Ngân hàng Hà Tĩnh trước mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 – 17%/năm
Tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp, nhiều lĩnh vực kinh tế đối mặt khó khăn… đặt ra áp lực không nhỏ cho nhiều ngân hàng ở Hà Tĩnh trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 – 17%/năm vào cuối năm 2020.
Ngành ngân hàng Hà Tĩnh bắt đầu bước vào trạng thái kinh doanh mới, phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Vào cuối tuần qua, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh đã phát đi “hiệu lệnh” mới, chính thức chuyển trạng thái của ngành ngân hàng Hà Tĩnh sang chế độ ứng phó diễn biến của dịch Covid-19.
Theo đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hà Tĩnh Nguyễn Huy Tiến yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) cần tiếp tục mở rộng tín dụng, đặc biệt là cho vay các lĩnh vực ưu tiên; tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
HTX Chế biến hải sản Ánh Dương đã được VietinBank giảm lãi trên dư nợ 2,1 tỷ đồng vào đợt dịch trước.
Giải pháp điều hành mới của Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh chính là tập trung đẩy mạnh các gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp”; Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND tỉnh về “Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới và đô thị tỉnh 2019 – 2020″…
Mới nhất là chính sách cho vay hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND và Quyết định 2377/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Những chính sách điều hành linh hoạt từ NHNN sẽ giúp doanh nghiệp “trụ vững” giữa khó khăn.
Đến cuối năm nay, theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng Hà Tĩnh đạt 15 – 17%/năm. Theo phân tích số liệu của Phòng Tổng hợp – Nhân sự & Kiểm soát nội bộ – Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 7, dư nợ toàn địa bàn đạt 55.470 tỷ đồng, tăng 6,86% so với thời điểm 31/12/2019 và tăng 14,81% so với cùng kỳ năm 2019.
Video đang HOT
Điều đó cho thấy, năng lực tài chính và sự linh hoạt thích ứng của các tổ chức tín dụng được cải thiện, hỗ trợ tốt cho nền kinh tế. Đồng thời, dự báo khả năng ngành sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kịch bản kinh doanh của mỗi ngân hàng.
VietinBank Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều “gói” vay với lãi suất cạnh tranh, tuy nhiên mức hấp thụ vốn vẫn thấp.
Khó khăn nhất hiện nay là, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng tiếp tục giảm sâu do nguy cơ tái diễn của dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng. Sự hồi phục của các lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sau đợt dịch trước chỉ mới diễn ra được vài tháng, khả năng chưa đủ “đề kháng” để chống cự lại những khó khăn lần thứ hai.
Tại VietinBank Hà Tĩnh, tổng dư nợ đến ngày 31/7/2020 đạt gần 5.800 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chỉ tăng 0,4% so với 30/6/2020.
Ông Nguyễn Văn Bình – Phó Giám đốc VietinBank Hà Tĩnh cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của NHNN và VietinBank Việt Nam, chi nhánh đã triển khai các giải pháp tín dụng trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, sẵn sàng đáp ứng vốn với lãi suất cạnh tranh, nhất là đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ, mức lãi suất được áp dụng vào khoảng 6 – 6,5%/năm. Tuy nhiên, mức hấp thụ vốn vẫn còn thấp”.
HDBank Hà Tĩnh đang nằm vào nhóm có mức tăng trưởng dư nợ cao nhất trong khối ngân hàng cổ phần.
Việc giảm lãi suất được coi là “cứu cánh” của các “ông lớn” như: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank… Trong khi đó, không ít ngân hàng quy mô nhỏ khó lòng cạnh tranh mức lãi suất này. Không ít chủ nhà băng cho rằng, những bất lợi từ nền kinh tế thiếu sôi động sẽ càng làm khó việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng.
“Các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết những khoản nợ đến hạn chưa trả được, xin giãn, hoãn, chưa có nhu cầu vay mới. Ngân hàng có tiền mà cũng không cho vay được” – đại diện một NHTM cổ phần cho biết.
Khó khăn trong tăng trưởng tín dụng nhưng trong điều kiện nhiều rủi ro thì các quy định về tín dụng càng phải chặt chẽ, an toàn. Theo Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, các ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất chứ không thể hạ chuẩn tín dụng vì mục tiêu tăng trưởng.
Lãi suất tiếp tục giảm sâu, dư tiền trăm ngàn tỷ chảy về đâu
Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm, nhiều ngân hàng đang thừa tiền, trong khi dịch Covid-19 quay trở lại. Mặc dù lo ngại về kết quả hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn khó giảm thấp hơn được nữa.
Gửi tiết kiệm còn hấp dẫn?
Tại 4 ngân hàng thương mại lớn có vốn Nhà nước, lãi suất huy động hiện giữ nguyên so với tháng 7/2020. Nằm trong khoảng từ 3,7%-6,1%/năm với các kỳ hạn từ 1-36 tháng.
Cụ thể, các ngân hàng BIDV, Vietinbank và Agribank có biểu lãi suất huy động 1-36 tháng từ 3,7%-6%/năm. Mức lãi suất 6%/năm thuộc về các kỳ hạn từ 12-36 tháng. Vietcombank áp dụng biểu lãi suất tương tự so với 3 ngân hàng trên, riêng gửi tiết kiệm tại kì hạn 24 tháng được hưởng lãi suất 6,1%/năm.
Với các ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất nhiều kỳ hạn tiếp tục giảm. Techcombank ngay đầu tháng 8 đã giảm lãi suất từ 0,2-0,3 điểm % so với tháng trước với kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng điều chỉnh giảm 0,3 điểm phần trăm tại nhiều kì hạn gửi từ 1 đến 36 tháng. Lãi suất huy động cao nhất tại hình thức gửi tiết kiệm thông thường vẫn được duy trì ở mức 7,7% khi gửi tiền tại kì hạn 13 tháng, lĩnh lãi cuối kì.
Các ngân hàng đều giảm lãi suất huy động từ tháng 8
Ngân hàng ACB các khoản tiền kì hạn 1 tháng được điều chỉnh giảm từ 0,3-0,45 điểm % so với đầu tháng 7 và dao động trong khoảng từ 3,7%-3,8%/năm. ACB giảm 0,5 điểm % và 0,6 điểm % lần lượt cho các khoản tiền gửi kì hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất dao động từ 5,3%-5,6%/năm. Đối với kì hạn 12 tháng, lãi suất giảm 0,5 điểm % so với đầu tháng 7, niêm yết ở mức 5,7%-6%/năm. Khách hàng gửi từ 30 tỷ đồng trở lên kì hạn 13 tháng sẽ được hưởng lãi suất 7,5%/năm.
Lãi suất ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) cũng điều chỉnh giảm tại đa số các kì hạn so với đầu tháng 7. Với hình thức tiết kiệm truyền thống lĩnh lãi cuối kì, lãi suất tại VietBank dao động từ 3,9%-8%/năm tại các kì hạn từ 1-36 tháng. Riêng kì hạn 13 tháng, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi nhất hiện nay là 8%/năm với điều kiện gửi từ 500 tỷ đồng trở lên theo hình thức lĩnh lãi cuối kì.
Với hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất tại các ngân hàng đều cao hơn so với gửi tại quầy từ 0,3 đến 1,2 điểm % tùy từng ngân hàng. Mức lãi suất gửi online cao nhất tại một số ngân hàng như Việt Á, NCB lên tới 8-8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và khoảng 7,5-7,6% với kỳ hạn 7 tháng.
Lãi vay khó giảm
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 28/7, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 3,45% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,13%). Đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, huy động vốn tăng 5,31%. Nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng thấp và thanh khoản dồi dào.
Lãi suất huy động nhiều ngân hàng đã giảm và ở mức thấp, liệu lãi suất cho vay có giảm tiếp?
Lãi suất cho vay khó giảm do không còn nhiều dư địa
Ý kiến của giới chuyên môn cho rằng, không có nhiều dư địa để hạ lãi suất cho vay. Dư địa tiền tệ phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát, khoảng chênh lệch này càng lớn thì dư địa càng nhiều. Lãi suất điều hành của Việt Nam đang dao động từ 3% (lãi suất chiết khấu 3%) đến 4,5% (lãi suất tái cấp vốn), xen giữa đó là trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn (4,25%). Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm là 4,19%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) là rất nhỏ, đồng nghĩa với dư địa còn rất hẹp.
Muốn giảm lãi suất thêm, Việt Nam cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát. Nếu cố ép lãi suất xuống ngang lạm phát hoặc thấp hơn lạm phát, tiền sẽ chảy qua các kênh khác như trái phiếu DN, vàng, bất động sản có thể đẩy giá các thị trường này lên, hình thành "bong bóng". Nếu điều đó xảy ra sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế, khiến quá trình hồi phục trở nên khó khăn, đồng thời tác động xấu trực tiếp tới nhóm người có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội.
Một số ngân hàng thương mại cho rằng trong hoàn cảnh hiện nay có thể sẽ giảm thêm lãi suất cho vay, nhưng mức giảm không nhiều. Thời gian qua, ngân hàng giảm lãi vay chủ yếu là chấp nhận hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ DN. Tuy vậy, ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất đến mức độ nhất định do phải bảo toàn vốn cho người gửi tiền.
Giới chuyên môn nhận định, viêc các ca lây nhiễm Covid-19 xuât hiên trơ lai trong công đông từ cuối tháng 7 có thể sẽ anh hương tiêu cưc đên triển vọng kinh doanh. Để cứu DN, việc đưa ra giải pháp đột phá về lãi suất, tín dụng là cần thiết, như các gói vay lãi suất 0% cho các ngành hàng không, du lịch,... Tuy nhiên, các gói vay này - nếu có - lại liên quan đến tài khóa, chứ không phải chính sách tiền tệ, vì sử dụng tiền ngân sách, ngân hàng chỉ là nơi giải ngân hộ.
Về phía ngân hàng, kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý 3/2020 của các tổ chức tín dụng (TCTD) do Vụ Dự báo - Thống kê Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện cho thấy, tỷ lệ các TCTD nhận định kết quả hoạt động kinh doanh trong quý 3 cải thiện hơn so với quý trước giảm mạnh, từ mức 47% tại thời điểm tháng 3/2020 xuống mức 32% tại kỳ điều tra. Trong đó, có 15,3% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm. Tuy nhiên, điều tra này được thực hiện khi dịch Covid-19 chưa quay trở lại.
Lãi suất huy động sẽ giảm thêm? Mặt bằng lãi suất (cả tiết kiệm và cho vay) được dự báo sẽ giảm thêm thời gian tới... Nguồn vốn và huy động của các NHTM đang thuận lợi trong khi cho vay đầu ra vẫn chưa thể đẩy mạnh. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm sẽ tiếp tục giảm Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo về việc điều chỉnh...