Ngân hàng “ép” khách vay tiền mua bảo hiểm sẽ bị xử lý
Nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đúng theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tăng cường kiểm soát nội bộ, xử lý nghiêm trường hợp “ép”, bắt buộc khách vay vốn mua bảo hiểm.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại chấp hành nghiêm quy định về kinh doanh bảo hiểm. Đáng lưu ý, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp “ép”, bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Văn bản của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải chào bán, giải thích điều khoản, điều kiện của sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng mua bảo hiểm của ngân hàng cho khách hàng có nhu cầu và giúp khách hàng hiểu đúng, đủ quyền và lợi ích, các điều kiện, điều khoản thanh toán của hợp đồng bảo hiểm… Ngân hàng thương mại phải quán triệt, phổ biến pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho nhân viên, trong đó cần đặc biệt lưu ý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Động thái chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong bối cảnh nhiều ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, phân phối độc quyền bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm lớn. Doanh thu từ kênh bán bảo hiểm của nhiều ngân hàng cũng liên tục tăng thời gian qua. Năm 2019, nhiều ngân hàng đã ghi nhận doanh thu bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng tăng trưởng khá cao, thu về từ vài trăm tỷ đến hơn nghìn tỷ đồng, lợi nhuận của mảng kinh doanh này được xem là “gà đẻ trứng vàng” cho không ít nhà băng.
Thu hơn 6.000 tỷ đồng phí bảo hiểm tiền gửi 9 tháng đầu năm
Tính đến ngày 30/9, tổng số phí bảo hiểm thu được trong kỳ thu phí quý I, II, III/2020 là hơn 6.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch thu phí bảo hiểm tiền gửi năm 2020.
Trong 9 tháng đầu năm, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi (Ảnh minh họa).
Thông tin từ Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cho biết, tính đến ngày 30/9/2020, có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tăng 1 tổ chức so với cuối năm trước; bao gồm 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.182 quỹ tín dụng nhân dân, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.
Trong 9 tháng đầu năm, BHTGVN không phát sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi và không nhận được đơn đề nghị cho vay đặc biệt của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tính đến ngày 30/9, tổng số phí bảo hiểm thu được trong kỳ thu phí quý 1,2,3/2020 là hơn 6.000 tỷ đồng, đạt hơn 80% kế hoạch thu phí bảo hiểm tiền gửi năm 2020.
Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tiếp tục được thực hiện hiệu quả, góp phần bổ sung cho quỹ dự phòng nghiệp vụ và nâng cao năng lực tài chính cho BHTGVN.
Hiện nay, tổng tài sản của BHTGVN đạt gần 68 nghìn tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ là hơn 61 nghìn tỷ đồng. Đây là nguồn lực để BHTGVN có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ được giao cũng như tham gia sâu hơn, hiệu quả hơn vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTG) là một biện pháp phòng ngừa rủi ro được nhiều quốc gia thực hiện nhằm bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng trong trường hợp ngân hàng không có khả năng chi trả cho khách hàng. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam góp phần đảm bảo an toàn hệ thống. Trên thế giới, hầu...