Ngân hàng nào dính ‘bẫy’ sai phạm tại dự án thép nghìn tỷ ở Hà Tĩnh?
Sai phạm tại Dự án thép ở Hà Tĩnh gây thất thoát ngân sách Nhà nước gần 2.000 tỷ đồng đã và đang được cơ quan công an làm rõ. Trong đó, phải kể đến trách nhiệm của các “ông lớn” ngân hàng hiện đang nhận “quả đắng” khi trót lỡ cho chủ dự án thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
Dự án thép ở Hà Tĩnh gây thất thoát hơn 1.500 tỷ đồng vừa được Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố để điều tra, xử lý.
Năm 2008, dự án Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi được khởi công với công suất 500.000 tấn/năm, do Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (Tập đoàn thép Vạn Lợi 58,4%, Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Hợp Thành 34% và một số cá nhân khác) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, tọa lạc trên vùng đất rộng 25,8 ha tại Khu Kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, sau gần chục năm bỏ hoang, ngày 29/7/2015, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định số 366 về việc chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư Dự án Liên hợp Gang thép công suất 250.000 tấn/năm do Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với một số cơ quan chức năng xử lý việc thanh lý dự án, tháo dỡ máy móc, thiết bị…
3 ngân hàng rót vốn cho dự án này là: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB, chi nhánh Hà Tĩnh), ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển ( BIDV, chi nhánh Hà Tĩnh) và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, chi nhánh Hà Tĩnh).
Trong quá trình thực hiện dự án, Gang thép Hà Tĩnh và các tổ chức tín dụng cho vay có nhiều sai phạm như năng lực tài chính của chủ đầu tư, chỉ định thầu, cho vay vốn không đảm bảo điều kiện…
VDB chi nhánh Hà Tĩnh là ngân hàng cho công ty Gang thép Hà Tĩnh vay đến 600 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo hồ sơ, tài liệu tháng 7/2018, Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã đứng ra phân giải khoản nợ giữa chủ đầu tư với 3 “chủ nợ” ngân hàng nêu trên.
Cụ thể, tòa án công nhận Gang thép Hà Tĩnh nợ Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB) gần 1.300 tỷ đồng (nợ gốc gần 590 tỷ, nợ lãi quá hạn gần 500 tỷ, phạt lãi quá hạn gần 180 tỷ), nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (Vietcombank) hơn 150 tỷ đồng (trong đó nợ gốc hơn 74 tỷ, nợ lãi quá hạn 71 tỷ đồng, phạt lãi quá hạn hơn 5 tỷ đồng), nợ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (BIDV) hơn 115 tỷ đồng (nợ gốc hơn 49 tỷ, lãi quá hạn hơn 27 tỷ, lãi phạt quá hạn hơn 38 tỷ đồng). Sau khi giải ngân, do khó khăn về tài chính, phía Công ty Gang Thép Vạn Lợi đã không trả lãi và gốc theo đúng thời hạn với số dư nợ gốc lẫn lãi lên tới hơn 1.500 tỷ đồng. Điều này buộc các ngân hàng ngừng giải ngân các khoản còn lại…
Tới đầu năm 2019, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện bán đấu giá toàn bộ thiết bị, máy móc và các công trình xây dựng tại dự án Nhà máy liên hợp gang thép Hà Tĩnh với giá khởi điểm 108,76 tỷ đồng. Đến ngày 26/4/2019, sau khi tiến hành tổ chức đấu giá, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Kho bãi Nhơn Tân (Kho bãi Nhơn Tân) do ông Nguyễn Minh Hoàng Phương Vũ làm giám đốc có trụ sở đóng tại xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định là đơn vị trúng đấu giá với số tiền hơn 205,74 tỷ đồng, gần gấp 2 lần giá khởi điểm. Một con số “bèo bọt” so với 1.500 tỷ mà các “ông lớn” ngân hàng mắc kẹt tại đây.
Dự án “chết yểu” 3 ông lớn ngân hàng mắc kẹt hàng ngàn tỷ đồng
Dự án “chết yểu”, chủ đầu tư không có khả năng trả nợ, rõ ràng, việc 3 “ông lớn” ngân hàng chỉ vớt vát được số tiền hơn 205 tỷ đồng từ việc phát mại, đấu giá những tài sản hoen ghỉ đã hình thành còn sót lại của dự là quá “bèo bọt” so với số tiền 1.500 tỷ đồng ngân sách Nhà nước thất thoát.
3 “ông lớn” ngân hàng với sự mạo hiểm cho chủ dự án thế chấp tài sản hình thành trong tương lai để vay số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng gây thất thoát ngân sách Nhà nước đến nay vẫn chưa bị “điểm mặt, chỉ tên”. Các cá nhân nào sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan khi để xảy ra các vi phạm về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng tại Công ty cổ phần Gang thép Hà Tĩnh đang là điều khiến dư luận rất quan tâm.
Trước đó, tháng 11/2018 liên quan đến dự án chăn nuôi bò thịt, bò giống do Công ty Bình Hà làm chủ đầu tư “chết yểu” tại Hà Tĩnh với số nợ ngân hàng khổng lồ, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Bắc Hà – cựu Chủ tịch HĐQT BIDV, Trần Lục Lang – cựu Phó TGĐ BIDV, Kiều Đình Hòa – cựu Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, bà Lê Thị Vân Anh – cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV chi nhánh Hà Tĩnh về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Công ty TNHH Vạn Lợi là doanh nghiệp đã có nhiều năm hoạt động, được thành lập từ tháng 7/1993, đăng ký địa chỉ trụ sở chính trên đường Đê La Thành, Phường Ô Chợ Dựa quận Đống Đa, Hà Nội. Doanh nghiệp này đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Tính đến ngày 29/11/2019, quy mô vốn của Vạn Lợi đạt 550 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Cao Bằng sở hữu 99,91% vốn điều lệ, ông Nguyễn Hoàng Minh Đức (SN 1990) sở hữu 0,09% vốn điều lệ.
Ông Nguyễn Hoàng Minh Đức mới đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc tại Vạn Lợi thay thế cho ông Trần Mạnh Hùng (SN 1970) từ cuối năm 2018 tới nay. Ông Trần Mạnh Hùng là người đại diện của CTCP Thương mại Nguyên liệu Luyện Kim và CTCP Gang thép Vạn Lợi Hà Giang. Hai pháp nhân này hiện đã ngừng hoạt động.
Ngoài ra, vào tháng 7/2018 ông Nguyễn Hoàng Minh Đức còn góp vốn cùng ông Nguyễn Hoàng Nam (cùng địa chỉ thường trú với ông Nguyễn Cao Bằng) thành lập Công ty TNHH Phát triển Đầu tư Sunrise Việt Nam với quy mô vốn điều lệ 10 tỷ đồng.
Trước đó, Vạn Lợi đã góp 85% vốn điều lệ vốn thành lập Công ty Cổ phần Gang thép Hà Tĩnh (Gang thép Hà Tĩnh) và cũng từng thế chấp hàng nghìn tấn sắt thép phế liệu, thép xây dựng tại các nhà băng, sở hữu mỏ quặng sắt Nà Nọi (thị trần Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn) và cổ phần tại CTCP Phần Luyện Gang Vạn Lợi (Hải Phòng).
Văn Tuân – Quỳnh Chi
Thua lỗ nặng 3 năm liên tiếp, Xây lắp Dầu khí Việt Nam rơi vào 'thế khó'
Lỗ liên tiếp 3 năm từ 2017-2019, công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam bị đưa vào diện hủy niêm yết bắt buộc.
Báo cáo kiểm toán 2019 của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) cho thấy, doanh thu thuần sau kiểm toán tăng 3% so với báo cáo tự lập, trong khi giá vốn giảm 1%, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn ghi nhận lỗ 80 tỷ đồng so với con số 169 tỷ đồng trước kiểm toán.
Tuy nhiên, do các khoản chi phí đều tăng sau kiểm toán, đặc biệt chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 128 tỷ đồng khiến lỗ sau thuế lên tới 393 tỷ đồng, tăng thêm 36 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
PVX rơi vào thế phải hủy niêm yết bắt buộc.
Hai năm liền trước đó, doanh nghiệp này cũng đã thua lỗ liên tiếp, lần lượt lỗ 416 tỷ đồng năm 2017 và 414 tỷ đồng năm 2018. Theo đó tính cả năm 2019, PVX sẽ có ba năm liên tiếp có lợi nhuận sau thuế âm. Đây là một trong các điều kiện khiến các doanh nghiệp phải hủy niêm yết bắt buộc theo Nghị định 58/2012.
Trước đây, PVX cũng từng liên tiếp thua lỗ lớn vào năm 2012 và 2013 nhưng vẫn kịp thoát cửa hủy niêm yết phút chót.
Tổng CTCP Xây lắp dầu khí Việt Nam PVC (mã CK: PVX) được thành lập từ năm 1983 với tên gọi là Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, đến năm 2005 được cổ phần hóa và chuyển thành CTCP Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Đến năm 2007, Xí nghiệp được đổi tên thành CTCP Xây lắp dầu khí.
Một năm sau đó, PVC từ một doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 150 tỷ đồng đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nâng vốn lên 1.500 tỷ đồng nhằm đảm nhiệm các dự án lớn trong ngành dầu khí trên bờ.
Năm 2009, doanh nghiệp này tiến hành niêm yết 150 triệu trên HNX. Thời kỳ này, với nhiều dự án tầm cỡ như Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhiệt điện Vũng Áng, Ethanol Phú Thọ, Lọc dầu Nghi Sơn...đã giúp cổ phiếu PVX thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư.
Năm 2010, PVX đã đạt doanh thu thuần 7.300 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ấn tượng với 742 tỷ đồng. Khi đó, giá cổ phiếu PVX lên tới 30.000 đồng và trở thành bluechip trên sàn HNX. Sau đó PVX tiếp tục tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng và trở thành một trong những Tổng công ty lớn nhất của PVN.
Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang, ngay sau con số lãi lớn của năm 2010, với việc triển khai nhiều dự án lớn, PVC đã thành lập hàng chục công ty liên doanh, liên kết hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, xây lắp, vật liệu, bất động sản, tài chính... Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp này đều hoạt động kém hiệu quả, nhiều công ty con thua lỗ, phá sản. Kết quả, chỉ trong 2 năm 2012 - 2013, PVC đã lỗ tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng do trích lập dự phòng đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng các khoản vay bảo lãnh ngân hàng.
Sau khi lỗ lớn trong năm 2012 và 2013 những tưởng PVX sẽ hồi phục sau khi có lãi trở lại tuy nhiên sau đó lại báo lỗ tiếp trong 3 năm 2017, 2018, 2019.
Thu Hà
Rót vốn cho nhà ở xã hội Chính phủ vừa giao Bộ KH-ĐT cân đối thêm 3.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, trong đó có 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội và 2.000 tỷ đồng cho 4 ngân hàng quốc doanh, nhằm hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Đây là tin vui cho người dân đang có nhu cầu về nhà ở....