Ngân hàng Maybank: Kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn kỳ vọng
Các chuyên gia kinh tế của Maybank cho rằng, Singapore và Việt Nam phục hồi kinh tế theo mô hình chữ “V”nhờ các gói hỗ trợ lớn của Chính phủ và mức lãi suất thấp.
Tờ Business Times dẫn báo cáo của ngân hàng Maybank Kim Eng khẳng định, Việt Nam và Singapore là hai nền kinh tế phục hồi theo mô hình chữ V, với tốc độ nhanh hơn nhiều so với mong đợi cũng như so với các nước trong khu vực.
Theo đánh giá của Maybank, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh hơn mong đợi.
Theo các chuyên gia kinh tế Maybank, các yếu tố trong đó có các gói trợ cấp của chính phủ, lãi suất thấp, tiết kiệm hộ gia đình cao và chính sách làm việc tại nhà đã thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế tại Việt Nam và Singapore. Trog Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi trong ASEAN thoát khỏi nguy cơ suy thoái.
Báo cáo của Maybank nhấn mạnh, Việt Nam là nền kinh tế hiếm hoi trong ASEAN thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của Việt Nam tăng nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Video đang HOT
Đối với Việt Nam, động lực phục hồi hình chữ “V” là nhờ xuất khẩu, lĩnh vực bán lẻ và vận tải hàng hóa tăng trưởng trở lại như thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19.
Trong khi đó, các yếu tố hỗ trợ nền kinh tế Singapore phục hồi nhanh hơn dự đoán là giao dịch bất động sản, hoạt động sản xuất và xuất khẩu chất bán dẫn tăng trưởng mạnh mẽ. Giao dịch nhà ở tư nhân và nhà công cộng tại Singapore đã tăng lên 40% so với mức trước thời điểm dịch bệnh lây lân.
Maybank nhận định kinh tế các nước ASEAN dự kiến sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021 nếu có được vaccine ngừa Covid-19.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam giảm 1,7%, đạt 58,2 tỷ USD cuối tháng 6/2020
Việc cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư và điều kiện tài chính toàn cầu đã tạo ra sự gia tăng hết sức cần thiết cho các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ tại khu vực Đông Á mới nổi, bất chấp những nguy cơ từ đại dịch Covid-19.
Đó là đánh giá được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong ấn bản mới nhất của Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á vừa công bố.
Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định: "Các chính phủ trong khu vực đã rất linh hoạt khi ứng phó với tác động của đại dịch Covid-19 thông qua một loạt giải pháp chính sách, bao gồm nới lỏng tiền tệ và kích thích tài chính. Điều hết sức quan trọng là các chính phủ và ngân hàng trung ương cần duy trì lập trường chính sách tiền tệ mang tính thích ứng và bảo đảm đủ thanh khoản để hỗ trợ sự ổn định tài chính và phục hồi kinh tế".
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Trong giai đoạn từ ngày 15/6 tới ngày 11/9, lợi suất trái phiếu chính phủ tại phần lớn các thị trường Đông Á mới nổi đã giảm sút trong bối cảnh các chính sách tiền tệ thích ứng được áp dụng và tăng trưởng yếu trên khắp khu vực. Trong khi đó, việc cải thiện tâm lý đã dẫn tới sự gia tăng trong các thị trường vốn cổ phần của khu vực và thu hẹp chênh lệch tín dụng, với hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều mạnh lên so với đồng USD.
Trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành trên các thị trường Đông Á mới nổi đạt 17.200 tỷ USD vào cuối tháng 6, tăng 5,0% so với tháng 3/2020 và cao hơn 15,5% so với tháng 6/2019.
Tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội khu vực, trái phiếu bằng đồng nội tệ đang lưu hành của khu vực Đông Á mới nổi đã đạt tới 91,1% vào cuối tháng 6, so với mức 87,8% hồi tháng 3, chủ yếu là do lượng tiền lớn cần thiết để chống lại đại dịch và giảm thiểu tác động của nó.
Lượng phát hành trái phiếu trong khu vực đạt 2.000 tỷ USD trong quý II, tăng 21,3% so với quý I năm nay. Trung Quốc vẫn là nơi có thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực, chiếm tới 76,6% tổng lượng trái phiếu của khu vực tính tới cuối tháng 6.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã giảm 1,7% tại thời điểm cuối tháng 6 năm nay, đạt 58,2 tỷ USD, sau khi có được mức tăng trưởng hằng quý lành mạnh là 10,4% trong quý I. Điều này chủ yếu là do khối lượng trái phiếu đang lưu hành thấp hơn trong khu vực chính phủ, ngay cả khi lượng trái phiếu doanh nghiệp gia tăng.
Tính tới cuối tháng 6 năm 2020, trái phiếu chính phủ Việt Nam đã thu hẹp 7,8% so với quý trước, đạt mức 50,1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng lượng trái phiếu toàn quốc. Tuy nhiên, trong quý II, trái phiếu doanh nghiệp đã tăng mạnh ở mức 65,6% so với quý trước, đạt 8 tỷ USD. Nếu tính theo năm, mức tăng trưởng trái phiếu doanh nghiệp đạt 76% vào cuối tháng 6 năm 2020.
Báo cáo cho biết, lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành của khu vực đã đạt 10.500 tỷ USD vào cuối tháng 6, bằng 60,8% tổng giá trị trái phiếu của khu vực. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp đạt 6.700 tỷ USD.
Rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với sự ổn định tài chính là đại dịch Covid-19 kéo dài và tồi tệ hơn, có thể làm suy yếu triển vọng kinh tế của khu vực. ADB dự báo mức giảm 0,7% cho châu Á đang phát triển trong năm 2020. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm khả năng bất ổn xã hội do tác động kinh tế của đại dịch, cũng như những căng thẳng tiếp tục giữa Trung Quốc và Mỹ.
Giá USD hôm nay 25/9 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 5 đồng. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD biến động nhẹ và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ....