Ngân hàng đối mặt với thách thức số hóa
Số hóa được coi là yếu tố thay đổi luật chơi trong thị trường ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó với nhiều ngân hàng bởi đẩy mạnh số hóa cũng đồng nghĩa với việc cân đong bài toán hiệu quả kinh doanh và đối mặt với rủi ro về bảo mật.
Số hóa giúp các ngân hàng tăng doanh thu, giảm chi phí và kiểm soát rủi ro tốt hơn. Ảnh: Lê Tiên
Băn khoăn giữa hiệu quả kinh doanh và đầu tư công nghệ
Chia sẻ tại Diễn đàn công nghệ FPT 2019 ngày 21/11, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) cho biết: “Riêng việc số hóa bằng cách bỏ hóa đơn giấy của nhiều giao dịch, chúng tôi có thể tiết kiệm đến 10 tỷ đồng trong một năm. Đó là hiệu quả tức thời về mặt con số và lợi ích cho cả môi trường”.
Từ góc độ khác, ông Phùng Duy Khương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank) cho biết, khi xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, ban lãnh đạo của nhiều ngân hàng luôn đặt vấn đề nâng cao năng suất lao động thêm 30% – 40%, cắt giảm nhiều bước trong quy trình hoạt động. Với yêu cầu đó, nếu chỉ làm theo cách truyền thống thì không thể làm được. “Chúng tôi gọi số hóa là yếu tố thay đổi luật chơi. Số hóa giúp tăng doanh thu, giảm chi phí và kiểm soát rủi ro tốt hơn”, ông Khương nói.
Dù mang lại lợi ích như vậy song việc thực hiện số hóa trong các ngân hàng là không hề dễ dàng. Theo đó, giới quản trị ngân hàng phải giải quyết bài toán cân bằng giữa đầu tư cho công nghệ và hiệu quả kinh doanh.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Bửu Quang, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) chia sẻ: “Cùng trong một ngân hàng, bộ phận kinh doanh lại hay đổ thừa hiệu quả kinh doanh kém là do công nghệ, phàn nàn là đầu tư nhiều cho công nghệ nhưng hệ thống không mang lại hiệu quả ngay. Trong khi đó, trường hợp bộ phận kinh doanh gặp một đối tác có hứa hẹn triển vọng doanh thu thì về đặt yêu cầu ngay với bộ phận công nghệ. Có ngày, bộ phận công nghệ nhận đến hàng chục yêu cầu như vậy nhưng nguồn lực có hạn, không thể đáp ứng hết được”.
Để giải bài toán về sự đồng lòng này, theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, cần có sự kết hợp giữa hai bên để cùng tháo gỡ. “Chúng ta phải biết chúng ta muốn gì và có bao nhiêu tiền, từ đó, cân đong các phương án để có giải pháp tối ưu nhất. Nên nhớ, hầu hết các ông chủ nhà băng chỉ giao chỉ tiêu hiệu quả về doanh số chứ không giao chỉ tiêu hiệu quả về chuyển đổi số. Trong khi đó, chúng ta vẫn cần hài hòa giữa 2 yếu tố đó bởi chuyển đổi số là quá trình mang lại lợi nhuận tích lũy cho chặng đường trung và dài hạn của ngân hàng”, ông Hưng nói.
Bảo mật là chiến lược quan trọng hàng đầu
Không chỉ gặp trở ngại với bài toán hiệu quả kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của các ngân hàng đều phải đối mặt với rủi ro về bảo mật thông tin. Ông Robert Trọng Trần, lãnh đạo Dịch vụ tư vấn an ninh mạng của EY Việt Nam nhận định: “Càng bước sâu vào thời đại số, nhiều điểm yếu trong hệ thống thông tin doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ bị tấn công. Kết quả một nghiên cứu tin cậy cho thấy, cứ 100 công ty fintech thì có đến 98 công ty có lỗ hổng về bảo mật thông tin. Nếu chúng ta áp dụng những công nghệ số này vào ngân hàng thì cũng đồng nghĩa với việc tạo lỗ hổng trong hệ thống thông tin”.
Tuy nhiên, ông Robert Trọng Trần cho rằng, không có bất cứ một công ty nào 100% an toàn về thông tin nên chúng ta buộc phải chấp nhận và sống chung với rủi ro trong thời đại số hiện nay. Do đó, lời khuyên của vị chuyên gia bảo mật này dành cho các ngân hàng là trước khi muốn quản lý an toàn thông tin, các công ty phải có một chiến lược bảo vệ thông tin và xem đây là chiến lược quan trọng hàng đầu.
“Chúng ta bắt buộc phải đặt an toàn số vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày để cho dù sự tấn công có xảy ra, thì chúng ta cũng sẵn sàng ứng phó và có thể trả lời được câu hỏi ngân hàng có thể hoạt động bình thường trong bao lâu”, ông Robert Trọng Trần nhấn mạnh.
Bình luận về xu hướng chuyển đổi số của các ngân hàng hiện nay, bà Nguyễn Tú Anh, Chủ tịch NAPAS nói: “Cuộc sống đang thay đổi mạnh mẽ, lãnh đạo ngân hàng và công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thay đổi rất nhiều. Điều này làm cho câu chuyện chuyển đổi số của Việt Nam không còn quá xa vời và tôi tin là sẽ có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian tới”.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
GAS báo lãi nửa đầu năm tăng 5,5% lên trên 7.600 tỷ, gửi ngân hàng trên 31.300 tỷ đồng
Lượng tiền gửi ngân hàng của GAS lên đến 31.317 tỷ đồng, tăng 11% sau 6 tháng và chiếm tới gần nửa tổng tài sản của tổng công ty này.
GAS báo lãi nửa đầu năm tăng 5,5% lên trên 7.600 tỷ, gửi ngân hàng trên 31.300 tỷ đồng (Ảnh: PVN)
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2019.
Theo báo cáo, nửa đầu năm 2019, doanh thu thuần của GAS đạt 38.992 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp ở mức 8.785 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,1%.
Trong kỳ, GAS ghi nhận 681 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 20%. Song song, tổng công ty này ghi nhận 134 tỷ đồng chi phí tài chính, giảm mạnh 57% (chủ yếu do giảm chi phí lãi vay và giảm lỗ chênh lệch tỷ giá); cùng với đó là 1.176 tỷ đồng chi phí bán hàng, giảm 8,1% và 534 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm nhẹ 1,4%.
Kết thúc nửa đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của GAS đạt 7.617 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, xét riêng quý II/2019, lợi nhuận trước thuế của GAS giảm 4,2% xuống 3.800 tỷ đồng; doanh thu thuần giảm 1,6% xuống 20.353 tỷ đồng.
Phía GAS cho biết sở dĩ doanh thu và lợi nhuận quý II/2019 giảm là do giá dầu bình quân ở mức 68,82 USD/tháng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của GAS ở mức 65.199 tỷ đồng, tăng 4,1% so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản của GAS tập trung ở tiền gửi ngân hàng với 31.317 tỷ đồng (tăng 11%), trong đó 2.322 tỷ đồng là tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, 4.976 tỷ đồng là tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng và 24.019 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ trên 3 tháng đến không quá 1 năm.
Như vậy, tiền gửi ngân hàng hiện chiếm tới gần một nửa tổng tài sản của GAS.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của GAS đến hết ngày 30/6/2018 ở mức 46.379 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm. Nợ phải trả ở mức 18.820 tỷ đồng, tăng 19,5%; trong đó nợ vay ở mức 3.447 tỷ đồng, giảm 29%.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Cựu chủ tịch Trần Bắc Hà vừa tử vong trong trại giam, cổ phiếu BID tăng hay giảm? Ông Trần Bắc Hà - cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV (mã cổ phiếu BID) - đã tử vong trong trại tạm giam sau hơn 7 tháng bị bắt. Giám tham chiếu phiên giao dịch ngày 18/7 của cổ phiếu BID là 34.550 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên 15h cùng ngày, BID tăng lên 34.700 đồng (tăng 0,4%). Hôm nay khối lượng...