Ngân hàng Dự trữ Australia tăng lãi suất lần thứ 11 trong năm
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Ngân hàng Dự trữ Australia ( Ngân hàng trung ương – RBA) ngày 2/5 đã công bố quyết định tăng lãi suất từ 3,6% lên 3,85%, đánh dấu đợt tăng lãi suất lần thứ 11 của ngân hàng này trong vòng 1 năm.
Đồng đô la Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái trên đã khiến hầu hết các nhà giao dịch bất ngờ vì trước đó các thị trường tài chính đều dự đoán khả năng RBA tăng lãi suất thấp, chỉ khoảng 13%. Trước cuộc họp của RBA, phần lớn các nhà kinh tế tại các ngân hàng lớn cũng cho rằng lãi suất có thể sẽ được giữ nguyên trong tháng 5 này, trong khi một số chuyên gia dự báo lãi suất có thể đã đạt đỉnh là 3,6% trong chu kỳ tăng lần này.
Với quyết định lãi suất mới của RBA, một người đang sở hữu khoản vay mua nhà trị giá 500.000 AUD (tương đương 335.470 USD) có thể phải chi thêm 78 AUD/tháng để trả khoản vay của mình. Nếu tính trong vòng 1 năm kể từ khi RBA bắt đầu tăng lãi suất từ tháng 5/2022, số tiền trả nợ của người này đã tăng thêm 1.058 AUD/tháng.
Video đang HOT
Theo Thống đốc RBA Philip Lowe, trong tháng 4 vừa qua, Hội đồng quản trị RBA quyết định ngừng tăng lãi suất để đánh giá tác động của các đợt tăng lãi suất trước đó đối với nền kinh tế. Dữ liệu khả quan về việc làm và lạm phát vừa qua đồng nghĩa với việc Australia còn nhiều điều phải làm để kiềm chế đà tăng của lạm phát.
Tuyên bố sau cuộc họp của RBA, Thống đốc Philip Lowe nêu rõ: “Mặc dù lạm phát đã qua mức đỉnh, song 7% vẫn là quá cao và Australia sẽ cần thời gian để đưa lạm phát trở về mức mục tiêu đặt ra”.
Ông Lowe cho rằng chi phí hàng hóa nhập khẩu vào Australia đang giảm do tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đã được cải thiện, nhưng chi phí dịch vụ trong nước đang tăng nhanh hơn. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy lạm phát có thể kéo dài. Thống đốc RBA nhấn mạnh “Có thể cần phải thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào diễn biến tình hình kinh tế và diễn biến lạm phát”.
CEO Morgan Stanley: FED không hạ lãi suất trong năm nay
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) ngân hàng Morgan Stanley, James Gorman, nhận định sẽ không xảy ra khủng hoảng ngân hàng trên toàn cầu, dù việc ngân hàng Silicon Valley Bank của Mỹ phá sản và ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sĩ bị thâu tóm ngay sau đó đã khiến lĩnh vực tài chính biến động.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, D.C. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Gorman cho rằng tình hình hiện tại rất khác so với năm 2008 khi Lehman Brothers phá sản và gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo ông, "các nền tảng của ngành ngân hàng vẫn rất mạnh" và không cần thiết phải thắt chặt các quy định đối với lĩnh vực ngân hàng.
Ông Gorman đã bày tỏ quan điểm về khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất cũng như nguy cơ suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Về khả năng khủng hoảng ngân hàng sau khi Silicon Valley Bank phá sản, ông Gorman cho rằng một số ngân hàng rơi vào khủng hoảng và nguyên nhân là do việc quản lý yếu kém và rủi ro lãi suất. Hầu hết các ngân hàng tránh được vấn đề này, và hệ thống ngân hàng vẫn ổn định và lành mạnh.
Theo ông Gorman, tình hình hiện nay rất khác so với các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây như Đại suy thoái hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Cuộc Đại suy thoái là do suy thoái kinh tế, trong khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là do thị trường cho vay dưới chuẩn.
Ông cho rằng các ngân hàng lớn nhất được quản lý rất chặt và tất cả đều rất ổn định trong giai đoạn biến động vừa qua. Quyết định trong việc có tăng cường quản lý các ngân hàng nhỏ hay không là tùy thuộc vào chính phủ.
Theo ông, FED sẽ không hạ lãi suất trong năm nay khi đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu đưa lạm phát về mức 2%. Ông cho rằng FED có thể vẫn tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt được mục tiêu này.
Fed để ngỏ khả năng đưa lãi suất chính sách vượt ngưỡng 5,1% Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm 14/2 cho biết ngân hàng trung ương này sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất dần dần để kiểm soát lạm phát, đồng thời cho hay áp lực giá cả do thị trường việc làm được cải thiện có thể đẩy chi phí vay cao hơn họ từng nghĩ. Trụ sở Ngân...