Ngân hàng lãi lớn từ mảng kinh doanh ngoại hối, vàng đóng góp phần không nhỏ
Hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng cũng được xem là một trong những nguồn thu phi tín dụng bù đắp cho lợi nhuận ngân hàng trong bối cảnh nguồn thu từ hoạt động chính sụt giảm.
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng mạnh
Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 của các ngân hàng cho thấy, trong khi nguồn thu lãi suất giảm, hoặc tăng nhẹ thì lãi từ kinh doanh ngoại hối vẫn tăng mạnh.
Chẳng hạn tại Eximbank, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 26%, đạt 166 tỷ đồng trong quý II/2020, trong khi quý cùng kỳ chỉ ghi nhận 20 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, lãi thuần kinh doanh ngoại hối của Eximbank đạt hơn 219 tỷ đồng so với con số cùng kỳ năm trước 155 tỷ đồng.
Trong khi, thu nhập lãi thuần của Eximbank quý II/2020 giảm 9% so cùng kỳ; hoạt động mua – bán chứng khoán đầu tư cũng giảm 43%.
Tuy nhiên, do quý II/2020, Eximbank trích lập tới 255 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro trong khi cùng kỳ năm ngoái được hoàn nhập 36 tỷ đồng.
Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý II/2020 của ngân hàng chỉ đạt 94 tỷ đồng, giảm tới 77% so với cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 552 tỷ đồng, giảm 27,6% so với cùng kỳ.
Tương tự, tại ACB quý II/2020 ghi nhận hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi 153 tỷ đồng, tăng 122% so với quý cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng, ACB ghi nhận 295 tỷ đồng từ kinh doanh ngoại hối, tăng 98% so với cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán có lãi tới 662 tỷ đồng trong khi cùng kỳ bị lỗ 8 tỷ đồng.
Vì vậy, dù trích lập dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm của ACB gấp 6,5 lần so với cùng kỳ lên 532 tỷ đồng; lãi từ hoạt động dịch vụ kém khả quan, giảm 10,6% xuống 797 tỷ đồng; thu nhập lãi thuần đạt 6.531 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ… nhưng ACB vẫn đạt 3.819 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm nay, tăng 5,4% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của Sacombank cũng có kết quả khả quan trong quý II/2020, đạt 166 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác của Sacombank trong quý này lại kém khả quan hơn: lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 6% xuống còn 697 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 50 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác (chủ yếu từ xử lý nợ) chỉ đạt 110 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ.
TPBank có thu nhập từ lãi tăng mạnh 25%, kinh doanh ngoại hối gấp 9,6 lần và hoạt động khác gấp 3,9 lần giúp cho lãi trước thuế tăng 34% so cùng kỳ, lên mức hơn 1.025 tỷ đồng.
Với các ngân hàng lớn có thế mạnh trong kinh doanh ngoại hối như Vietcombank cũng đã ghi nhận mức lợi nhuận khả quan riêng quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối quý II/2020 của Vietcombank đạt 821 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ và lũy kế 6 tháng đạt 1.928 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Tại Vietinbank, ghi nhận mức 644 tỷ đồng lãi từ kinh doanh ngoại hối trong quý II/2020, tăng 77% so với quý cùng kỳ năm trước; lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận mức tăng 33%.
Tuy nhiên, trong mảng kinh doanh ngoại hối của không ít ngân hàng tăng trưởng mạnh nửa đầu năm nay có một phần đến từ hoạt động kinh doanh vàng miếng ở thị trường nội địa tại những nhà băng được cấp phép kinh doanh vàng.
Thuyết minh báo cáo tài chính ACB cho biết, hàng tháng, vàng được đánh giá lại theo tỷ giá giao ngay tại ngày cuối tháng. Chênh lệch do đánh giá lại hàng tháng được ghi nhận vào chênh lệch tỷ giá hối đoái trên bảng cân đối kế toán riêng vào cuối mỗi tháng và được kết chuyển vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng vào thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
Mặc dù Eximbank không thuyết minh chi tiết về hoạt động kinh doanh ngoại hối trong nửa đầu năm nay, song Eximbank được xem là ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh ngoại hối và vàng trong những năm trước đây.
22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh vàng miếng
Trong thời gian gần đây, vàng được tìm đến như hầm trú ẩn an toàn của nhà đầu tư, quỹ đầu tư và nhà đầu cơ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và căng thẳng Mỹ – Trung, đã đẩy giá vàng tăng vọt, vượt ngưỡng 2.000 USD/ounce.
Chính điều này đã đóng góp tích cực trong mảng kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng trong nửa đầu năm nay khi hoạt động truyền thống cho vay sụt giảm bởi dịch bệnh. Còn tỷ giá được NHNN điều hành linh hoạt, ổn định trong nhiều năm nay.
Theo Thông tư 16/2012/TT-NHNN của NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng, kể từ đầu năm 2013, tất cả doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh vàng miếng phải được NHNN cấp phép.
Theo Nghị định 24, điều kiện để kinh doanh vàng miếng với doanh nghiệp là có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, kinh nghiệm kinh doanh vàng từ 2 năm trở lên, đã nộp thuế kinh doanh vàng trên 500 triệu trong 2 năm liên tiếp gần nhất, có mạng lưới tại tối thiểu 3 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.
Đối với TCTD, điều kiện để kinh doanh vàng miếng là phải có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng và có mạng lưới từ 5 tỉnh thành trực thuộc Trung ương trở lên.
NHNN đã cấp phép cho tổng cộng 22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng. Tổng số điểm mà người dân có thể đến giao dịch vàng miếng khoảng gần 2.500 điểm (2.497 điểm) trên cả nước.
Trước khi thực hiện cấp phép và tổ chức hệ thống kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, NHNN đã thực hiện khảo sát và đánh giá lại tình hình mạng lưới kinh doanh vàng trên cả nước.
Nếu trước đây có khoảng 12.000 điểm kinh doanh vàng miếng, thì kết quả khảo sát của NHNN đã thu hẹp lại còn khoảng 8.000 điểm kinh doanh vàng, thuộc các thành phần khác nhau.
Lần gần nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 29/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Thông tư 29 cũng nêu rõ: định kỳ hàng quý, doanh nghiệp, TCTD được cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thực hiện điều chỉnh địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng bao gồm: thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép hoặc báo cáo với NHNN theo quy định tại Thông tư này.
Từ chuyện không chia cổ tức, 'soi' chất lượng tín dụng của MSB
Nhìn kĩ bức tranh kinh doanh của ngân hàng MSB, nợ xấu vẫn đang là vấn đề khiến nhà băng này đau đầu. Liệu chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này có thực sự làm cổ đông hài lòng?
Mới đây, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (OTC: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm, ghi nhận lợi sau thuế đạt 224 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (61 tỷ đồng).
Tuy nhiên, các khoản chi phí của nhà băng này cũng "phình" lên sau 3 tháng. Cụ thể, chi phí hoạt động là 894 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 79 tỷ đồng; chi phí hoạt động dịch vụ hơn 75 tỷ đồng; chi phí lãi và các khỏn chi phí tương tự là hơn 1.518 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước...
Nhìn vào báo cáo tài chính của MSB, có thể thấy chất lượng tín dụng của nhà băng này không mấy khả quan, khi nợ xấu tăng. Cụ thể, tính tới 31/3/2020, tổng nợ phải trả của MSB là 139 tỷ đồng, gấp 9,3 lần vốn chủ sở hữu (hơn 15 tỷ đồng). Nợ đủ tiêu chuẩn hơn 62.965 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước; nợ cần chú ý là hơn 1.292 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn là 238 tỷ đồng; nợ nghi ngờ là 986 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 65.692 tỷ đồng. Các khoản nợ trên tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, khoản nợ ngắn hạn của MSB cũng cao, lên tới 31.356 tỷ đồng; nợ trung hạn hơn 15.768 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 18.566 tỷ đồng. Về chất lượng chứng khoán được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn là hơn 16.566 tỷ đồng.
Phần mục "nợ xấu" ngoại bảng tại VAMC của MSB cũng đang ghi nhận con số 1.533 tỷ đồng, trong đó trong đó đã trích lập dự phòng gần 333 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức 2,18% trên tổng dư nợ, so với mức 2,04% hồi đầu năm.
Chất lượng tài sản có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng cũng ghi nhận khoản nợ tiêu chuẩn hơn 5.001 tỷ đồng, nợ cần chú ý là hơn 1.699 tỷ đồng, nợ nghi ngờ hơn 215 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 222 tỷ đồng.
Với con số này liệu này, cổ đông có con niềm tin vào Chủ tịch Trần Anh Tuấn? Và kế hoạch đặt ra như lời ông Phó chủ tịch HĐQT trấn án các cổ đông đến quý III/2020 sẽ xử lý xong có thành hiện thưc?
Nợ xấu vẫn là bài toán cần phải giải quyết dứt điểm tại MSB
Chất lượng tín dụng của MSB còn thể hiện qua các khoản chi phí dự phòng tín dụng, rủi ro tín dụng. Cụ thể, chi phí dự phòng tủi ro tín dụng là hơn 79 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng âm 983 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh hơn 72 tỷ đồng; dự phòng rủi ro hơn 113 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư hơn 466 tỷ đồng
Tính tới 31/3/2020, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận âm hơn 353 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
Về chất lượng sử dụng nguồn tiền của MSB cũng gặp vấn đề, khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận khoản chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả là âm hơn 1.893 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ so với cùng kỳ; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ âm hơn 736 tỷ đồng; tiền thuế thu nhập thực nộp âm hơn 63 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTC âm hơn 1.096 tỷ đồng; khoản kinh doanh chứng khoán âm hơn 2.447 tỷ đồng...
Về lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, ghi nhận âm hơn 7.368 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 7 tỷ đồng... trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ vỏn vẹn 17.228 tỷ đồng ( giảm so với cùng kỳ).
Nhìn vào những con số "biết nói" trên, liệu cổ đông của MSB có thực sự hài lòng?
Chưa kể, mới đây MSB quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, một lần nữa khiến "người trong nhà" bức xúc. Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020, cổ đông MSB thắc mắc tại sao không dùng khoản lợi nhuận còn lại giá trị gần 900 tỷ của năm 2019 để chia cổ tức (tỷ lệ 5%), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, Ngân hàng sẽ không chia cổ tức khi chưa xử lý xong nợ xấu. Theo ông, MSB còn 900 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đến quý III/2020 sẽ xử lý xong.
Dù phía MSB đưa ra giải thích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu ngân hàng chưa xử lý hết nợ tại VAMC sẽ không được chia cổ tức, dù đó chỉ là nơi giữ nợ tạm thời.
Thế nhưng, câu trả lời trên vẫn chưa thỏa mãn được các cổ đông, những "người chủ" của ngân hàng liên tục phản ứng vì cho rằng "lợi ích của cổ đông thiểu số tại Maritime Bank không được đảm bảo".
Viet Capital Bank báo lãi trước thuế 48,1 tỷ đồng trong quý I/2020 Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với kết quả lợi nhuận trước thuế đạt 48,1 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet Đóng góp lớn cho lợi nhuận của Ngân hàng là thu nhập lãi thuần với giá...