Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019
Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái.
Tại đại hội cổ đông Techombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với mức 32,7% trong năm 2018.
Tại Đại hội đồng cổ đông VIB, cổ đông cũng đã chấp thuận kế hoạch kinh doanh 2019 của ngân hàng với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Trước đó, năm 2018 VIB đạt 2.743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 162%.
Trường hợp tương tự diễn ra tại ĐHCĐ Nam Á Bank. Năm 2018, ngân hàng này thu về 743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 147%. Tuy nhiên, trong ĐHCĐ vừa tổ chức cuối tháng 3, ngân hàng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 chỉ là 800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng dự kiến là 8%.
Với những ngân hàng đã công bố tài liệu để chuẩn bị họp ĐHCĐ vào cuối tháng 4 này như VPBank, TPBank, ACB, MBB, VietinBank, SeaBank,… mức tăng trưởng lợi nhuận đặt ra cũng thấp hơn nhiều so với năm 2018.
VPBank, một trong những ngân hàng TMCP tư nhân công bố lợi nhuận cao nhất năm ngoái chỉ đặt mục tiêu 9.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019, tương ứng mức tăng trưởng 3%. Lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng cao, VPBank tỏ ra thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Một ngân hàng TMCP quy mô lớn khác là ACB công bố mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 đạt 7.279 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây có thể xem là mức tăng trưởng khá tốt so với các ngân hàng còn lại nếu không tính tới việc trong năm 2018, lợi nhuận của ACB đã tăng trưởng tới hơn 3 lần.
SeABank vừa mới công bố tài liệu ĐHĐCĐ với nhiều dự định lớn như tăng vốn lên hơn 9.000 tỷ, niêm yết trên sàn HoSE, chuyển trụ sở chính,…Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mẹ cũng chỉ tăng 32% lên 800 tỷ đồng dù 2 năm trước đó mức tăng lần lượt là 67% (2018), 158% (2017).
MBBank có phần tự tin hơn khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 27%, đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Trong năm ngoái, lợi nhuận của nhà băng đã tăng 68% đạt hơn 7.700 tỷ đồng.
Video đang HOT
ATM của ngân hàng trước cửa một trung tâm thương mại tại Hà Nội. Ảnh: A.H
Bất ngờ nhất trong số các ngân hàng công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là VietinBank. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tới 41% cho chỉ tiêu lợi nhuận năm nay, lên 9.500 tỷ đồng. Sau quý 4/2018 lỗ lớn, Vietinbank cho biết đang trong kế hoạch tái cơ cấu theo phương án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 -2020 được NHNN phê duyệt.
Một ngân hàng khác cũng dự báo lợi nhuận khả quan trong năm nay là EximBank. Tài liệu cổ đông của ngân hàng này cho biết, trong năm 2018, sự cố tiền gửi “bốc hơi” khiến lợi nhuận ngân hàngh giảm 52%. Lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro tài chính và trích lập trái phiếu VAMC của Eximbank từ mức 1.731 tỷ đồng còn 827 tỷ đồng. Sang năm 2019, với lượng trái phiếu VAMC được hoàn nhập, Eximbank dự kiến lợi nhuận trước thuế 1.077 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.
Việc hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019 đã được dự báo từ trước, bởi 2018 được đánh giá là một năm đột biến về lợi nhuận của khối ngân hàng, cùng với nhiều yếu tố khác dẫn tới sự thận trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh năm mới.
Việc NHNN siết chặt tăng trưởng tín dụng và các quy định về an toàn vốn cũng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm lợi nhuận.Dự kiến, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay chỉ ở mức 14%.
Lãnh đạo NHNN cũng cho biết đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng, trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các ngân hàng thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II.
Các công ty phân tích nhận định, ngoài việc dựa vào tăng trưởng tín dụng, trong năm 2019, các ngân hàng vẫn có thể mở rộng lợi nhuận đối với hoạt động tín dụng do chi phí dự phòng giảm. Tuy vậy, nguồn thu nhập sẽ giảm do không còn thu nhập đột biến từ hiện thực hóa trái phiếu đầu tư cũng như các khoản lãi đột biến liên quan đến hoạt động bancassuarance và thu từ xử lý nợ xấu như năm 2018.
Theo theleader.vn
Kế hoạch lợi nhuận tham vọng của các ngân hàng trong năm 2019
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng cận kề cũng chính là thời điểm chỉ tiêu kinh doanh của các nhà băng bắt đầu lộ diện để trình đại hội cổ đông thông qua trong kỳ họp thường niên tới đây.
So với con số lợi nhuận đạt được năm rồi, chỉ tiêu đưa ra 2019 đầy tham vọng, dù mục tiêu tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay chỉ ở mức 14%.
Mục tiêu lợi nhuận 2019 cao
Lợi nhuận của các ngân hàng nhìn chung đã tăng trưởng khá nhanh trong vòng 2 năm qua, nhất là 2018. Năm 2018 là năm ghi nhận những mức lãi kỷ lục, nhiều ngân hàng tăng theo cấp số nhân và cũng lần đầu tiên một ngân hàng tư nhân ghi nhận mức lãi vạn tỷ. Kết quả đạt được trong năm vừa qua vừa là động lực nhưng cũng là áp lực cho các nhà băng khi đặt ra kế hoạch kinh doanh năm 2019. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các nhà băng không có tham vọng lớn cho năm nay.
HDBank.
Năm 2019, MBBank đặt kế hoạch tổng tài sản dự kiến đạt 390.000 tỷ đồng, huy động vốn tăng 12%, dư nợ tăng 15% (hoặc theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước). Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 20%, nợ xấu dưới 1,5%. Kết thúc năm 2018, MBBank báo lãi trước thuế đạt mức 7.767 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2017. Tổng tài sản MBB đạt 362.361 tỷ đồng, tăng 15,4% so với hồi đầu năm. Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng và huy động tiền gửi tăng 16,2% và 9%.
Năm 2018, Vietcombank đã đạt lợi nhuận kỷ lục và vượt xa kế hoạch với 18.300 tỷ đồng. Trong kế hoạch đưa ra năm nay, nhà băng này cho biết đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 12%, tức lợi nhuận sẽ đạt trên 20.000 tỷ đồng. Cùng với đó, dự kiến tăng trưởng tổng tài sản Vietcombank đạt 12%, tăng trưởng tín dụng 15%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%; nợ xấu dưới 1%.
Trong khi đó, tại HDBank, ngân hàng đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên 328.588 tỷ đồng năm 2019, tổng nguồn vốn huy động đạt 303.043 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 210.839, không vượt quá hạn mức tăng trưởng do ngân hàng nhà nướcphê duyệt. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.077 tỷ đồng; mạng lưới điểm giao dịch đạt 308 điểm. Như vậy, HDBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đạt 26,8%. Trước đó, năm 2018, lợi nhuận của nhà băng này đã tăng tới 65,7% đạt 4.005 tỷ đồng.
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế của ACB năm nay dự kiến tăng 20-25% so với năm rồi. Năm 2018, ACB đạt gần 6.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mục tiêu ban đầu chỉ ở mức 5.399 tỷ đồng. Nam A Bank cho biết, mục tiêu năm 2019 ngân hàng sẽ lợi nhuận trên dưới 1.000 tỷ đồng so với mức đạt được hơn 740 tỷ đồng năm rồi. Mặc dù lợi nhuận đạt được cuối năm 2018 sụt giảm so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm, song năm 2019, VietinBank đặt kế hoạch lợi nhuận 9.500 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 6-8%. Để thực hiện được kế hoạch trên, VietinBank cho biết, tiếp tục triển khai kế hoạch hành động thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng lộ trình. Đồng thời, bám sát phương án tăng vốn tự có đang trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện; tiếp tục khai thác tối đa các biện pháp tăng vốn tự có bao gồm phát hành trái phiếu thứ cấp, nâng cao hiệu quả đầu tư, góp vốn, cải thiện chất lượng danh mục tài sản có...
Vietinbank cũng sẽ tập trung cải thiện hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với quản lý tốt chất lượng tăng trưởng. Cải thiện NIM, quản trị tốt chi phí vốn, chuyển dịch mạnh cơ cấu thu nhập theo hướng tăng thu ngoài lãi. Đồng thời, đẩy mạnh thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ xấu, nợ bán VAMC, nâng cao chất lượng tài sản.
Có đạt được?
Tuy nhìn vào con số lợi nhuận các ngân hàng đặt ra cho năm nay cao hơn năm rồi, song nếu so sánh cũng chỉ cao hơn khoảng 20-25% so với mức thực hiện của năm 2018. Đồng thời, các nhà băng cho hay đang nỗ lực giảm dần phụ thuộc vào tín dụng, tăng cường nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Thực tế, dù tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành năm qua không đạt mục tiêu ban đầu, nhiều ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận lớn từ mảng dịch vụ và phí thay vì chỉ dựa vào cho vay như trước.
VPBank.
Vietcombank bứt phá vượt trội lợi nhuận năm qua nhờ lợi thế là ngân hàng lớn nhất thị trường, tỷ trọng huy động vốn bán buôn tăng mạnh từ 37,6% lên 46,6%, tỷ trọng vốn không kỳ hạn tăng 14,2% và chiếm tỷ trọng 29,5% trong tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn ngoại tệ vượt 6,5 tỷ USD tăng 8,2% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 18,4%. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,97%. Techcombank cũng cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 10.661 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước và vượt 6,61% so với kế hoạch đề ra.
Tính đến cuối năm 2018, Techcombank là ngân hàng báo lợi nhuận lớn thứ hai trong hệ thống, chỉ sau Vietcombank (18.300 tỷ đồng). Ngoài cấp vốn thông qua kênh tín dụng, Techcombank đã tư vấn phát hành hơn 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp lớn năm 2018, tăng 82% so với năm trước.
VPBank tăng trưởng mạnh mẽ trong các năm qua tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngân hàng này đã bắt đầu chậm dần lại trong năm 2018, đạt 13%. Nhưng tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục được giữ ở mức cao nhất thị trường là 9% nhờ có công ty tài chính FE Credit. Năm 2018, tổng doanh thu từ phí đạt hơn 3.818 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước. Lãi ròng từ các khoản thu phí đạt 1.612 tỷ đồng, tăng 10%. Riêng khoản lãi ròng từ nguồn thu phí của ngân hàng riêng lẻ đạt 1.569 tỷ đồng, tăng tới 67% so với năm 2017. Đây là kết quả có được từ việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh như bảo hiểm, thẻ tín dụng, dịch vụ ngân hàng số.
Kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN), các TCTD đang tỏ ra lạc quan hơn về hoạt động kinh doanh năm 2019. Trên cơ sở các yếu tố khách quan và chủ quan, 86% TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị mình được cải thiện hơn trong năm 2018 so với cuối năm 2017 và dự báo trong năm 2019, khoảng 88% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2018, trong đó có khoảng 35% TCTD dự báo tình hình kinh doanh sẽ cải thiện nhiều. Dự báo về tốc độ trưởng tín dụng năm 2019, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống tăng trưởng bình quân 15,27%, trong đó tín dụng VND luôn được kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn so với tín dụng bằng ngoại tệ.
Trong một phân tích mới đây, các chuyên gia của Moody's đánh giá rằng, hầu hết các ngân hàng Việt vẫn sẽ thiếu vốn để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của tiêu chuẩn Basel II, chuẩn bị có hiệu lực từ năm 2020. Do đó, việc huy động vốn, chủ yếu từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là tâm điểm chú ý của các ngân hàng Việt trong năm 2019, bởi thị trường vốn Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát triển. Tuy nhiên, Moody's cho biết, các ngân hàng Việt được hãng này xếp hạng đã có khả năng sinh lời cao hơn nhờ chênh lệch lãi ròng tăng và chi phí tín dụng thấp hơn.
Tuy nhiên, Moody's cho biết, các ngân hàng Việt được hãng này xếp hạng đã có khả năng sinh lời cao hơn nhờ chênh lệch lãi ròng tăng và chi phí tín dụng thấp hơn. Từ đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng cũng được cải thiện vì họ sử dụng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu hình thành trước đây. Cụ thể, các ngân hàng mà Moody's xếp hạng đã đạt được tỷ suất sinh lợi/tổng tài sản cao hơn trong 2 năm qua, từ mức 0,9% năm 2017 lên 1,1% năm 2018.
Thu nhập ròng của các ngân hàng tăng 35% đạt 70 nghìn tỷ đồng (khoảng 3 tỷ USD) năm 2018, mặc dù có sự điều chỉnh về tăng trưởng tín dụng. "Trong năm 2019, các ngân hàng Việt được xếp hạng sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn nữa, vẫn là nhờ sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động ngày càng lớn và chi phí tín dụng thấp hơn", Rebaca Tan, chuyên viên phân tích tại Moody's cho biết.
Theo thegioitiepthi.vn
"Lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2019 sẽ không quá lạc quan" Đây là nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng về bức tranh ngành ngân hàng trong năm 2019. TS. Nguyễn Trí Hiếu. Năm 2018 khép lại với nhiều gam màu sáng xuất hiện trên bức tranh ngành ngân hàng. Dù vậy, không thể phủ nhận, để ngành "xương sống" nền kinh tế được thanh lọc và thực...