Ngân hàng MUFG Nhật Bản sẽ mua lại cổ phần VietinBank của IFC?
Lãnh đạo ngân hàng MUFG bày tỏ mong muốn được nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ trong buổi đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Nếu được chấp thuận, ngân hàng MUFG có thể sẽ mua lại cổ phần của Vietinbank từ IFC.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với các tập đoàn lớn của Nhật Bản.
Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank…
Tại buổi làm việc, ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG bày tỏ: “chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và MUFG muốn nâng tỷ lệ góp vốn tại VietinBank lên 50% vốn điều lệ”.
Trả lời lãnh đạo ngân hàng MUFG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, cho biết việc tăng vốn cho ngân hàng VietinBank là rất cần thiết để đảm bảo năng lực tài chính cho ngân hàng.
Đối với tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, rất hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng Việt, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng yếu kém, ngân hàng cần xử lý. Trong trường hợp đó, Chính phủ Việt Nam không khống chế, có thể xem xét để nhà đầu tư sở hữu hoàn toàn 100% ngân hàng đó.
Tuy nhiên, đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh “room” ở VietinBank đã cạn khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước ở mức tối thiểu và ngân hàng cũng đã có tới 30% vốn thuộc sở hữu nước ngoài.
Hiện tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại VietinBank là 64,46% còn tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại VietinBank chạm trần 30% theo quy định của NHNN và đây cũng là một trong những lý do khiến Vietinbank gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ.
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) những khó khăn về tăng vốn cấp 1 cũng như tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại đạt mức tối đa sẽ giới hạn khả năng tăng trưởng tín dụng cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Trở ngại đầu tiên đến từ việc VietinBank phải tuân thủ những quy định của NHNN về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt về ngân sách nhà nước thay vì cổ tức cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng.
Ngoài ra, theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong các ngân hàng không được giảm dưới 65% và tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước hiện tại ở CTG là 64,46%. Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) có khả năng không tham gia vào đợt phát hành riêng lẻ của CTG.
“Chúng tôi cho rằng khả năng phát hành thêm riêng lẻ cho những nhà đầu tư bên ngoài là thấp vì điều này có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước tại ngân hàng”, MBS nhận định. Room ngoại của VietinBank hiện tại cũng đã đạt mức tối đa 30% và khá thách thức để tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài”, báo cáo MBS viết.
Video đang HOT
Hiện 2 cổ đông nước ngoài lớn đang sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại VietinBank là ngân hàng Mitsubishi (19,73%) và Công ty Tài chính quốc tế IFC (5,39%
Và mong muốn của Vietinbank
Trong ba ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa (gồm cả Vietcombank và BIDV), VietinBank trở nên đặc biệt bởi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đã được lấp đầy, tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã giảm xuống giới hạn cuối cùng 65%.
Để tăng vốn điều lệ, VietinBank chỉ còn cách: một là trả cổ tức bằng cổ phiếu, thực hiện chính sách cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ các nguồn đang giữ lại; hai là phát hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn; ba là nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện phát hành riêng lẻ.
Tuy nhiên, hiện nay việc tăng vốn của Vietinbank là vô cùng “gian nan”. Bởi chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu những năm qua không được triển khai (liên quan đến yêu cầu nộp cổ tức bằng tiền về ngân sách Nhà nước) hay kế hoạch ngân sách trung hạn của Nhà nước không bố trí nguồn để đầu tư vào các NHTM. Mặc dù mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phải bố trí ngân sách để tăng vốn cho các ngân hàng. Nhưng đến nay, vẫn phải chờ.
Khi khó “nuôi con bằng sữa mẹ”, VietinBank tìm cách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, ở cách thứ ba: nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Mong muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ của ngân hàng MUFG có lẽ cũng là mong muốn hiện tại của Vietinbank. Nhưng với room cho nhà đầu tư nước ngoài như hiện tại, rõ ràng NHNN phải chấp thuận cho phép nâng room sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng không hề đơn giản.
Hiện chưa rõ giải pháp cuối cùng của VietinBank để tăng được vốn. Nhưng nếu không tăng được vốn, đồng nghĩa với dư địa để mở rộng hoạt động cấp tín dụng của Vietinbank cũng không còn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng này trong những tháng cuối năm và năm tới.
Tuy nhiên, cơ hội vẫn có với cả ngân hàng MUFG và Vietinbank. Hiện ngân hàng MUFG đang sở hữu 19,73% vốn điều lệ VietinBank và cơ hội đang ở trước mắt bởi trong một diễn biến mới đây, nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) – thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới – đang tìm kiếm người mua 8,02% cổ phần tại VietinBank do tổ chức này đầu tư hơn 7 năm qua. Nếu được chấp thuận, khả năng ngân hàng MUFG sẽ mua lại cổ phần Vietinbank từ IFC.
Lê Thúy
Theo danviet.vn
Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 5/9
Tổng hợp toàn bộ tin vắn nổi bật liên quan đến doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán.
Tin doanh nghiệp
ROS - CTCP Xây dựng FLC Faros - Ngày 31/8, HĐQT đã có quyết định góp vốn 100%, trị giá 380 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bright Future. Ngoài ra, ROS cũng góp 100% vốn, trị giá 290 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Eden Garden.
CMG - CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC - Ngày 17/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 18/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 8%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/9/2018, cổ tức được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 7% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 7 cổ phiếu mới), tương đương CMG sẽ phát hành thêm hơn 4,71 triệu cổ phiếu mới.
JVC - CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật - Vào ngày 30/08/2018, HĐQT đã quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật đối với ông Ngô Thanh Sơn kể từ ngày 31/08/2018. Theo đó, bà Vũ Thị Thúy Hằng sẽ thay thế vị trí của ông Sơn.
FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta - Trong tháng 8, FMC chế biến được 1.607 tấn tôm thành phẩm các loại, giảm gần 14% so mức 1.867 tấn của cùng kỳ năm trước. Theo FMC, nhìn chung việc nuôi tôm đạt kết quả khả quan như mong đợi về sản lượng, cùng số ao nhưng sản lượng năm nay tăng hơn 10%.
PTC - CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện - Sau soát xét PTC ghi nhận mức lỗ tăng từ 4 tỷ đồng lên hơn 7 tỷ đồng, nâng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi âm hơn 21 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra kết luận do không thể kiểm tra được tính đúng đắn về số dư tại ngày 01/01/2018 cũng như ảnh hưởng của các số liệu này tới các chỉ tiêu trong báo cáo hợp nhất 6 tháng 2018.
OCH - CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương - Ngoài những ý kiến ngoại trừ tại Công ty mẹ OCH, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty con IOC khi công ty này có các khoản nợ phải trả ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn và lỗ lũy kế lớn.
GMD - CTCP Gemadept - Ngày 17/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 18/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 15%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/9/2018.
HSL - CTCP Chế biến Nông sản Hồng Hà Sơn La - Ngày 19/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2016 và 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 20/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 4:1 (cổ đông sở hữu 4 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).
ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu - Ngày 06/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 07/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu được 1,5 cổ phiếu mới).
HCC - CTCP Bê tông Hòa Cầm - Intimex - Ngày 19/9 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2017, ngày đăng ký cuối cùng là 20/9. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 30%, thanh toán bắt đầu từ ngày 18/10/2018.
YEG - Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn chấp thuận về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên mức tối đa 100% của YEG.
PGV - Tổng CTCP Phát điện 3 - 7 tháng năm 2018, lũy kế doanh thu Genco 3 tăng hơn 2,5% so với cùng kỳ lên 23.228 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận trước thuế sản xuất điện lũy kế 7 tháng so với cùng kỳ lại giảm mạnh hơn 50% xuống còn 1.327 tỷ đồng.
Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông
GEX - Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam - Gelex - CTCP Quản lý quỹ Đầu tư MB (MB Capital), cổ đông lớn đã bán ra 12,8 triệu cổ phiếu GEX trong ngày 24/8. Sau giao dịch, MB Capital đã giảm sở hữu tại GEX từ hơn 21,87 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 5,38% xuống còn 9,07 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,23% và không còn là cổ đông lớn của GEX.
BCG - CTCP Bamboo Capital - Ông Nguyễn Hồ Nam, Chủ tịch HĐQT đã mua vào 800.000 cổ phiếu BCG trong ngày 31/8 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, ông Nam đã nâng sở hữu tại BCG lên hơn 8,17 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,57%.
SBT - CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa - Bà Nguyễn Thị Thủy Tiên, Giám đốc Tài chính - Kế toán đã mua vào 900.000 cổ phiếu SBT từ ngày 28/8 đến 31/8 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Thủy Tiên đã nâng sở hữu tại SBT lên hơn 1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,18%.
DLD - CTCP Du lịch Đắk Lắk - Ông Phạm Thiện Long, cổ đông lớn đã bán 900.000 cp DLD vào ngày 27/08, giảm tỷ lệ sở hữu từ 11,57% xuống còn 1,9%, đồng nghĩa với việc không còn là cổ đông lớn của DLD. Cùng ngày, một nhà đầu tư cá nhân là ông Phạm Hữu Bắc mua vào đúng lượng cổ phiếu trên.
TVP - CTCP Dược phẩm TV.Pharm - CTCP Dược Aikya đã mua thành công hơn 6,7 triệu cổ phiếu TVP vào ngày 28/08/2018, giá trị giao dịch ước tính đạt 167,7 tỷ đồng.
Giao dịch cổ phiếu của cổ đông
PCT - CTCP Dịch vụ Vận tải Dầu khí Cửu Long - Tổng CTCP Vận tải Dầu khí, cổ đông lớn đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 5,2 triệu cổ phiếu PCT sở hữu, tỷ lệ 22,63%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 05/9 đến 28/9 theo phương thức thỏa thuận.
LHG - CTCP Long Hậu - Ông Lê Mạnh Thường, Thành viên HĐQT đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu LHG từ ngày 07/9 đến 03/10 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Dự kiến giao dịch thành công, ông Thường sẽ nâng sở hữu tại LHG lên hơn 1,01 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,02%.
VNE - Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam - CTCP Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS), tổ chức có liên quan đến ông Lê Mạnh Hùng, Thành viên HĐQT đăng ký bán thoái vốn toàn bộ hơn 1,14 triệu cổ phiếu VNE sở hữu, tỷ lệ 1,26%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 06/9 đến 05/10 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Trần Dũng
Theo InfoNet/HNX&HSX
Nhà đầu tư hoảng loạn, Vn-Index để mất tới gần 50 điểm Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (11/10), thị trường chứng khoán ghi nhận đà giảm sâu trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất tới gần 50 điểm, thanh khoản tăng cao. Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Âu, Mỹ tối qua (10/10) và châu Á sáng nay dường như đã tác động...