Ngân hàng đồng loạt cảnh báo chiêu trò lừa đảo, moi tiền mùa dịch
Trong thời gian dịch bệnh, nhiều hình thức lừa đảo mới xuất hiện. Các ngân hàng Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo người dùng về những thủ đoạn này.
Lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, các đối tượng lừa đảo sử dụng những thủ đoạn mới để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng, lấy tiền của người dùng.
Sau khi ghi nhận các báo cáo từ người dùng về hình thức này, nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam như Sacombank, BIDV, Vietcombank đã lên tiếng cảnh báo người dùng về những thủ đoạn mới, đồng thời là cách tự bảo vệ mình trước các mối nguy lừa đảo.
Giả mạo Vietcombank gửi gói hỗ trợ mùa dịch
Ngày 25/8, nhiều người dùng nhận được email giả mạo ngân hàng Vietcombank hỗ trợ mùa dịch, dụ dỗ người dùng đăng nhập vào website giả, sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Kẻ gian gửi email mạo danh ngân hàng Vietcombank, gửi gói hỗ trợ mùa dịch.
Vietcombank cho biết những email gửi tới người dùng là giả, không phải của ngân hàng. Ngân hàng này cũng lưu ý với người dùng cách để nhận biết lừa đảo thông qua thư điện tử bằng cách kiểm tra tên miền của hòm thư.
“Có một số cách để nhận biết thư điện tử giả mạo ngân hàng như địa chỉ hòm thư là tên miền miễn phí (ví dụ như @gmail.com), không phải @vietcombank.com.vn. Đồng thời, thông tin đi kèm trong thư là đường dẫn đưa tới các website giả mạo, yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin định danh dịch vụ ngân hàng điện tử”, đại diện Vietcombank trả lời Zing.
Để đảm bảo an toàn thông tin tài khoản, Vietcombank khuyến cáo người dùng không truy cập vào đường dẫn các diễn đàn, website mạo danh ngân hàng. Đồng thời, khách hàng tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản, dịch vụ ngân hàng số, dịch vụ thẻ hoặc bất kỳ thông tin nào khác cho các trang web này.
Mạo danh Sacombank mở tổng đài phát thuốc miễn phí
Video đang HOT
Ngày 26/8, nhiều người dùng Facebook chia sẻ thông tin ngân hàng Sacombank tặng 10.000 túi thuốc cho người bệnh Covid-19, ai có nhu cầu nhắn tin cho Facebook N.D.T.D hoặc gọi điện thoại trực tiếp.
Sacombank bác bỏ thông tin về danh sách số điện thoại cấp phát thuốc cho F0.
Tuy nhiên, đại diện Sacombank đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên, tài khoản Facebook N.D.T.D và các số điện thoại được cung cấp không phải của ngân hàng này.
“Hiện nay, mạng xã hội đang lan truyền thông tin về việc Sacombank cấp phát 10.000 túi thuốc cho bà con kèm danh sách số điện thoại liên hệ tại các quận huyện. Sacombank xin thông báo đây không phải thông tin chính thống của ngân hàng”, trang thông tin chính thức của Sacombank thông báo.
Ngân hàng cho biết chương trình phân phối 10.000 “Túi chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà” được phối hợp thực hiện cùng Sở Y tế TP.HCM thông qua các cơ sở y tế quận, huyện. Với những người bệnh có nhu cầu, có thể liên hệ trực tiếp đến fanpage của ngân hàng hoặc điền vào biểu mẫu đăng ký của Sacombank.
BIDV cảnh bảo lừa đảo trên mạng xã hội, giả danh các sàn thương mại điện tử
BIDV cho biết lợi dụng nhu cầu mua sắm online tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, một số đối tượng đã tạo các trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, có liên kết thanh toán trực tuyến với ngân hàng.
Ngân hàng BIDV lên tiếng cảnh báo về hình thức lừa đảo mới thông qua mạng xã hội và giả mạo sàn thương mại điện tử.
Một số trang web giả mạo đã bị phát hiện như ebanking-shopee.vn, ibanking-shopee.vn, ibank-shopee.vn, ebankingshopee.vn, ibankingshopee.vn, mobilebanking-shopee.vn, shopeemobilebanking.vn…
Kẻ gian gửi đường dẫn truy cập website lừa đảo qua tin nhắn SMS, email hoặc gọi điện trực tiếp để dụ dỗ khách hàng giao dịch trên trang giả. Mục đích của các đối tượng này là lấy cắp thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập, mã số OTP để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.
Bên cạnh đó, BIDV cảnh báo người dùng về hình thức lừa đảo mới thông qua mạng xã hội.
Theo BIDV, kẻ gian giả mạo và chiếm đoạt tài khoản Facebook của khách hàng, đồng thời nhờ người có tên trùng với nạn nhân mở tài khoản ngân hàng. Sau đó, đối tượng liên hệ với người trong danh bạ của nạn nhân (dữ liệu có thể đánh cắp hoặc mua bất hợp pháp) để hỏi vay tiền. Vì số tài khoản và tên chủ tài khoản giống với tên của người bị mạo danh khiến nhiều người tin tưởng và chuyển tiền.
“Người dùng tuyệt đối không tiết lộ thông tin đăng nhập dịch vụ BIDV SmartBanking cho bất kỳ ai trong mọi trường hợp. Đồng thời không truy cập vào các website giả mạo ngân hàng. Bên cạnh đó, cần xác minh kỹ thông tin trao đổi trên mạng xã hội, đặc biệt với các giao dịch tài chính”, ngân hàng BIDV khuyến cáo.
7 thủ đoạn lừa đảo phổ biến
Tháng 7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản số 4893/NHNN-TT “V/v đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán”. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cảnh báo một số hiện tượng liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán thời gian gần đây.
Các thủ đoạn được NHNN đề cập bao gồm mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để lừa đảo. Nếu người dùng cung cấp mã OTP giao dịch trực tuyến, sẽ bị mất tiền trong tài khoản.
Chuyển một số tiền nhỏ cho khách hàng, sau đó giả mạo ngân hàng gọi điện yêu cầu nạn nhân đăng nhập tài khoản vào trang web giả để xử lý sự cố giao dịch là một hình thức lừa đảo khác bị cảnh báo. Nếu người dùng làm theo các bước được yêu cầu, sẽ có nguy cơ bị kẻ gian lấy cắp tài khoản.
Ngoài các thủ đoạn kể trên, NHNN cũng cảnh báo nhiều chiêu trò mà kẻ gian thường xuyên sử dụng gần đây để lừa đảo tiền của khách hàng như giả mạo công ty tài chính mời vay vốn, hướng dẫn khách hàng cài app trên điện thoại; mạo danh nhân viên nhà mạng nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng số điện thoại của khách hàng…
Mất 32 triệu USD sau cuộc gọi điện thoại lừa đảo
Một cụ bà 90 tuổi sống tại Hồng Kông đã bị lừa 32 triệu USD sau một cú điện thoại lừa đảo. Đây được xem là một trong những vụ lừa đảo qua điện thoại gây thiệt hại lớn nhất thế giới.
Cụ bà giàu có đã bị mất 32 triệu USD sau cú điện thoại lừa đảo
Một cụ bà 90 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, sống tại khu đô thị The Peak, một trong những khu vực giàu có bậc nhất tại Hồng Kông (Trung Quốc) đã trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo qua điện thoại.
Theo đó, những kẻ lừa đảo đã liên hệ bằng điện thoại với cụ bà này, giả danh là quan chức cảnh sát của Trung Quốc, cho biết bà có liên quan đến một vụ án hình sự nghiêm trọng tại Trung Quốc đại lục.
Những kẻ lừa đảo đã yêu cầu bà gửi toàn bộ số tiền có trong tài khoản ngân hàng của mình vào tài khoản của cảnh sát để được giám sát và phục vụ cho công tác điều tra. Ít ngày sau, một người giả danh cảnh sát đã có mặt tại nhà riêng của cụ bà này, đưa cho bà một chiếc điện thoại di động chuyên dụng và thẻ SIM để liên lạc với một kẻ giả danh cảnh sát khác. Người phụ nữ này sau đó đã bị thuyết phục và thực hiện 11 lần chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của những kẻ lừa đảo, với số tiền lên đến 250 triệu đô la Hồng Kông (tương đương 32 triệu USD).
Vụ lừa đảo chỉ bị phát hiện sau khi một người giúp việc cho cụ bà này nghĩ rằng có điều gì đó bất thường đang xảy ra nên liên lạc với con gái của cụ bà để nhờ giúp đỡ. Người này sau khi nghe kể lại mọi chuyện đã lập tức gọi điện báo cảnh sát.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc và bắt giữ một thanh niên 19 tuổi, người đứng sau toàn bộ kế hoạch lừa đảo nhằm vào cụ bà giàu có.
Tỷ lệ các vụ lừa đảo qua điện thoại tại Hồng Kông cũng tăng mạnh trong thời gian qua. Trong năm 2020, tổng cộng có 1.193 vụ lừa đảo qua điện thoại được báo cáo, với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến 574 triệu đô la Hồng Kông. Tính riêng trong quý I/2021, số vụ lừa đảo qua điện thoại tại Hồng Kông đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, với số tiền bị chiếm đoạt 350 triệu đô la Hồng Kông.
Hồng Kông là một trong những nơi có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới. Đây là nơi có rất nhiều tỷ phú, sống trong những căn biệt thự hạng sang rộng lớn, nhưng có rất nhiều gia đình phải sống trong những "chuồng cọp" với diện tích rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một người nằm.
Cảnh sát Hồng Kông cho biết những người cao tuổi giàu có đang trở thành mục tiêu của những kẻ lừa đảo qua điện thoại, khi những người này thường sẵn sàng chuyển tiền để thực hiện các khoản đầu tư tưởng chừng như hấp dẫn, nhưng không hề có thực và số tiền đó sẽ "vào túi" những kẻ lừa đảo mà không cách nào lấy lại được.
Hình thức lừa đảo qua điện thoại cũng xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam, với những chiêu trò tương tự như đã đề cập ở trên. Không ít người tại Việt Nam cũng đã mất một số tiền lớn sau khi thực hiện theo yêu cầu của những kẻ lừa đảo. Do vậy, mọi người cần phải thực sự tỉnh táo, nhận biết được các chiêu trò của những kẻ lừa đảo qua điện thoại để tránh bị mất tiền oan.
Hiếu PC tiếp tục "chỉ điểm" bảo mật trên TikTok, Facebook, Zalo: Có nhiều rủi ro mà ai cũng phải đề phòng Những chia sẻ của Hiếu PC về các ứng dụng giải trí mùa dịch như TikTok, Facebook, Zalo đang được cộng đồng mạng quan tâm. Hiếu PC - Ngô Minh Hiếu đã trở thành cái tên quen thuộc với cộng đồng mạng thời gian gần đây. Tuy trở về Việt Nam chưa lâu nhưng anh đã và đang góp sức mình vào hệ...