Ngân hàng dự báo lãi suất huy động, cho vay tiếp tục giảm
Hiện lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng chỉ còn từ 3,1-3,6%/năm, thấp hơn nhiều so với trần quy định 4%.
Vụ Dự báo – Thống kê, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong quý IV-2020. Cuộc điều tra được thực hiện với toàn bộ tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Theo kết quả điều tra, tổ chức tín dụng tiếp tục kỳ vọng giảm giá bình quân sản phẩm và dịch vụ trong quý IV-2020, trong đó tập trung giảm biên độ lãi suất nhiều hơn so với phí dịch vụ.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được dự báo tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm 2020, và mặt bằng lãi suất huy động và cho vay cũng được kỳ vọng sẽ giảm thêm. Mặt bằng lãi suất thị trường được kỳ vọng sẽ giảm thêm bình quân khoảng 0,1 điểm % trong quý cuối năm.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được kỳ vọng tiếp tục giảm những tháng cuối năm. Ảnh: Lam Giang
Video đang HOT
Huy động vốn toàn hệ thống được kỳ vọng tăng bình quân 3,4% trong quý IV-2020 và tăng 8,7% trong cả năm nay. Đa số các nhóm tổ chức tín dụng nâng mức dự báo về tăng trưởng huy động vốn năm nay so với kỳ điều tra tháng 6-2020, nhưng vẫn thấp hơn so với kỳ vọng cùng kỳ năm trước.
Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được kỳ vọng tăng 4,7% trong cuối năm và tăng 11,4% trong cả năm. Mức tăng trưởng tín dụng này được dự báo tăng đáng kể so với kỳ điều tra vào tháng 6-2020.
Đáng chú ý, trong quý IV, các tổ chức tín dụng lo ngại rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng tăng so với năm ngoái, nhất là phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân… Kết quả cuộc điều tra lần này cũng cho thấy, tình hình kinh doanh trong quý III chưa cải thiện như kỳ vọng của các ngân hàng, thậm chí một số ý kiến lo ngại đang suy giảm. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân của toàn hệ thống được một số ý kiến dự báo tiếp tục giảm so với các kỳ điều tra trước.
Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, lãi suất huy động và cho vay tiếp tục được điều chỉnh giảm. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm hàng loạt lãi suất điều hành, lãi suất tiền gửi tại nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống. Hiện lãi suất kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng ở một số ngân hàng chỉ còn từ 3,1-3,6%/năm, thấp hơn nhiều so với trần quy định 4%. Thậm chí tại một vài ngân hàng, lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng đã về dưới 3%/năm…
Với lãi suất cho vay, nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Nam Á ( Nam A Bank) cho biết đang triển khai gói tín dụng ưu đãi dành riêng cho bà con nông dân. Khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn đối với mục đích sản xuất, chế biến và thương mại thuộc lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp sẽ được hỗ trợ vay lãi suất từ 9,5%/năm. Gói vay ưu đãi này hỗ trợ khách hàng hạn mức vay đến 85% nhu cầu về vốn, thời hạn vay dài cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác như thủ tục tinh gọn, thời gian xử lý hồ sơ nhanh, ưu đãi phí trả nợ trước hạn…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( Agribank) cũng vừa công bố giảm lãi suất vay lần thứ 4 kể từ đầu năm đến nay, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Agribank đã giảm lãi suất cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên, đưa lãi vay ngắn hạn về tối đa 4,5%/năm; lãi vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm.
Thêm nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi xuống dưới 4%/năm
Lãi suất tiền gửi tiếp tục xu hướng giảm mạnh ở nhiều ngân hàng thương mại, có ngân hàng điều chỉnh giảm 2 lần kể từ đầu tháng 10 đến nay.
Sau quyết định giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng về 4%/năm của Ngân hàng Nhà nước, đã có thêm nhiều ngân hàng thương mại gia nhập làn sóng giảm lãi suất tiền gửi.
Trong biểu lãi suất huy động mới nhất, Vietcombank điều chỉnh giảm ở khá nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất gửi kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,1%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 3,4%/năm; kỳ hạn 24 tháng còn 5,9%/năm... Các mức lãi suất này giảm tới 0,2 điểm % so với trước đó.
Lãi suất huy động vừa được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm thêm . Ảnh: Lam Giang
BIDV cũng giảm mạnh lãi suất huy động ở một số kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 1-2 tháng giảm 0,2 điểm % xuống 3,3%/năm; giảm mạnh nhất là kỳ hạn 9 tháng về 4,2%/năm, giảm 0,3 điểm % so với trước đó...
Một "ông lớn" ngân hàng khác là Vietinbank cũng vừa hạ lãi suất huy động nhiều kỳ hạn. Theo đó, khách gửi kỳ hạn 1-2 tháng chỉ còn 3,3%/năm; kỳ hạn gửi dưới tháng 6 lãi suất cao nhất đang áp dụng cũng chỉ 3,6%/năm; trong khi các kỳ hạn từ 12 đến 36 tháng còn 5,8%/năm, các mức lãi suất này giảm 0,2 điểm % so với biểu lãi suất trước.
Không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước, nhiều ngân hàng cổ phần cũng nhập cuộc xu hướng hạ lãi suất đầu vào. Một số ngân hàng còn thay đổi biểu lãi suất 2 lần kể từ đầu tháng 10 đến nay.
Cụ thể, trong biểu lãi suất mới nhất áp dụng từ 8-10, VPBank giảm lãi suất nhiều kỳ hạn từ 0,05 - 0,4 điểm % so với hồi đầu tháng 10. Nếu khách gửi dưới 300 triệu đồng, kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,25%/năm; kỳ hạn từ 7-11 tháng còn 5,1%/năm và kỳ hạn từ 15-36 tháng còn 5,4%/năm giảm tới 0,4 điểm %...
Trong khi đó, Nam A Bank tiếp tục hạ thêm lãi suất kỳ hạn dài. Theo đó, người gửi kỳ hạn từ 18-29 tháng lãi suất còn 7%/năm, thay vì mức 7,2%/năm hồi đầu tháng 10. Với người gửi tiết kiệm từ 30-36 tháng lãi suất cũng giảm 0,2 điểm % xuống còn 6,8%/năm. Dù vậy, nếu khách hàng chọn gửi tiết kiệm online, ngân hàng này vẫn giữ mức lãi suất khá cao, như kỳ hạn 18-36 tháng gửi online lãi suất là 7,5%/năm.
Tại MSB, lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng giảm thêm 0,1 điểm % so với trước, như: kỳ hạn gửi 7-11 tháng còn 5,4%/năm; kỳ hạn 15-26 tháng về 5,9%/năm...
Trước đó, một số công ty chứng khoán cũng nhận định từ nay đến cuối năm, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng vẫn còn dư địa có thể giảm thêm, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ngân hàng được duy trì dồi dào; tăng trưởng tín dụng ở mức thấp so với cùng kỳ...
Lãi suất tiếp tục giảm, tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào ngân hàng Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh nhưng tiết kiệm vẫn là kênh được không ít người lựa chọn trong bối cảnh một số kênh đầu tư khác đang bị tác động bởi đại dịch covid-19, lạm phát thấp, vàng tăng mạnh song rủi ro khó lường... Tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng Đến kỳ đáo hạn sổ...