Ngân hàng hỗ trợ người dân “vay nóng” với lãi suất thấp nhất
Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất bức thiết, đột xuất, chính đáng của người dân. Mức lãi suất sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức mà bà con đang tiếp cận với tín dụng đen vì quan điểm ngân hàng không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng sẽ hỗ trợ người dân “vay nóng” với lãi suất thấp nhất (Ảnh minh họa)
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của người dân, doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Trong đó, bên cạnh tín dụng chính thức có sự quản lý của Nhà nước còn có tín dụng phi chính thức, không có sự quản lý của Nhà nước, còn gọi là tín dụng đen cũng đang nở rộ trong thời gian gần đây.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN. Trong khi người dân, DN khó tiếp cận vốn ngân hàng thì nguồn tín dụng phi chính thức lại luôn “rộng cửa” với thủ tục vay rất đơn giản, linh hoạt, không cần tài sản thế chấp, nguồn vốn dồi dào. Điều này lý giải vì sao tín dụng đen ngày càng bùng phát.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: trong tháng 2 vừa qua, NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát để nghiên cứu đánh giá ở 7 địa phương có thể xem là có tín dụng đen nhiều nhất. Chúng ta phải nhìn nhận trong tín dụng không chính thức có một bộ phận tín dụng đen.
Tín dụng đen ở đây thông thường gắn với hành vi của xã hội đen khi thu nợ với lãi suất cắt cổ. Nhìn chung, tín dụng đen vẫn là một vấn đề hết sức nan giải và phức tạp. Bộ Công an và chính quyền các cấp vẫn đang tích cực xử lý.
Do đó, với vai trò của mình, ngành ngân hàng đang nỗ lực triển khai thêm các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu thiết yếu có tính chất bức thiết, đột xuất của người dân như: Trong sinh hoạt như là khám chữa bệnh, cưới hỏi, ma chay… có thể tiếp cận tín dụng chính thức. Như vậy, tín dụng đen không có cơ hội tiếp cận với người dân.
Nhiều năm qua, ngân hàng có nhiều chủ trương tăng cường tín dụng, không chỉ tín dụng cho vay phát tiển kinh tế xã hội mà còn tín dụng tập trung tiêu dùng. Các NHTM, các tổ chức tài chính vi mô, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nói chung bình quân là 16,4%, nhưng riêng tốc độ tín dụng cho vay tiêu dùng tăng 41,2%. Riêng năm 2018, một số địa phương có tốc độ tín dụng tiêu dùng tăng rất nhanh, điển hình là TP. HCM, Thái Bình, Lâm Đồng tăng trên 50% so với cuối năm 2017.
Đáng chú ý, ngành ngân hàng tập trung cho những nguồn vốn cụ thể để cho đối tượng vay tiêu dùng. Đơn cử như gói 5.000 tỷ đồng của Agribank đang triển khai.
Video đang HOT
Đây rõ ràng là hướng đi đúng, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế thị trường, phát triển kinh tế tư nhân và tập trung giải quyết không chỉ phục vụ phát triển sản xuất mà cả tiêu dùng cho người dân. Điều này cũng góp phần hạn chế hiệu quả tín dụng đen trong thời gian qua.
Để điều chỉnh cơ chế chính sách, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mạnh dạn hơn trong cho vay. Cần có hành lang pháp lý đầy đủ, chương trình tín dụng hợp lý hướng tới đúng các đối tượng mục tiêu.
Ngành ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới hơn nữa nhất là tới các vùng sâu, vùng xa để người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Cụ thể, NHNN khuyến khích đưa những mô hình tín dụng lưu động của các ngân hàng, những sản phẩm thuận lợi để người dân tiếp cận.
“Tôi khẳng định mức lãi suất chắc chắn là thấp hơn rất nhiều so với mức mà bà con đang tiếp cận với tín dụng đen. Vì quan điểm của NHNN là với các khoản vay này, các ngân hàng không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận ở những khoản vay này mà trọng tâm là đảm bảo an sinh xã hội”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề tín dụng đen, không chỉ có ngành ngân hàng, mà rất cần sự phối hợp tích cực, vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, nhất là chính quyền địa phương phường xã. Làm công tác an sinh nhưng vẫn phải bảo đảm thu hồi được nợ, đảm bảo hạn chế rủi ro. Do đó, việc phối hợp với địa phương để nắm vững nhân thân người vay, xác định chính xác nhu cầu chính đáng của người dân là vấn đề quan trọng, nếu ai lừa đảo, vay đánh bạc, lô đề, cá độ, nghiện ngập thì sẽ bị xử lý, vì đây là các hành vi phạm pháp luật.
Phương Thảo
Theo congluan.vn
Ngân hàng Việt đang hé cửa hoán đổi rủi ro
Ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, Công ty Chứng khoán Techcom Securities (TCBS) cập nhật diễn biến gần nhất trên thị trường trái phiếu trong nước, cho thấy một xu hướng tiếp tục thể hiện.
Với cánh cửa này, rủi ro được chuyển sang người gửi tiền - trở thành trái chủ của doanh nghiệp thay vì gửi tiền vào ngân hàng như trước. Ngân hàng tách khỏi rủi ro (nợ xấu) vì không cho vay trực tiếp, mà đơn thuần làm trung gian dịch vụ, thu phí.
Theo cập nhật này, đầu năm 2019, khi mà hoạt động ngân hàng và diễn biến lãi suất huy động VND trên thị trường bước vào mùa cao điểm nhất trong năm, thì một bộ phận dòng tiền cá nhân vẫn gia tăng không ngừng vào kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Một xu hướng gia tăng
Trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm truyền thống, quen thuộc trên thị trường Việt Nam. Nhưng nó trở nên đáng chú ý khi có những chuyển động mới, ngày càng đậm nét hơn với sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân - khách hàng gửi tiền của ngân hàng thương mại.
Trước đây, tại Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp (ngoại trừ trái phiếu của ngân hàng thương mại) chủ yếu có khách hàng là các ngân hàng thương mại và tổ chức đầu tư, không nhiều khách hàng cá nhân tham gia để định hình một mảng thực sự trong cơ cấu thị trường.
Thế nhưng, khi ngày càng có nhiều người hòa vào dòng chảy này, và họ từng hoặc đang gửi tiền tại ngân hàng thương mại, thì các chuyển động và thay đổi liên quan không còn là truyền thống nữa.
Theo một số dữ liệu cập nhật trong năm 2018, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành vẫn ở mức độ nhỏ. Nhưng xu hướng gia tăng đã và đang thể hiện mạnh. Trong xu hướng này, sự tham gia của khách hàng cá nhân, qua kết nối của ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán hiện nay được xem là những bước đi đầu tiên để hướng tới những quy mô lớn hơn.
Tham khảo tại TCBS, đầu mối nắm tới 81,7% thị phần giao dịch trái phiếu năm 2018 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, xu hướng gia tăng nói trên thể hiện rõ.
Cụ thể, năm qua công ty này đã phát hành thành công hơn 61.992 tỷ đồng trái phiếu cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, tăng 79% so với tổng khối lượng 34.637 tỷ đạt được trong 2017.
Và cập nhật đến đầu 2019, TCBS đã có 18.587 khách hàng tham gia. Đáng chú ý là họ đến từ 45 tỉnh thành trên cả nước - mức độ phổ cập theo mạng lưới của một ngân hàng thương mại.
Hoán đổi rủi ro
Tương tự như với bảo hiểm, cánh cửa đã hé mở và có xu hướng rộng hơn trong hoạt động phân phối trái phiếu doanh nghiệp cho khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại.
Vài năm trở lại đây, người có số dư tiền gửi lớn, tại một số ngân hàng thương mại, có thể nhận được lời mời tham gia trái phiếu doanh nghiệp mà họ phân phối, với lãi suất cao hơn.
Như trên, đã và đang có nhiều hơn số người gửi tiền cá nhân gật đầu. Cánh cửa mở ra, bản chất dòng tiền trong hoạt động ngân hàng ở đây đã thay đổi. Các mối quan hệ theo đó cũng thay đổi, rủi ro theo đó cũng hoán đổi.
Tại Việt Nam bao năm nay, ngân hàng thương mại làm trung gian tài chính, nhưng chủ yếu trực tiếp huy động vốn và cho vay. Mối quan hệ giữa người gửi tiền - ngân hàng - doanh nghiệp vay vốn theo truyền thống này đặt ngân hàng ở trọng tâm rủi ro; người gửi tiền cũng tiềm ẩn chịu rủi ro nhưng mức độ không lớn.
Còn với cánh cửa đang hé mở trên, rủi ro hoán đổi. Rủi ro được chuyển sang người gửi tiền - trở thành trái chủ của doanh nghiệp thay vì gửi tiền vào ngân hàng như trước. Ngân hàng tách khỏi rủi ro (nợ xấu) vì không cho vay trực tiếp như trước, mà đơn thuần làm trung gian dịch vụ, thu phí.
Với cánh cửa này, người gửi tiền truyền thống trở thành nhà đầu tư, có lợi ích cao hơn qua lãi suất trái phiếu thường cao hơn đáng kể so với gửi ngân hàng, nhưng họ cũng phải chấp nhận rủi ro cao hơn.
Doanh nghiệp vay vốn có thêm kênh trực tiếp huy động vốn với lãi suất có thể thấp hơn vay ngân hàng. Và nguồn này tách khỏi tăng trưởng tín dụng hàng năm.
Cảnh cửa đó, sự hoán đổi đó như là những dịch chuyển đầu tiên giữa kênh tín dụng với kênh thị trường vốn, trở nên đáng chú ý khi nó có xu hướng thu hút nhiều hơn khách hàng cá nhân - người gửi tiền tham gia.
Hoán đổi rủi ro, ngân hàng trong vận động này an toàn hơn, có cơ cấu thu dịch vụ tốt hơn, bớt áp lực nợ xấu cùng các sức ép cân đối trong sử dụng vốn khi cho vay như thông thường.
Hướng đi này cũng kích thích dần phát triển thị trường vốn, kênh huy động nguồn trung dài hạn cho doanh nghiệp, trong khi ngân hàng tập trung chức năng chính là đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và tài trợ vốn lưu động.
Vấn đề còn lại là rủi ro hoán đổi sang những người từng là khách hàng gửi tiền của ngân hàng. Họ trở thành những nhà đầu tư. Cơ chế bảo vệ những nhà đầu tư cá nhân này, cùng lượng hàng trái phiếu có từ những doanh nghiệp hoạt động như thế nào, minh bạch đến đâu là tương lai của mức độ hoán đổi.
Trong tương lai đó, cùng với sự lan rộng kênh phân phối tại nhiều tỉnh thành, cánh cửa trên đang có những hướng mở đại chúng hơn, khi mới đây đã có sản phẩm huy động "món lẻ" với đơn vị chục triệu đồng thay vì phải có hàng trăm triệu đồng như trước đây - một hướng mở rộng hơn nữa sức hút khách hàng cá nhân, những người từng và đang gửi tiền tại ngân hàng thương mại.
Minh Đức
Theo vneconomy.vn
Siết tín dụng để kìm lãi suất Hầu hết các dự báo mới đây đều nhận định rằng, tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 sẽ giảm tốc, chỉ ở mức 14 - 15%. Cùng với đó, chủ trương gia tăng về chất lượng tín dụng thay vì số lượng cũng khiến ngân hàng tiếp tục siết lại nguồn vốn cho vay. Năm 2019 được dự báo tín dụng sẽ...