Ngân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng

Theo dõi VGT trên

Trong năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm hơn so với năm 2018. Đây là tiền đề đáng mừng để ngành ngân hàng “thênh thang” bước vào năm 2020. Tuy nhiên, với tình hình dich bệnh phức tạp cũng như sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nỗi lo nợ xấu gia tăng lại trở về với ngành ngân hàng.

Ngân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng - Hình 1
Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 của nhiều ngân hàng giảm mạnh là tín hiệu đáng mừng để đương đầu với khó khăn. Ảnh: ST.

Nợ xấu đã giảm

Báo cáo tài chính năm 2019 của các ngân hàng đã ghi nhận thêm nhiều thành viên gia nhập “câu lạc bộ” lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu/cho vay của phần lớn các ngân hàng đang có xu hướng giảm. Theo khảo sát tại 22 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2019, tính đến cuối năm 2019, tổng nợ xấu của 22 ngân hàng là trên 79,78 nghìn tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức gần 80,3 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm theo đó đã giảm xuống còn 1,47% từ mức 1,72% hồi đầu năm. Có tới 17/22 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm.

Trong đó, ACB, BacABankVietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống chưa tới 1% và đều cải thiện chất lượng nợ. Cụ thể, nợ xấu của ACB là gần 1.450 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2018, trong khi tín dụng của ngân hàng này tăng tới 16,8%, giúp đưa tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0,73% xuống 0,54% – mức thấp nhất hệ thống. Theo sau là BacABank với tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,68% và Vietcombank 0,78%. Ngoài ra, MSB dẫn đầu về đà giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2019, từ 3,01% xuống 2,04%. Giá trị nợ xấu giảm 11% xuống 1.300 tỷ đồng trong khi dư nợ cho vay vẫn tăng 31% lên 63.594 tỷ đồng. Riêng nợ có khả năng mất vốn giảm 21% xuống 981 tỷ đồng.

Ngân hàng xử lý được nhiều nợ xấu trong năm qua có thể kể đến là VietinBank khi giá trị nợ xấu của ngân hàng này giảm mạnh từ 13.691 tỷ đồng xuống còn 10.813 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 5 giảm 21% từ 9.470 tỷ đồng xuống còn 7.204 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu vì thế cũng giảm từ mức 1,58% năm 2018 về còn 1,16% năm 2019.

Mặc dù đã xử lý được số lượng nhiều, nhưng tính riêng 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam là Vietcombank, VietinBank, BIDV, giá trị nợ xấu đã chiếm tới gần 44% nợ xấu toàn hệ thống, khoảng 36.000 tỷ đồng.

Trong bức tranh trái ngược lại, hệ thống vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, thậm chí là tăng lên, vượt mức 3% theo quy định. Trong đó, VPBank tuy giảm nhẹ tỷ lệ nợ xấu từ 3,5% của năm 2018 xuống mức 3,42% năm 2019 nhưng lại vượt mức 3% mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra. Ngân hàng này cho biết đã giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ bao gồm cả dư nợ tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) từ 4,01% cuối năm 2018 xuống còn 2,18% và hoàn tất xử lý trái phiếu đặc biệt. Ngoài ra, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng như LienVietPostBank với mức tăng gần 21% về giá trị, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ mức 1,41% năm 2018 lên 1,44% năm 2019. TPBank cũng tăng giá trị nợ xấu 43%, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,12% lên 1,29%…

Nguồn lực được cải thiện

Video đang HOT

Điểm đáng mừng khi nói về vấn đề nợ xấu ngân hàng trong thời gian qua là nguồn lực để xử lý nợ xấu đã được cải thiện đáng kể, khiến “cục máu đông” nợ xấu đang dần tan. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm qua cũng giúp các ngân hàng có thêm nguồn lực để xử lý nợ xấu. Hiện Vietcombank đang giữ vị trí nhất bảng khi lợi nhuận lên tới 23.155 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm trước và vượt 13% kế hoạch năm. Tiếp sau là Agribank đạt 12.700 tỷ đồng, BIDV đạt 10.768 tỷ đồng, Techcombank đạt hơn 12.800 tỷ đồng…

Bên cạnh lợi nhuận, các ngân hàng cũng đã tăng thêm nguồn lực đối ứng nợ xấu. Theo quy định, các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Vì thế, trong năm qua, khá nhiều ngân hàng đã mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC để tự xử lý, trong đó bao gồm cả việc xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro tín dụng. Do vậy, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC – được tính bằng số dư dự phòng rủi ro của các khoản nợ xấu/nợ xấu) tại nhiều ngân hàng đã tăng mạnh so với năm trước.

Tiêu biểu như tại Vietcombank, mặc dù nợ xấu giảm mạnh về còn hơn 5.700 tỷ đồng, nhưng số dư dự phòng rủi ro của ngân hàng này vẫn tăng thêm 123 tỷ đồng lên trên 10.400 tỷ đồng, qua đó nâng tỷ lệ bao nợ xấu tăng lên mức cao nhất trong hệ thống là 182% từ mức 165,4% hồi đầu năm 2019. Một số ngân hàng khác cũng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2019 tăng lên trên ngưỡng 100% như VietinBank tăng từ 94,9% lên 119,7%, MB với 110,5%, BacABank với 131,45%… Tuy vậy, vẫn còn một số ngân hàng có tỷ lệ này ở mức khá thấp như Saigonbank là 40,9%, SeABank là 49,5%, VPBank là 46,4%…

Theo các chuyên gia, tỷ lệ bao phủ nợ xấu ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng nhưng lại là nguồn lực cần thiết để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, với việc ngân hàng tăng mạnh về lợi nhuận như trên thì việc tăng tỷ lệ bao phủ này là điều dễ hiểu.

Ngân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng - Hình 2
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay năm 2019 và 2018 của một số ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu.

Nợ xấu có ngại COVID-19?

Theo báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia Công ty Chứng khoán SSI, ngành ngân hàng sẽ chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn từ dịch COVID-19 đang lan rộng toàn thế giới. Vì thế, ngoài giảm tốc tộ tăng trưởng tín dụng cũng đặt ra lo ngại về việc gia tăng nguy cơ nợ xấu. Các ngân hàng đánh giá, những khách hàng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực vận tải, kho bãi; lưu trú; du lịch, nhà hàng – ăn uống… cùng các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính từ Trung Quốc… Những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này chiếm lượng khá lớn trong số các khách hàng của các ngân hàng, do đó nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.

Theo ước tính của VPBank, tổng số khách hàng của VPBank bị tác động trong đợt dịch bệnh COVID-19 có thể lên tới gần 1.000 doanh nghiệp và có thể gia tăng nếu tình hình diễn biến phức tạp hơn và kéo dài.

Ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng giám đốc Agribank cho hay, Agribank chưa đánh giá được có bao nhiêu khách hàng bị thiệt hại và số lượng thiệt hại, song chắc chắn dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ của khách hàng với ngân hàng. Theo đó, việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi trong cơ cấu cho vay của Agribank, nông nghiệp chiếm tới 70%. Điều này cũng có thể tác động làm gia tăng nguy cơ nợ xấu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù tiềm ẩn nợ xấu là có thật nhưng nếu các ngân hàng chủ động vào cuộc thì có thể giải quyết được những khó khăn này. Vì thế, NHNN mới đây đã ban hành văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19 để thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có dư nợ gốc và/hoặc lãi đến kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 và đến ngày 31/3/2020, cho đến khi NHNN ban hành thông tư hướng dẫn về vấn đề này.

Vì vậy, nhiều ngân hàng đã đồng loạt vào cuộc đưa ra hàng loạt giải pháp như tung ra các gói tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ song vẫn được giữ nguyên nhóm nợ, ưu đãi phí trả nợ trước hạn… cho khách hàng chịu ảnh hưởng. Với quyết định này, các ngân hàng cho biết có thể phải hy sinh một phần lợi nhuận nhưng đây là một hành động cần thiết để hỗ trợ khách hàng, bởi khi khách hàng khó khăn thì chất lượng tín dụng có thể bị ảnh hưởng, nợ xấu vì thế có thể tăng lên thì sẽ quay trở lại tác động trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận ngân hàng.

Hơn nữa, để phòng ngừa rủi ro khi các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại nợ trong đợt dịch bệnh này, văn bản của NHNN cũng đã kèm theo yêu cầu các tổ chức tín dụng phải đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng phải chủ động thực hiện miễn giảm lãi vay, cơ cấu nợ theo một cách chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng; phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ chế để phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng.

Hương Dịu

Theo Báo Hải Quan

Tín hiệu đáng mừng của ngành ngân hàng

Trong năm vừa qua cả NIM và thu phí dịch vụ của các ngân hàng đều có sự tăng trưởng mạnh.

Tín hiệu đáng mừng của ngành ngân hàng - Hình 1

Theo báo cáo phân tích về các công ty đại chúng của FiinGroup vừa công bố, 18 ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện chiếm 67,4% tổng dư nợ toàn ngành với mức tăng trưởng tín dụng 15,5% trong năm 2019, cao hơn so với toàn ngành (13,5%). Các ngân hàng này cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức 29,3% năm 2019 - cao hơn bình quân ngành.

Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ cải thiện biên lãi ròng (NIM) ở mức 30 điểm cơ bản lên 3,4% từ mức 3,1% năm 2018. Cải thiện NIM của các ngân hàng chủ yếu đến từ tăng trưởng tín dụng bán lẻ, bao gồm tài chính tiêu dùng ở một số ngân hàng thông qua công ty con như VPBank, HDBank, MBBank và gần đây là SHB.

Thu phí dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng rất mạnh ở mức 30,7% và sự cải thiện đến từ ba ngân hàng chính là VIB (144,6%), VPB (84,2%) và Tiên Phong Bank (58,6%). Ba ngân hàng lớn có vốn nhà nước cũng đều tăng trưởng mạnh thu nhập về phí: Vietinbank (46,5%), VCB (26,6%) và BIDV (20,6%).

Các hoạt động khác bao gồm đầu tư/kinh doanh chứng khoán (chủ yếu là trái phiếu chính phủ), kinh doanh ngoại hối, vàng và thu nhập cổ tức tổng cộng chỉ tăng trưởng 5,4% trong năm 2019.

Tín hiệu đáng mừng của ngành ngân hàng - Hình 2

Tăng trưởng thu nhập lãi ròng và thu nhập phí dịch vụ của các ngân hàng trong năm 2019

Về nợ xấu, báo cáo của FiinGroup cho biết, ngành ngân hàng về cơ bản đã xử lý xong nợ xấu từ giai đoạn khủng hoảng lần trước. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của 18 ngân hàng niêm yết trong năm vừa qua đã được kiểm soát xuống còn 2,82% (bao gồm cả dư nợ trái phiếu VAMC, số không bao gồm VAMC là 2,7%). Đây là tỷ lệ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Hơn nữa, tính đến hết Q4/2019, chỉ còn 7/18 ngân hàng niêm yết chưa giải quyết xong trái phiếu VAMC với tổng dư nợ là hơn 6,3 nghìn tỷ đồng, trong đó Eximbank (EIB) chiếm 70%, tiếp đến là HDB và BAB lần lượt có tỷ lệ là 7,7% và 7,5%.

Theo nhóm phân tích, đây là tín hiệu đáng mừng cho toàn ngành ngân hàng khi chất lượng tài sản đang ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng tài sản thì cần xem thêm nhiều yếu tố khác như chất lượng của các danh mục đầu tư chứng khoán và trái phiếu.

Ngọc Toàn

Theo Tài chính Plus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024
Chăm sóc mẹ ở viện nửa tháng, cô hàng xóm đến thăm, đưa xem bức ảnh mà tôi tức điên người vì âm mưu của chồng
06:14:10 06/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Trung Quốc: Tháng 11 rực rỡ sắc thu và tháng 12 huyền ảo băng tuyết mùa đông

Du lịch

07:46:23 06/11/2024
Thị trường du lịch của Trung Quốc được dự báo bước vào thời kỳ thịnh vượng mới , với đà phục hồi trong nửa cuối năm 2024 có thể lên mức tương đương của năm 2019.

Đà Nẵng: Phát hiện nhiều hàng nhái, hàng giả thương hiệu Chanel, Gucci...

Pháp luật

07:45:48 06/11/2024
Nhiều cửa hàng tại Q.Sơn Trà, khu vực biển Đà Nẵng, bị xử phạt vì bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng...

HIEUTHUHAI đáp trả "chẳng giống ai"

Sao việt

07:42:07 06/11/2024
HIEUTHUHAI đã đăng tải một bài viết về antifan và sau đó xóa rất nhanh, nhưng cuối cùng vẫn không qua mắt được cộng đồng mạng.

6 người trú mưa dưới gầm máy kéo, 2 người bị cán tử vong ở Đắk Lắk

Tin nổi bật

07:40:08 06/11/2024
6 người chui xuống gầm máy kéo trú mưa. Lúc sau xe bất ngờ di chuyển, 4 người nhanh chóng rời gầm xe chạy ra ngoài nên thoát nạn, 2 người bị cán tử vong.

Chi tiết "tố cáo" Lưu Diệc Phi lừa dối hàng triệu người trong sự kiện hot nhất Cbiz

Sao châu á

07:37:56 06/11/2024
Lưu Diệc Phi bị soi nhan sắc trên thảm đỏ khác xa ảnh studio của cô đăng tải trước giờ G. Mỹ nhân này đã nhờ cậy đến photoshop để có vóc dáng mảnh mai hơn

Công tác bầu cử tại Mỹ diễn ra thuận lợi

Thế giới

07:29:07 06/11/2024
Ngày 5/11 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), hàng chục triệu cử tri New York và các bang ở bờ Đông đã tới các điểm bầu cử để bỏ phiếu bầu trong khuôn khổ cuộc tổng tuyển cử tại nước này.

Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng

Góc tâm tình

07:06:32 06/11/2024
Nghe chồng nói mà tôi điếng người kinh ngạc, bảo sao suốt bao nhiêu năm chung sống anh chưa một lần chạm vào người mình.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.