Ngân hàng mở hầu bao với doanh nghiệp
Kể từ đầu tháng 7, nhiều ngân hàng (NH) giảm mạnh cả lãi suất huy động và cho vay. Đây đã phải là yếu tố để khơi thông dòng tín dụng đang dư thừa?
Hoạt động nghiệp vụ tại PVcomBank
Lãi suất đồng loạt giảm
Đi đầu đợt giảm lãi suất huy động đợt này là các NH quốc doanh. Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank hạ lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn một năm từ 6,5% xuống 5,8%. Lãi suất kỳ hạn từ 1 – 6 tháng chỉ còn từ 3,7 – 4%, giảm 0,25% (thấp hơn nhiều so với mức trần 4,25%/năm theo quy định của NHNN). Làn sóng giảm lãi suất cũng đồng loạt diễn ra tại các NH thương mại cổ phần (TMCP) như: Techcombank, VPBank, Sacombank, HDBank, VIB, lãi suất cao nhất tại Techcombank chỉ là 5,8%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên và số tiền gửi từ 50 tỷ trở lên; số tiền gửi dưới 1 tỷ mức lãi suất cao nhất chỉ là 5,6%/năm. Còn tại VPBank, biểu lãi suất áp dụng từ ngày 2/7, mức lãi suất cao nhất áp dụng với tiền gửi tiết kiệm thường dành cho số tiền gửi dưới 300 triệu đồng chỉ còn 6%/năm; với số tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên là 6,5%/năm. Tại các NHTM khác, lãi suất huy động cũng cũng được đồng loạt điều chỉnh từ đầu tháng 7 với mức giảm phổ biến 0,2 – 0,3 điểm %, một số nơi giảm trên dưới 0,5 điểm %.
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động của các NH giảm mạnh là do thanh khoản của các NHTM đang khá dồi dào. Không chỉ lãi suất trên thị trường dân cư giảm mà lãi suất liên NH cũng đang duy trì ở mặt bằng khá thấp 0,2%, nhất là với kỳ hạn ngắn đã tiệm cận 0%/năm, thấp nhất trong 10 năm qua.
Lãi suất huy động giảm, các NH có thêm dư địa để hạ tiếp lãi suất cho vay. Cụ thể, BIDV thông báo giảm thêm 0,5% lãi suất cho vay từ 1/7. Kể từ đầu năm đến nay, BIDV đã 3 lần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng với mức giảm từ 2,5 – 3,0%/năm so thời điểm truớc dịch Covid-19. Agribank cũng thông báo giảm tiếp 0,2% lãi suất cho vay từ ngày 30/6, giảm lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, ABBank lần thứ 3 giảm lãi suất gói vay cá nhân xuống còn từ 6,8%/năm… Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến ở mức 6 – 8%/năm với cho vay ngắn hạn; 9 -11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Các NHTM dự báo mặt bằng lãi suất cho vay sẽ giảm tiếp trong thời gian tới nhằm tăng mạnh dư nợ tín dụng, kích thích kinh tế tăng trưởng.
Video đang HOT
Tín dụng vẫn ì ạch
Theo thống kê của NHNN, đến ngày 29/6 tín dụng toàn hệ thống mới tăng 3,26%, chưa bằng một nửa so với năm 2019, dù các NH đã tung ra nhiều gói hỗ trợ. Theo các NH, tình trạng chung hiện nay đang dư tiền vì huy động nhiều mà chưa cho vay được. Thậm chí có những gói NH đã triển khai nhưng khó giải ngân sau dịch vì nhu cầu vốn của khách hàng chưa có.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sau thời gian bị gián đoạn nguồn cung nguyên liệu vì dịch Covid-19, hiện nhiều DN đã nối lại được nguồn cung nhưng xuất khẩu chưa thông suốt. Các DN ngành du lịch, hàng không, khách sạn vẫn đang rất khó khăn. Do đó, cần có thêm các chính sách quyết liệt hơn để hỗ trợ cả DN và NH. Phó Chủ tịch Hiệp hội DN trẻ TP Hà Nội Trần Đăng Nam chia sẻ, DN vay NH cũng khó tiếp cận, khó có nguồn vay thuận lợi về trung dài hạn, chứ không chỉ là vấn đề lãi suất. Các DN kiến nghị ngành NH nên đẩy mạnh các chính sách giãn nợ, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay hơn nữa cũng như tăng cường cho vay trung dài hạn với lãi suất thấp để đầu tư, tái cơ cấu sản xuất.
NHNN sẽ sớm sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 theo hướng để nhiều DN có thể được hỗ trợ hơn trong tình hình mới. Cùng với đó là các giải pháp như: Xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn cho các NH; Tái cấp vốn cho các dự án đầu tư công trọng điểm… Đây sẽ là các giải pháp góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng
Hơn 400 nghìn người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng vì Covid-19 được miễn, giảm lãi suất
Tính đến 8/6/2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 249.108 khách hàng với dư nợ 172.365 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 403.177 khách hàng với dư nợ 1.227.349 tỷ đồng...
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin một số kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, bám sát chủ trương của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, những tháng đầu năm 2020, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Đến ngày 29/5/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,4% so với cuối năm 2019; thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt.
Trong điều hành lãi suất, từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1,0-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm so với đầu năm.
Về điều hành tỷ giá, mặc dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, thanh khoản thông suốt, TCTD mua ròng từ khách hàng, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Về triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra, sau hơn 2 tháng triển khai quyết liệt, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ. Đến 8/6/2020, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 249.108 khách hàng với dư nợ 172.365 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 403.177 khách hàng với dư nợ 1.227.349 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 978.529 tỷ đồng cho 225.514 khách hàng với lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã gia hạn nợ 3.856,2 tỷ đồng cho 152.796 khách hàng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 1.567,6 tỷ đồng cho 75.209 khách hàng, cho vay mới 826.473 khách hàng với dư nợ 31.149,2 tỷ đồng.
Đồng thời, NHNN đã kịp thời ban hành Thông tư 05/2020/TT-NHNN ngày 7/5/2020 để cụ thể hóa Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc hướng dẫn cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để NHCSXH cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay với lãi suất 0% trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch.
Tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp
Đặc biệt, NHNN đã chỉ đạo các TCTD đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cải cách hành chính, đẩy mạnh các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp. Mới đây, NHNN tiếp tục đứng đầu các bộ, ngành về chỉ số cải cách hành chính (Par Index) năm 2019 khi đạt điêm cao nhât 95,4/100 điêm. Đây cũng la lân thư 5 liên tiếp NHNN xếp vị trí số 1 về cải cách hành chính (CCHC) trong các Bộ, cơ quan ngang Bô.
Công tác cơ cấu lại các TCTD đã đạt được những kết quả quan trọng theo đúng mục tiêu, lộ trình đề ra tại Đề án 1058, tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD: Quy mô hệ thống các TCTD được mở rộng; chất lượng tín dụng được cải thiện; năng lực quản trị điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế và tính minh bạch trong hoạt động tín dụng của TCTD từng bước được cải thiện; việc triển khai Basel II tiếp tục được các TCTD tập trung thực hiện để đáp ứng các thông lệ quốc tế về an toàn vốn.
Ngoài ra, toàn hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực trong việc miễn, giảm phí một số dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ước tính, tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí là khoảng 1.004 tỷ đồng.
Về mức tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân không lớn nên mức tăng trưởng đó là phù hợp. Các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện vẫn được các ngân hàng đáp ứng đủ vốn.
Trong những tháng cuối năm 2020, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Khoanh nợ, giãn nợ và cơ cấu nợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng do Covid-19 Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại ở Đà Nẵng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - giảm lãi suất, khoanh nợ và giãn nợ. Sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01 hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hàng trăm tỷ đồng từ việc miễn giảm lãi suất, khoanh nợ, giãn...