Ngân hàng nào có tiền gửi không kì hạn cao nhất?
Tỉ lệ CASA hay tỉ lệ tiền gửi không kì hạn đang trở thành một trong những lợi thế quan trọng của các ngân hàng trong cuộc đua về biên lợi nhuận.
Theo số liệu thống kê mới nhất của FiinPro Digest, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 21 ngân hàng niêm yết ở mức 19,6%, tăng so với mức 18,3% cuối quý 2-2020.
Nếu tính trên 20 ngân hàng (trừ ngân hàng Bản Việt do chỉ có số liệu quý 2- 2020 và quý 3-2020), CASA ở mức 19,6%, cao hơn so với mức 18,4% cuối quý 2-2020 và 18,1% cuối quý 3-2019.
Đây là mức cao nhất kể từ quý 1-2019. Các ngân hàng dẫn đầu về CASA vẫn là Techcombank (38,6%), ngân hàng Quân đội (37,7%) và ngân hàng Vietcombank (30,5%).
Vào thời điểm kết thúc quý 1-2020, tỉ lệ CASA tại Vietcombank sụt giảm từ mức 30,7% xuống còn 29,4%. Còn tại Techcombank, tiền gửi không kỳ hạn đạt 72.173 tỉ đồng vào cuối quý 1, giảm gần 4.000 tỉ so với đầu năm.
Video đang HOT
Theo đó, ước tính tỷ lệ CASA theo đó cũng giảm từ 34,5% xuống còn 32,2%. Tương tự, tại MBBank vào cuối quý 1, tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống còn khoảng 33%, nhưng vẫn ở mức cao so với mặt bằng chung toàn ngành.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 tổ chức tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, thực tế thời gian qua xuất hiện nhu cầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng cao hơn. Thực tế số liệu mới nhất cho thấy huy động vốn vẫn tăng tới 10,65% so với cuối năm ngoái cho dù mặt bằng lãi suất thấp hơn.
Cũng theo thống kê của FiinPro Digest, việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn vẫn là một vấn đề của ngành ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ cho vay trung dài hạn chiếm 48,5%-48,9% trong tổng dư nợ trong khi nguồn vốn ngắn hạn (dưới một năm) chiếm 80,7%-86,1% trong tổng cơ cấu huy động.
Cuối quý 3-2020, cơ cấu cho vay của 20 ngân hàng niêm yết thay đổi nhẹ với tỷ lệ cho vay trung dài hạn giảm xuống 48,6% tổng dư nợ so với mức 48,9% cuối quý 2-2020.
Ngược lại, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn tính trên 18 ngân hàng niêm yết giảm nhẹ từ 85,7% xuống 85,6%. Tỷ trọng nguồn vốn từ 3 tháng đến dưới 1 năm tăng lên so với cuối quý 2-2020 trong khi tỷ trọng nguồn vốn dưới 3 tháng tiếp tục xu hướng giảm từ cuối quý 4-2018.
Do đó, vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có cải thiện đáng kể trong quý vừa qua.
Tín dụng xanh cho năng lượng sạch
Ngân hàng đang chào mời nhiều khoản tín dụng ưu đãi cho mảng đầu tư năng lượng sạch.
Chỉ mới thâm nhập vào mảng năng lượng tái tạo từ năm 2019, REE đã nhanh chóng giành được vị thế trên thị trường nhờ vào uy tín và tiềm lực tài chính từ nhiều phía.
Vào ngày 19.11 vừa qua, REE SE (Ree Solar Energy, một công ty con của Tập đoàn REE) đã nhận được gói tín dụng xanh dài hạn từ Ngân hàng HSBC lên tới 660 tỉ đồng để đầu tư vào dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà và khoản tài trợ thương mại trị giá 150 tỉ đồng.
Cùng với HSBC, nhiều ngân hàng khác cũng đang dành khoản vay ưu tiên cho những dự án đầu tư điện năng lượng mặt trời. Chẳng hạn, Ngân hàng Bản Việt đang triển khai gói tín dụng 950 tỉ đồng ưu tiên cho các dự án đầu tư năng lượng điện mặt trời; thời hạn vay đến 7 năm, tỉ lệ tài trợ tới 85% tổng dự án. Sacombank có chương trình cho vay lên đến 70% nhu cầu vốn đầu tư dự án điện mặt trời, cho khách hàng doanh nghiệp tại khu vực Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Trao đổi với NCĐT, bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc Toàn quốc Khối khách hàng doanh nghiệp lớn HSBC, cho biết, có nhiều lý do cho sự hợp tác với REE lần này. Thứ nhất, HSBC đã đồng hành với REE từ năm 1995, quá trình hợp tác đủ dài để tin tưởng vào triển vọng phát triển của REE. Thứ 2, dự án năng lượng mặt trời của REE thỏa mãn các tiêu chí đầu tư chuẩn của Hiệp hội Thị trường cho vay châu Á cả về hiệu quả lẫn mục tiêu sử dụng. Dự án này cũng nằm trong cam kết cung cấp gói tín dụng xanh của HSBC đối với Việt Nam.
Tập đoàn REE có xuất phát điểm từ 3 lĩnh vực kinh doanh chính gồm cơ điện lạnh (M&E), bất động sản và hạ tầng tiện ích điện và nước. Trong nhiều năm nay, dù M&E vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh thu nhưng tỉ lệ lợi nhuận lại suy giảm rõ rệt. Theo kết quả kinh doanh trung bình trong 9 tháng đầu năm 2020 của REE, M&E đóng góp lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với 59% như chỉ đóng góp 15% lợi nhuận sau thuế. Còn mảng hạ tầng điện và nước lại mang về lợi nhuận cao nhất, chiếm tới 46% tổng lợi nhuận của REE, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra trong năm 2018 và năm 2019.
Trước thực trạng lợi nhuận sụt giảm mạnh ở mảng M&E và bất động sản cũng chưa thể phục hồi nhanh chóng, việc tập trung vào năng lượng tái tạo đang là bước đi sáng suốt của REE tới thời điểm hiện tại. Quy mô vốn điều lệ của REE SE đã đạt 350 tỉ đồng, tăng hơn 308 tỉ đồng chỉ trong 9 tháng đầu năm. Riêng REEPRO, thuộc lĩnh vực thi công, lắp đặt các dự án điện mặt trời, cũng nhanh chóng mang về 17 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm đầu tiên hoạt động.
Về những khó khăn và thử thách khi chuyển hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời áp mái, ông Huỳnh Thanh Hải, Tổng Giám đốc REE Corp, cho biết: "Đối với mảng điện mặt trời là không áp lực, vì nhu cầu thị trường đang rất lớn, khi lắp đặt xong thì thương mại ngay là có tiền. Nếu chính sách giá điện của Chính phủ không có gì thay đổi, vẫn duy trì ở mức 8,38 cent/kWh cho điện áp mái như hiện tại, REE dự kiến sẽ đầu tư 100 MW mỗi năm, khoảng 1.000 tỉ đồng".
Doanh thu chính của các dự án điện mặt trời áp mái của REE SE đến từ việc bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam giá cố định 20 năm không thay đổi. "Với điện mặt trời, Bộ Công Thương đang ưu tiên giải tỏa công suất 100% khi đã ký hợp đồng, có bao nhiêu thì phát trên lưới bấy nhiêu, ngành điện sẽ điều độ giảm nguồn điện từ thủy điện và nhiệt điện, để dự trữ lại dùng cho các việc sau. Vì thế, đầu ra của điện mặt trời áp mái không phải là vấn đề lớn", ông Hải chia sẻ thêm.
Nguồn thu tiếp theo đến từ khách hàng của từng dự án, giá điện cung cấp cho người tiêu dùng, người sản xuất thường thấp hơn giá bán cho điện lực. Ước tính tỉ suất lợi nhuận của các dự án điện mặt trời áp mái của REE SE dao động từ 10-20%.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, thuộc Bộ Công Thương, đến năm 2023, Việt Nam có thể sẽ thiếu hụt 15 tỉ kWh (tương ứng 5% nhu cầu) cho thấy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo là rất lớn. Chi phí lắp đặt điện mặt trời áp mái lại đang giảm đều mỗi năm khoảng 10-15%, dẫn đến yếu tố cạnh tranh chính giữa các nhà thầu hiện nay là chi phí vốn và chủ trương đầu tư.
"Ở nước ngoài, các nhà đầu tư năng lượng sạch huy động được vốn nhàn rỗi cao, lãi suất tương đối thấp. Họ đầu tư vào lĩnh vực này với mục đích mang lại giá trị xã hội nhiều nên biên lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn. Nhà đầu tư nước ngoài là những đối thủ mà REE lo lắng nhiều", ông Hải chia sẻ thêm.
Giải cứu doanh nghiệp: Nội lực + chính sách Phương án vốn để cứu doanh nghiệp trong bối cảnh các ngân hàng đang quan ngại nợ xấu. Một trong những tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến nền kinh tế là sự sụp đổ của hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), khi dòng tiền không đủ trả nợ ngân hàng, cũng như không còn...