Ngân hàng lo nợ xấu
Tác động của Covid-19 lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là lý do khiến ngân hàng lo nợ xấu gia tăng.
Nợ xấu của ngân hàng sẽ còn tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nợ xấu tăng do covid-19
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên nợ xấu của Ngân hàng đến hết quý II/2020 đã tăng 712 tỷ đồng so với đầu năm (đến từ khách hàng hiện hữu do dịch bệnh nên không có nguồn thu).
Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank theo báo cáo tài chính bán niên là 6.682 tỷ đồng, tăng gần 950 tỷ đồng so với đầu năm (tức tăng gần 17%). Trong đó, nợ nhóm 3 tăng tới 185%, lên 851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%.
Báo cáo bán niên 2020 của nhiều ngân hàng cũng cho thấy, nợ xấu có dấu hiệu đi lên, nhất là nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Cụ thể, đến hết tháng 6/2020 tổng nợ xấu của Vietcombank tăng 11% so với đầu năm nay, khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,79% lên 0,83%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 58% và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) đã tăng tới 56%.
Video đang HOT
Tương tự, tại thời điểm cuối tháng 6/2020, tổng nợ xấu của BIDV tăng 17% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 11%, nợ nghi ngờ tăng 21% và nợ có khả năng mất vốn tăng 17%, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,75% lên 2%…
Tổng nợ xấu của ACB tại ngày 30/6 tăng 32% so với đầu năm nay, lên mức 1.918 tỷ đồng (đã loại bỏ hơn 2.082 tỷ đồng cho vay khách hàng của ACBS). Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 48% (348 tỷ đồng) và nợ nghi ngờ tăng 64% (510 tỷ đồng), khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0,54% lên 0,68%. So với đầu năm, tổng nợ xấu tại thời điểm cuối quý II/2020 của Eximbank tăng 12%, lên hơn 2.157 tỷ đồng. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 140%, nợ có khả năng mất vốn tăng 98%. Điều này khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ mức 1,71% lên mức 2,08%. Ngân hàng cho hay, Covid-19 tác động không nhỏ lên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khiến nợ xấu tăng, cho dù các nhà băng đã tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép các ngân hàng cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị tác động dịch.
Lo ngại nợ xấu chưa dừng
Tuy đã được cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng đến hết tháng 9/2020 và NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 01, song ngân hàng vẫn lo ngại, nợ xấu sẽ tiếp tục dấu hiệu tăng lên. Các nhận định được đưa ra từ giới chuyên gia kinh tế – tài chính cho thấy, nợ xấu của ngân hàng sẽ còn tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Nợ xấu tăng khi Covid-19 tái diễn là điều ngân hàng lo ngại. Chính điều này sẽ kéo theo khoản trích lập dự phòng tăng, ăn mòn lợi nhuận của ngân hàng.
Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt, ông Ngô Quang Trung cho rằng, Ngân hàng đang tích cực tái cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng, song song đó là kiểm soát chặt chất lượng tín dụng của tín dụng giải ngân mới để ngăn chặn nợ xấu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho hay, nợ xấu tăng trong bối cảnh Covid-19 tái diễn là điều ngân hàng lo ngại. Chính điều này sẽ kéo theo khoản trích lập dự phòng tăng, ăn mòn lợi nhuận của ngân hàng.
Thực tế, qua báo cáo bán niên của các ngân hàng cũng thể hiện rõ nét điều này, khi dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận nhiều nhà băng giảm, trong đó có Eximbank.
Trong kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 4%, tỉ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối năm nay sẽ lên mức 2,41%. NHNN cho biết, những tháng đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của Covid-19, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nhưng hiện vẫn chưa thể xác định chính xác thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu, các tổ chức quốc tế tiếp tục điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng này.
VIB muốn họp cổ đông bất thường bàn tăng vốn
Ngân hàng sẽ họp bất thường ngày 6/10 để bàn việc tăng vốn.
Đầu năm, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.000 tỷ đồng.
Ngân hàng lãi trước thuế 2.356 tỷ đồng trong 6 tháng, cao hơn 29% so với cùng kỳ 2019, thực hiện 52% kế hoạch năm.
HĐQT VIB quyết định 7/9 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông họp bất thường để thông qua các nội dung liên quan đến kế hoạch vốn và sửa đổi điều lệ. Thời gian họp dự kiến ngày 6/10 tại TP HCM, theo phương thức họp trực tuyến hay trực tiếp.
Tại phiên họp thường niên 2020, cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn từ 9.245 tỷ lên 11.094 tỷ đồng từ chi trả cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 20%. Nguồn thực hiện trích từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Với nguồn vốn tăng thêm, VIB sẽ dành 1.349 tỷ đồng để tăng cường cấp tín dụng, 300 tỷ cho đầu tư tài sản thanh khoản, 100 tỷ đồng để nâng cấp mạng lưới chi nhánh và 100 tỷ đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm và năng lực quản trị rủi ro.
Lũy kế nửa đầu năm, ngân hàng lãi trước thuế 2.356 tỷ đồng, cao hơn 29% so với cùng kỳ 2019, thực hiện 52% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế tăng tương đương, đạt 1.885 tỷ đồng, thực hiện 48,5% kế hoạch năm.
Tổng tài sản đến 30/6 ở mức 202.369 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Cho vay khách hàng trước dự phòng 137.902 tỷ đồng, tăng gần 7%. Nợ xấu tăng lên 3.267 tỷ đồng, tăng 29%. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay nâng từ lên 1,96% lên 2,3%.
Tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng khó, vì sao? Trong bối cảnh dịch Covid-19, việc hỗ trợ các DN nhỏ vay vốn ngân hàng qua công cụ bảo lãnh tín dụng (BLTD) rất cần thiết. TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế - cho biết, BLTD là một dạng bảo hiểm do một tổ chức tài chính cung cấp cho ngân hàng để ngân hàng cho khách hàng DN vay....