Ngân hàng giảm lãi suất cho vay
Cuối ngày 15-12, Ngân hàng TMCP Ngoại thương ( Vietcombank) phát đi thông báo giảm tới 1%/năm lãi suất cho vay VNĐ đối với khách hàng doanh nghiệp
Từ đầu năm 2020 đến nay, số tiền lãi Viectcombank hỗ trợ khách hàng qua 4 đợt giảm lãi suất là 3.400 tỉ đồng.
Theo đó, Vietcombank giảm lãi suất 1%/năm cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của doanh nghiệp trong thời gian 3 tháng, từ 15-12 đến hết 15-3-2021. Tuy nhiên, khách chàng được giảm lãi suất không bao gồm các khoản vay đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của Vietcombank.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Vietcombank đã tiên phong trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi đại dịch Covid-19 theo 3 đợt giảm lãi suất cho vay. Đồng thời, Vietcombank đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 10 tỉnh miền Trung bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ. Tổng số tiền lãi Viectcombank hỗ trợ thông qua 4 đợt giảm lãi suất là 3.400 tỉ đồng.
Vietcombank tin rằng đây sẽ là hành động thiết thực, thể hiện cam kết cùng khách hàng vượt qua khó khăn và mong muốn khách hàng tiếp tục đồng hành cùng Vietcombank trong thời gian tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay lãi suất tiền gửi và cho vay VNĐ đều có xu hướng giảm. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với một số ngành lĩnh vực ở mức 4,5%/năm. Còn lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,3-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,2-6 %/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 5,8-6,9%/năm.
Cơ hội tiếp cận vốn trung dài hạn giá rẻ
Việc Ngân hàng Nhà nước lùi lộ trình áp dụng tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm sẽ giúp các ngân hàng thương mại có nguồn vốn trung dài hạn giá rẻ để đưa ra thị trường
Video đang HOT
Lãnh đạo nhiều ngân hàng (NH) thương mại nhìn nhận giãn lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ hỗ trợ các NH nguồn vốn trung dài hạn có lãi suất thấp để cho vay, giúp doanh nghiệp (DN) khôi phục sản xuất, kinh doanh sau giai đoạn dịch Covid-19.
Hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp
Từ ngày 1-10-2020, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của NH, chi nhánh NH nước ngoài, do NH Nhà nước ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn hiện là 40% sẽ áp dụng đến 30-9-2021; lộ trình giảm dần về mức 30% từ ngày 1-10-2023 (lùi thời hạn 1 năm so với quy định trước đó).
Việc giãn lộ trình siết tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn ngân hàng hơn. Ảnh: TẤN THẠNH
Theo cơ quan soạn thảo NH Nhà nước, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn; DN đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Do đó, việc lùi lộ trình đối với tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn với khách hàng; bảo đảm cho chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung và dài hạn ổn định...
Theo đại diện NH TMCP Sài Gòn (SCB), trong bối cảnh an toàn của hệ thống NH đang tốt, tình hình kinh doanh của các DN và nền kinh tế lại khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Vì vậy, việc dời thời hạn áp dụng tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 1 năm, sẽ giúp cho NH có điều kiện tiếp tục duy trì tỉ lệ tài trợ vốn trung dài hạn cho DN và nền kinh tế.
Để hỗ trợ DN trong bối cảnh dịch Covid-19, NH Nhà nước đã triển khai Thông tư 01 về cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay. Với việc các NH thương mại cơ cấu gia hạn nợ thì các khoản vay ngắn hạn 6-12 tháng sẽ trở thành khoản vay trên 12 tháng. Đại diện SCB phân tích lúc này về mặt kỹ thuật, dư nợ trung dài hạn của nền kinh tế đang tăng lên, quy định mới của NH Nhà nước cho phép lùi thời hạn áp dụng tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống 37% thêm 1 năm là hợp lý và phù hợp với bối cảnh hiện nay.
"DN sẽ bớt áp lực về vốn hơn, vì NH không phải giảm bớt dư nợ cho vay trung dài hạn ra nền kinh tế. Các NH thương mại cũng có thể tiếp tục duy trì tỉ lệ vốn ngắn hạn là 40% để cho vay trung dài hạn, huy động vốn ngắn hạn với chi phí thấp để tài trợ cho DN, giúp giảm bớt khó khăn lúc này" - đại diện SCB nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc NH TMCP Bản Việt, nhận định việc áp dụng quy định theo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22 sẽ giảm áp lực cho tổ chức tín dụng trong quản lý tăng trưởng vốn trung dài hạn. Tác động này còn tích cực hơn với NH thương mại trong bối cảnh Covid-19, khi dòng tiền và thu nhập nói chung sụt giảm, NH không thể tăng cường huy động vốn qua việc tăng lãi suất đầu vào, trong khi tín dụng lại tăng chậm.
"Chúng tôi cũng muốn có thêm nguồn lực vốn trung dài hạn để đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn do tác động dịch bệnh kéo dài. Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn hình thành từ cả huy động ngắn hạn và trung dài hạn của NH thương mại, trong đó huy động tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỉ trọng lớn. Lúc này, lãi suất tiền gửi đang thấp sẽ giúp NH có thêm nguồn vốn cho vay ra thị trường với lãi vay thấp hơn" - ông Ngô Quang Trung nhận xét.
Lãi suất cho vay có thể giảm thêm
Thống kê của SCB, trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng NH này chỉ khoảng 3,8%, mức khá khiêm tốn so với các năm trước. Theo SCB, nguyên nhân tín dụng tăng chậm do DN gặp rất nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn không cao, phát triển kinh doanh mới chưa nhiều, chủ yếu DN duy trì hoạt động kinh doanh và tồn tại qua đại dịch.
Tại NH Bản Việt, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 9% trong 8 tháng của năm 2020. Bản Việt đang triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy tín dụng trung dài hạn. Do đó, việc NH Nhà nước có thay đổi chính sách kịp thời như trên sẽ hỗ trợ cho NH thương mại theo đuổi mục tiêu phù hợp, qua đó hỗ trợ tăng trưởng tín dụng theo hướng tích cực.
Theo ông Lê Hải, quyền Tổng Giám đốc NH TMCP An Bình (ABBANK), việc giãn lộ trình áp dụng tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là chính sách kịp thời, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn và hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất - kinh doanh sau dịch.
"Chính sách này giúp ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thị trường trong giai đoạn dồn sức hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Như tại ABBANK, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn luôn được duy trì ở mức 33%-35%, thấp hơn ngưỡng dự kiến NH Nhà nước áp dụng theo Thông tư 22. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện tỉ lệ này sau khi quy định mới có hiệu lực trong bối cảnh dịch bệnh khiến tín dụng tăng chậm nhưng huy động vốn vẫn khả quan" - ông Lê Hải nói.
Một vấn đề được lãnh đạo nhiều NH nhấn mạnh về tác động của quy định mới này, là các NH thương mại sẽ có nguồn vốn lãi suất thấp để đẩy mạnh cho vay tới DN và nền kinh tế, sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh được dự báo tăng cao.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc NH TMCP Nam Á (Nam A Bank), nhận xét lãi suất huy động đang ở vùng rất thấp và tiếp tục xu hướng giảm. Khi lộ trình siết vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được lùi lại 1 năm, NH thương mại sẽ có điều kiện giảm lãi vay trung dài hạn. Như tại Nam A Bank đang có chính sách điều chỉnh giảm thêm lãi vay trung dài hạn với một số nhóm đối tượng khách hàng.
"Tác động lớn nhất là sau khi dịch được kiểm soát, DN có nhu cầu vay vốn trung dài hạn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh... sẽ được vay vốn với lãi suất ổn định hoặc thấp hơn" - ông Hoàng Việt Cường kỳ vọng.
Nhu cầu lớn về vốn trung dài hạn
Các NH hy vọng tín dụng những tháng cuối năm 2020 sẽ tăng trưởng tốt hơn do nhiều yếu tố như DN bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, quy luật nhu cầu vốn tăng cao mùa cuối năm... Vừa qua, NH Nhà nước liên tục giảm lãi suất điều hành cũng giúp các NH thương mại có thêm điều kiện giảm lãi vay.
Đại diện SCB cho biết đang tích cực cấu trúc lại nguồn vốn huy động theo hướng tăng cường huy động ngắn hạn để giảm bớt chi phí đầu vào. Với chi phí đầu vào rẻ hơn, NH sẽ có mức lãi suất cho vay thấp hơn, có điều kiện miễn giảm một phần lãi cho DN.
Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực đánh giá việc lùi lộ trình áp dụng tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là phù hợp với tình hình hiện nay. Bởi DN đều có nhu cầu lớn hơn về vay vốn trung dài hạn nhằm tận dụng lãi suất tương đối thấp giai đoạn này. Hiện thanh khoản dồi dào nên các giới hạn về tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn không phải là vướng mắc lớn với các NH thương mại nhưng việc lùi lộ trình sẽ tháo gỡ một phần khó khăn nếu muốn họ hỗ trợ DN nhiều hơn.
Lãi suất cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội năm 2020 là 4,8%/năm Vào giữa tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1232/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Theo đó, mức lãi suất cho vay ưu...