh 42% lên 21.073 tỷ đồng.
Theo đó, dù dư nợ cho vay khách hàng không tăng đồng nào, tổng tín dụng của Techcombank (hợp nhất) tăng khoảng 9,1% so với đầu năm, riêng ngân hàng mẹ tăng khoảng 8,3%.
Vietcombank cũng tăng mạnh đầu tư trái phiếu, nhưng chọn cách an toàn hơn khi đầu tư chủ yếu vào trái phiếu của các TCTD. Tại Vietcombank, số chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành tăng khoảng 25,3% lên hơn 76.000 tỷ đồng.
Tại VPBank, chứng khoán nợ cho các tổ chức kinh tế trong nước phát hành tăng mạnh từ 14.223 tỷ đồng lên 38.171 tỷ (tức tăng tới 168%).
Các ngân hàng kỳ vọng tín dụng bứt phá trong quý 4
Theo kết quả khảo sát của Vụ dự báo thống kê NHNN, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong quý 4/2020 và tăng 11,4% trong năm 2020. So với kỳ điều tra tháng 6/2020, nhóm NHTMCP nhỏ, nhóm NHTMCP lớn và nhóm NH nước ngoài đều tăng mức kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng của đơn vị mình trong năm 2020.
Trong khi đó, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 (ngày 2/10), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tín dụng đã tăng khoảng 6,1% so với đầu năm. Mặc dù trong điều kiện còn khó khăn nhưng doanh nghiệp đã có sự phục hồi và chuyển biến tích cực, linh hoạt. Trên cơ sở các khoản cũ đã được giảm, hoãn, cơ cấu lại, các doanh nghiệp đã mạnh dạn tiếp cận với các khoản vay mới.
Phó Thống đốc cũng cho biết, sắp tới, trong điều kiện dịch kiểm soát tốt như hiện nay, lĩnh vực xuất khẩu tiếp tục diễn biến tích cực thì dư nợ tín dụng có thể tăng 8-10% trong năm nay, trên 9% là con số có khả thi.
Giải cứu doanh nghiệp: Nội lực + chính sách
Phương án vốn để cứu doanh nghiệp trong bối cảnh các ngân hàng đang quan ngại nợ xấu.
Một trong những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến nền kinh tế là sự sụp đổ của hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), khi dòng tiền không đủ trả nợ ngân hàng, cũng như không còn được ngân hàng ưu tiên cho vay. Trong bối cảnh đó, hàng loạt chính sách vĩ mô và gói tín dụng ưu đãi đã được công bố nhưng việc giải cứu trên thực tế lại không như kỳ vọng.
Đợt kích cầu cuối năm
Từ đầu tháng 10, nhiều ngân hàng bắt đầu công bố các gói cho vay lãi suất ưu đãi dành cho SME để kích cầu tín dụng cuối năm trong mùa COVID-19. Vietcombank công bố gói cho vay SME với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13.10. Hay Agribank có gói 30.000 tỉ đồng cho vay SME với lãi suất ngắn hạn 4,8%/năm và 7,5%/năm với khoản vay trung dài hạn.
HDBank cũng tiếp tục giảm lãi vay gói 5.000 tỉ đồng với lãi suất từ 6,2%/năm. Tương tự, VPBank công bố cho vay sản xuất kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm dành cho cá nhân, hộ gia đình, hạn mức lên đến 20 tỉ đồng, nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu dịch bệnh.
Theo HDBank, nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, đại lý du lịch, giáo dục đào tạo, thương mại, là những ngành bị tác động nặng nề nhất, chiếm tới gần 97% số doanh nghiệp khó khăn.
Việc gia tăng kích cầu tín dụng vào cuối năm cũng tương ứng với khảo sát quý III của Vụ Dự báo Thống kê, thuộc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, có hơn 50% tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại.
Cụ thể, dư nợ cho vay được kỳ vọng tăng 4,7% trong quý IV và tăng 11,4% trong cả năm 2020. Đây là mức khá lạc quan so với kết quả khảo sát của quý trước đó và so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng 8-10% do cơ quan quản lý đặt ra.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect, quý III vừa qua, nhu cầu tín dụng đã cải thiện khi tăng trưởng tín dụng đạt 6,1% tính đến cuối tháng 9, so với mức 3,3% hồi tháng 6. VNDirect cũng kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ phục hồi trong quý IV và dự báo tín dụng cả năm sẽ tăng 9%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng lĩnh vực SME tăng 5,5% tính đến cuối tháng 9, trong khi lĩnh vực xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn tăng 5%.
Chia sẻ tại tọa đàm gần đây, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết từ nay đến cuối năm còn khoảng 8% tăng trưởng tín dụng để hoàn thành, tương đương 200.000 tỉ đồng dư nợ tại TP.HCM để cho vay. "Từ đây đến cuối năm, chúng tôi yêu cầu các ngân hàng không được nói thiếu vốn nếu như doanh nghiệp có phương án kinh doanh. Nếu ngân hàng nào hết room tín dụng thì liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để xem xét nới rộng", ông Minh chia sẻ.
Chờ chính sách mới
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, quý IV là quý đầy thách thức với doanh nghiệp vì cần phải huy động rất nhiều nguồn lực cho mùa kinh doanh cuối năm, cũng như chăm lo đời sống của người lao động. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, việc tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp vẫn không dễ dàng.
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khối doanh nghiệp SME đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Đây là nhóm dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế, dù chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp và đóng góp đến 40% GDP. Khảo sát quý III/2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy có khoảng 33,4% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động trong 9 tháng năm 2020 so với cùng kỳ, dự kiến tăng lên 36,4% vào cuối năm nay. Và có khoảng 66,6% doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giải pháp để ứng phó với tác động của dịch COVID-19.
Cũng theo khảo sát của Tổng cục Thống kê vào cuối quý III, tỉ lệ doanh nghiệp đã được nhận hỗ trợ trên tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát là 17,9%; trong đó có 4% doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ liên quan đến chính sách lao động và bảo hiểm xã hội.
Khó tiếp cận, điều kiện phê duyệt không phù hợp là những lý do mà doanh nghiệp nêu lên về thực trạng giải cứu hiện nay. Tuy nhiên, cũng có thể thấy đa phần các gói chính sách này được đưa ra ở thời điểm dịch COVID-19 chỉ mới bắt đầu làn sóng đầu tiên. Đến nay khi dịch bệnh đã giảm bớt áp lực, cơ quan quản lý bắt đầu tính đến chuyện thiết kế gói hỗ trợ đợt 2.
Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố giảm các điều kiện phê duyệt vay vốn để trả lương cho người lao động trong gói hỗ trợ 16.000 tỉ đồng. Gói hỗ trợ này được đưa ra từ tháng 4 nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp đủ điều kiện được vay từ đó cho đến nay (cuối cùng đơn vị này cũng không vay vì đã cân đối được tài chính).
Trong bối cảnh đó, khối SME cũng đặt nhiều kỳ vọng vào việc các ngân hàng thương mại sẽ tham gia giải cứu với quy mô hàng chục đến hàng trăm ngàn tỉ đồng. Cũng có nhiều ý kiến về phương án bảo lãnh vay vốn để cứu doanh nghiệp trong bối cảnh các ngân hàng đang quan ngại nợ xấu. Đó là việc thành lập tổ hợp tín dụng với quy mô 3-3,5% tổng dư nợ cho vay hiện nay, tương đương 300.000 tỉ đồng để các SME có cơ hội tiếp cận. Tuy nhiên, khó khăn nhất trong giải pháp này chính là Chính phủ bỏ tiền thực vào quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia.
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, khối doanh nghiệp SME đặc biệt gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Quý Hoà
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng trong giai đoạn COVID-19 chủ yếu tập trung vào nhóm miễn, giảm lãi suất và cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ, thay vì cho vay mới vì nhiều rủi ro. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần khẳng định các ngân hàng sẽ không hạ chuẩn cho vay vì rủi ro nợ xấu. Thay vào đó, cơ quản quản lý các tổ chức tín dụng đã 3 lần giảm lãi suất điều hành, đồng thời giãn thời hạn áp dụng tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
Việc tín dụng tháng 9 tăng trưởng khá lạc quan là một chỉ báo cho thấy 3 tháng cuối năm nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên, kéo nền kinh tế tăng trưởng theo hình chữ V, thay vì chữ L. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia tin rằng các SME, ngoài dựa vào dòng vốn ngân hàng, cũng phải chủ động thích ứng với những điều kiện kinh doanh mới, trong bối cảnh "bình thường mới". Theo đó, các yếu tố cần cải thiện là sức khỏe nội tại, có phương án kinh doanh để sẵn sàng đối thoại với ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng cho vay ưu đãi theo ngành mục tiêu, như vậy sẽ giúp gia tăng cơ hội tiếp cận vốn
Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất mới Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm. Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBanhk, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải Giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng...