Ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận cao trong năm 2020
Các nhà băng đang rầm rộ công bố lợi nhuận năm 2019, đồng thời đặt mục tiêu đạt mức lợi nhuận khá cao trong năm 2020.
Lãi tỷ USD
Thực tế, năm 2019, ngành ngân hàng đã gặt hái được thành công lớn khi lợi nhuận tăng trưởng mạnh, tác động tích cực lên cổ phiếu. Trong đó, phải kể đến các nhà băng quy mô đang niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Vietcombank cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2019 của ngân hàng này đạt 23.130 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra, trở thành một trong 2 doanh nghiệp niêm yết có mức lợi nhuận lớn nhất trên thị trường.
Cũng theo ông Nghiêm Xuân Thành, năm 2020, Vietcombank dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức hơn 15%. Đến năm 2025, lợi nhuận của Vietcombank dự kiến đạt 2 tỷ USD, trong đó lợi nhuận từ bán lẻ đóng góp 1 tỷ USD.
Mới đây, Ngân hàng BIDV báo lãi năm 2019 ở mức 10.800 tỷ đồng. Với ViettinBank, dù năm qua khó tăng trưởng tín dụng, song vẫn đạt kế hoạch lợi nhuận 11.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Còn Agribank báo lãi 11 tháng đầu năm 2019 gần 12.000 tỷ đồng trước thuế.
Câu lạc bộ ngàn tỷ đồng
Nếu như trước đây, số lượng ngân hàng vào câu lạc bộ ngàn tỷ đồng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì nay, con số này không còn hiếm, kể cả với nhà băng đang giai đoạn đẩy mạnh cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Năm qua, Sacombank đạt gần 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Ông Nguyễn Cảnh Vinh, quyền Tổng giám đốc Eximbank cho biết, năm qua, Ngân hàng ước đạt trên 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành kế hoạch năm. Điều này cho thấy, hoạt động của ngành ngân hàng đang hồi phục mạnh trở lại.
OCB cho biết, Ngân hàng hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2019, ước đạt hơn 3.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng gần 50% so với năm 2018. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, OCB có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trên 100% kế hoạch.
Tương tự, kết thúc quý IV/2019, các chỉ tiêu kinh doanh của Nam A Bank đã “cán đích” thành công, đặc biệt, nhiều chỉ tiêu quan trọng đã vượt kế hoạch.
Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2019, các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng của Nam A Bank có sự tăng trưởng tốt, như tổng tài sản đạt 94.657 tỷ đồng (tăng 26,0% so với năm 2018, đạt 110% kế hoạch), huy động vốn thị trường 1 đạt 75.157 tỷ đồng (tăng 32,2% so với năm 2018, đạt 104% kế hoạch), dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 67.546 tỷ đồng (tăng 32,9% so với năm 2018, đạt 113% kế hoạch), lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 925 tỷ đồng (đạt 116% kế hoạch, tăng 351 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2019).
VietBank đã hoàn tất mục tiêu lợi nhuận năm 2019 là 540 tỷ đồng, dù mới tính đến hết tháng 11/2019. So sánh với những ngân hàng quy mô lớn trong ngành thì lợi nhuận VietBank còn khiêm tốn, song với quy mô hiện tại, VietBank đã đạt được kết quả vượt kỳ vọng.
Theo TS. Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP.HCM), hoạt động của ngành ngân hàng đang dần tăng trưởng trở lại. Trong bối cảnh tín dụng được kiểm soát và theo xu hướng giảm dần hiện nay, thì nguồn thu từ mảng dịch vụ đã tăng đáng kể nhờ đẩy mạnh chiến lược bán lẻ và giảm dần phụ thuộc vào tín dụng.
Tuy nhiên. Theo TS. Bùi Quang Tín, dự phòng rủi ro vẫn là gánh nặng với những ngân hàng chưa xử lý hết nợ xấu lớn, đồng thời phải trích dự phòng để tất toán trái phiếu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) sau 5 năm bán cho VAMC và nay đến thời hạn nhận lại.
Thùy Vinh
Theo Baodautu.vn
Giảm lãi suất cho vay bằng cách nào?
Phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ phấn đấu giảm thêm ít nhất 0,5% lãi suất cho vay trong năm 2020, đặc biệt là với các lĩnh vực ưu tiên.
Lãi suất huy động vẫn neo cao
Theo các chuyên gia ngân hàng, muốn giảm lãi suất cho vay chỉ có hai cách: Hoặc là giảm lãi suất huy động, hoặc là tiết giảm chi phí hoạt động. Thế nhưng, chi phí hoạt động của các nhà băng đã ở ngưỡng giới hạn do lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động trong mấy năm gần đây. Thậm chí, tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của hệ thống có xu hướng co lại do mặt bằng lãi suất huy động tăng trong thời gian gần đây.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể kéo giảm được mặt bằng lãi suất huy động, cơ quan quản lý nên nới lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung- dài hạn so với dự kiến trước đó.
" Dư địa tăng NIM của các ngân hàng trở nên hạn chế hơn do áp lực huy động vốn trung-dài hạn, tỷ trọng cho vay bán lẻ đã ở mức cao, trong khi cạnh tranh trong mảng cho vay bán lẻ gia tăng, lại thêm hệ số cho vay trên huy động (LDR) đã được đẩy sát ngưỡng", VDSC cho biết và nhấn mạnh thêm, chi phí dự phòng rủi ro tiếp tục tăng ở một số ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng còn dư nợ xấu tại VAMC, khiến chi phí hoạt động của các nhà băng này bị đẩy lên và NIM bị thu hẹp hơn.
Như vậy, giải pháp duy nhất để giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh hiện nay là phải giảm được lãi suất huy động. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động hiện vẫn đang neo ở mức rất cao và khó giảm từ nay đến cuối năm 2019 do tính mùa vụ.
Trên thực tế, mặc dù hiện đã có một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động, song số này là không nhiều, mức giảm cũng không lớn, chỉ khoảng 10-20 điểm cơ bản và cũng chỉ tập trung ở một số kỳ hạn ngắn.
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện nay, giữ được lãi suất cho vay không tăng đã là một thành công bởi theo như nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng, từ nay đến cuối năm, cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay có thể tăng khoảng 1%.
Theo Enternews.vn
2020, HOSE hút khách ngân hàng niêm yết Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 yêu cầu các ngân hàng phải niêm yết cổ phiếu trên HOSE hoặc HNX, chứ không qua sàn UPCoM như quy định trước đó, "kéo" các ngân hàng trở lại với kế hoạch chuyển sàn hay niêm yết còn dang dở. Tính đến nay, mới có...