Ngân hàng nào có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất?
Không như nhiều người vẫn nghĩ, Vietcombank không phải ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất, “danh hiệu” này thuộc về một ngân hàng ngoại.
Trong nhiều năm gần đây, nhu cầu của người dân về nhà ở (cả nhu cầu ở thực sự và nhu cầu đầu tư) tăng vọt. Cùng với nhu cầu tăng, cung bất động sản cũng đột phá. Hàng loạt dự án mọc lên đã khiến thị trường bất động sản trở nên rất sôi động.
Và để người dân và nhà đầu tư có đủ tài chính mua nhà, các ngân hàng ồ ạt tung ra các sản phẩm cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Vì thế, giờ đây, nhu cầu vay mua nhà trả góp của nhiều khách hàng đã được đáp ứng một cách triệt để.
Nhưng không phải khách hàng nào cũng tìm được ngân hàng có lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất thị trường. Và đa số đều tin rằng, những đơn vị lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hay Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) sẽ có đủ khả năng tung ra lãi suất rẻ nhất.
Ngân hàng Shinhanbank đang có mức cho vay mua nhà thấp nhất. (Ảnh: cafef).
Trên thực tế, lãi suất cho vay mua nhà của cả Vietcombank, BIDV và VietinBank đều tương đối thấp so với mặt bằng. Nhưng “danh hiệu” thấp nhất lại không thuộc về 3 “anh cả” mà thuộc về một ngân hàng ngoại. Đó là Shinhanbank.
Có lẽ do “sinh sau đẻ muộn” nên Shinhanbank cố gắng giảm lãi suất để cạnh tranh. Hiện tại, khi vay mua nhà tại Shinhanbank, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi trong 12 tháng đầu là 7,2%/năm.
Video đang HOT
Cao hơn một chút là mức lãi suất 7,5%/năm, nhiều đơn vị áp dụng lãi suất như như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Vietcombank chỉ đứng ở Top 3 với lãi suất cho vay mua nhà ưu đãi trong 12 tháng là 7,7%/năm. Con số này tại BIDV, Ngân hàng TMPC Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cao hơn một chút, lần lượt là 7,8%/năm, 7,9%/năm và 7,99%/năm.
Tuy nhiên, nếu tính thời gian ưu đãi thấp hơn, chỉ 3 tháng, thì lãi suất cho vay thấp nhất lại thuộc về Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Khách vay mua vào tại VIB chỉ phải trả lãi suất 6,09%/năm. Và ở thời gian ưu đãi này, lãi suất tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) là 6,49%/năm.
Một số đơn vị có mức lãi suất cao nhất có thể kể đến như ngân hàng ACB (9,5%/năm), SCB (9%/năm), MBBank (8,9%/năm), Sacombank (8,8%/năm), SeaBank (8,5%/năm).
Với mức lãi suất này của các ngân hàng, khách hàng nên cân nhắc chọn lựa phù hợp với nhu cầu vay mua nhà của mình
THANH HÀ
Theo vtc.vn
Chủ đầu tư dự án Florence vì sao phải 'lách thuế'?
Cục Thuế Hà Nội vừa có quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và truy thu thuế hơn 700 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án Florence (Mỹ Đình, Hà Nội).
Theo đó, Công ty Cổ phần xây dựng Phục Hưng Holding - Chủ đầu tư dự án Florence chịu mức phạt 20% trên số tiền thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Khoản 33, Điều 1, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 129/2013/NĐ-CP do có hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, với số tiền gần 60 triệu đồng.
Chủ đầu tư dự án Florence vì sao phải 'lách thuế'.
Ngoài ra, công ty còn bị phạt gần 169 triệu đồng do sử dụng hóa đơn bất hợp pháp căn cứ Điều 107 Luật quản lý thuế, Điều 11 Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Để khắc phục hậu quả, Cục Thuế Hà Nội sẽ truy thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng qua thanh tra, số tiền là hơn 468 triệu đồng; trong đó có hơn 56 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp là gần 412 triệu đồng. Cùng với đó là gần 19 triệu đồng tiền chậm nộp.
Như vậy, tổng số tiền mà đơn vị này phải nộp lên tới hơn 700 triệu đồng.
Riêng số tiền chậm nộp thuế nêu trên được tính đến hết ngày 20/9/2018. Phục Hưng Holdings sẽ phải tự tính và nộp số tiền chậm nộp thuế kể từ ngày 21/9/2018 đến ngày nộp đủ tiền thuế truy thu vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
Phục Hưng Holdings tiền thân là Công ty TNHH xây dựng Phục Hưng được thành lập vào năm 2001. Phục Hưng Holdings chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tháng 11/2009 với mã cổ phiếu PHC.
Với số vốn pháp định 6 tỷ đồng, vốn điều lệ 208 tỷ đồng theo giấy chứng nhận cấp năm 2017, Phục Hưng Holdings không thực sự là doanh nghiệp được đánh giá cao về tiềm lực tài chính.
Nhưng công ty này khiến nhiều người phải ngỡ ngàng khi liên tiếp tham gia vào những gói thầu có giá trị lớn.
Một trong những gói thầu đáng chú ý là gói thầu Block C, D, K giá trị 1.300 tỷ đồng trong dự án Kenton Node tại TP.HCM, gói tổng thầu 1.300 tỷ đồng dự án CT1 Gamuda hay gói tổng thầu 630 tỷ đồng thi công "Tòa nhà trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng, nhà ở cao cấp - Dự án Golden Land (275 Nguyễn Trãi, Hà Nội).
Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của Phục Hưng Holdings trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.326 tỷ đồng, tăng 44,6% so với cùng kỳ. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 35,4 tỷ đồng và 28,6 tỷ đồng, hoàn thành 49,3% kế hoạch cả năm 2018.
Tuy nhiên, nợ tài chính Phục Hưng Holdings phải trả tới 758 tỷ đồng (gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu). Dự án Florence hiện cũng bị mang đi cầm cố cho khoản vay 150 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
NGỌC VY
Theo vtc.vn
Những bất ổn trên thị trường địa ốc Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa lên tiếng cảnh báo về thực trạng giảm tốc ở nhiều phân khúc nhà ở trong nửa đầu năm 2018. Dấu hiệu giảm tốc Cụ thể, trong hai quý đầu năm 2018, tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở của các dự án trên địa bàn TP HCM giảm đến 44,5%. Trong đó, phân...