Ngân hàng đặt chỉ tiêu cao năm 2020: Cổ đông vừa mừng, vừa lo
Covid-19 đang khiến các ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng, nhưng một số nhà băng vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao với kỳ vọng tình hình cho vay sẽ cải thiện.
Với mục tiêu lợi nhuận năm 2020 tăng 36% so với năm 2019, ở mức 4.400 tỷ đồng, OCB là một trong không nhiều ngân hàng đưa ra kế hoạch lợi nhuận cao cho năm nay.
Để đạt được lợi nhuận cao, nhiều chỉ tiêu kinh doanh khác cũng phải ở mức cao, cụ thể: Tổng huy động thị trường 1 là 103,284 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường 1 là 90,549 tỷ đồng tổng dư nợ thị trường 1 (trên cơ sở phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước – NHNN), lần lượt tăng 21% và 25% so với thực hiện năm 2019; tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% và vốn điều lệ đạt 11,275 tỷ đồng, tăng 43%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Ở mức lợi nhuận này, OCB dự kiến chia mức cổ tức 2020 từ 25-27%. Năm 2019, OCB trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25%.
Khi kế hoạch này được đưa ra, bên cạnh sự vui mừng, cũng không ít cổ đông bày tỏ sự lo lắng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang khiến cầu vốn của khách hàng khó tăng, ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của Ngân hàng. Thực tế, tín dụng toàn ngành tính đến hết tháng 6/2020 tăng thấp, mới đạt 3,26%.
Lý giải việc đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh cao, lãnh đạo OCB cho rằng, năm 2020 là năm cuối cùng thực hiện chiến lược tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, nên OCB đề ra mục tiêu tham vọng hơn (trong điều kiện cơ quan quản lý chấp thuận giới hạn tăng trưởng tín dụng như kỳ vọng), với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) kiểm soát dưới 37%.
Mặt khác, tính đến 30/6/2020, OCB đã hoàn thành 43% kế hoạch lợi nhuận năm 2020, tương đương đạt 1.870 tỷ đồng trước thuế, đây là cơ sở để Ngân hàng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra trong những tháng cuối năm.
“Trong 5 năm gần nhất, lợi nhuận Ngân hàng tăng trưởng trung bình 86%/năm. Trong năm 2020, trước tác động của đại dịch Covid-19, việc duy trì mức tăng trưởng này là thách thức lớn, nên Ngân hàng đưa ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 36% để đảm bảo tính khả thi”, ông Tùng thông tin thêm.
Video đang HOT
Tại ĐHCĐ thường niên 2020 diễn ra cuối tháng 6/2020, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT VIB cho biết, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay đạt tối thiểu 4.500 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2019; tổng tài sản dự kiến đạt 222,000 tỷ đồng, tăng 20%; tín dụng dự kiến đạt 164,408 tỷ đồng, tăng 24%, với mức tăng trưởng tín dụng tối đa không vượt hạn mức NHNN cho phép; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
VIB cũng dự kiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) là 1,8% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là 25%; tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) dưới 85%.
Trước thắc mắc của cổ đông về cơ sở để đạt mục tiêu lợi nhuận đưa ra cho năm nay, lãnh đạo VIB cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, VIB dự kiến hoàn thành khoảng 52% kế hoạch cả năm, nên tự tinh sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra với niềm tin Việt Nam dần hồi phục kinh tế sau dịch Covid-19.
“3 năm trở lại đây, VIB không có nợ xấu lớn phát sinh, khẩu vị rủi ro được thay đổi theo hướng linh hoạt. VIB cũng không có doanh nghiệp có nợ xấu lớn và 97% khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm”, ông Vỹ chia sẻ thêm.
Tại ACB, năm 2020, ngân hàng này lên kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế khoảng 7.636 tỷ đồng; tổng tài sản tăng 12%; tiền gửi khách hàng tăng 12%; tín dụng tăng 11,75% (chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ACB được NHNN giao tối đa là 11,75%); tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2020 kiểm soát dưới 2% và chia cổ tức 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18%.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc Ngân hàng cho hay, tính đến 31/5/2020, ACB đạt lợi nhuận là 3.500 tỷ đồng và đến hết tháng 6/2020, ACB có khả năng thực hiện được tối thiểu 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Với tiến độ như hiện tại, Theo lãnh đạo ACB, nhiều khả năng Ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Chia sẻ thêm về hoạt động của ACB, ông Toàn cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng năm nay chậm hơn mọi năm, tổng thu nhập từ hoạt động của ACB giảm hơn 30 điểm phần trăm.
Đồng thời, để giữ khách hàng, ACB hy sinh thu nhập từ cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng, cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch đến ngày 30/6 và sau đó đến 30/9, tổng quy mô cơ cấu nợ khoảng 15.000 tỷ đồng. Theo ông Toàn, đây là những khoản chậm thu, trong quý IV/2020 hoặc quý I/2021 sẽ thu trở lại.
“Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Ban điều hành Ngân hàng đưa ra các kế hoạch để trong trường hợp xấu nhất vẫn có thể kiểm soát được. Mục tiêu của ACB trong năm nay là kiểm soát nợ xấu từ 1-2% và hy vọng đến cuối năm 2020, nợ xấu sẽ về dưới 1%”, ông Toàn nói.
"Lênh đênh" Saigonbank
Dù có thâm niên nhất trong hệ thống ngân hàng, nhưng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, OTC: SGB) vẫn rất chật vật trong nhiều năm qua.
Đại hội đồng cổ đông thường niên của SaigonBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với lợi nhuận trước thuế 130 tỷ đồng, giảm 28% so với năm 2019.
Lợi nhuận trồi sụt thất thường
Theo BCTC hợp nhất quý 1/2020 của Saigonbank, lợi nhuận sau thuế đạt gần 44 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, kết quả kinh doanh kỳ này của Saigonbank không mấy khả quan khi giảm thu nhập và tăng các khoản chi phí.
Tính đến ngày 31/03/2020, cho vay khách hàng của Ngân hàng giảm xuống còn gần 14.216 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng cũng giảm xuống còn 15.544 tỷ đồng. Tổng tài sản của Saigonbank cũng giảm 11% so với đầu năm, xuống chỉ còn 20.308 tỷ đồng.
Trong các năm qua, do hạn chế nguồn vốn đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, nên hệ thống này không đáp ứng được yêu cầu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới. Do đó, lợi nhuận của Saigonbank cũng trồi sụt thất thường trong những năm qua, cụ thể lợi nhuận năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 lần lượt đạt 181 tỷ đồng, 43 tỷ đồng, 139 tỷ đồng, 55 tỷ đồng, 41 tỷ đồng và 144 tỷ đồng.
44 tỷ đồng là tổng lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý 1/2020 của Saigonbank, giảm 35% so với cùng kỳ 2019.
Đối với việc xử lý nợ tồn đọng, Ban Lãnh đạo Saigonbank cho biết sẽ kiểm soát nợ xấu theo quy định của NHNN. "Sau 3 năm dồn lực xử lý nợ xấu thì đúng ra năm nay Ngân hàng sẽ chia lợi nhuận với tỷ lệ 4% nhưng vẫn xin phép cổ đông để dành chưa chia", ông Vũ Quang Lãm - Chủ tịch HĐQT Saigonbank cho biết.
Thách thức tái cơ cấu
Việc tăng vốn điều lệ là nhu cầu bức thiết nhất đối với Saigonbank nhằm giúp ngân hàng có thêm nguồn lực kinh doanh, tăng sức cạnh tranh,... và đặc biệt là đáp úng chuẩnBasel II.
Ngay từ năm 2014, Ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ lên 4.000 tỷ đồng và tiếp tục lấy ý kiến cổ đông về phương án tăng vốn lên 4.080 tỷ đồng. Đến tháng 3/2016, Saigonbank đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, ngân hàng này chưa tăng được đồng vốn nào.
Giới đầu tư đánh giá, một trong các nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của Saigonbank đến từ các cổ đông lớn nắm tới 65% vốn, trong đó, đặc biệt cổ đông lớn nhất là Văn phòng Thành ủy TP.HCM nắm hơn 18% vốn.
Việc Văn phòng Thành ủy TP.HCM và một số cổ đông nhà nước có dự định rục rịch thoái vốn được giới đầu tư kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng sớm "thay da, đổi thịt". Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện.
Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nếu không tăng được vốn, thì phương án tốt nhất đối với Saigonbank hiện này là sáp nhập với một ngân hàng khác. Nếu không, ngân hàng sẽ tiếp tục "cài số lùi".
Còn nhớ cuối năm 2014 cũng từng có đồn đoán về M&A giữa Saigonbank-Vietcombank. Tuy nhiên, sau những bất đồng về tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu, Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã từ chối sáp nhập Saigonbank vào Vietcombank.
Khó khăn bủa vây ngân hàng nhỏ
Để tái cơ cấu hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, cả hệ thống ngân hàng phải hoạt động rất lành mạnh, minh bạch, tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp, đưa ra dịch vụ ngân hàng chuẩn mực. "Không riêng gì Saigonbank, mà nhiều ngân hàng nhỏ khác vẫn chưa thực sự có những chiến lược riêng dựa trên vị thế của mình. Các ngân hàng nhỏ vẫn đi theo mô hình của những ngân hàng lớn một cách dàn trải, vẫn xem tín dụng là cốt lõi, và chất lượng tín dụng vẫn chưa có chiều sâu. Nhiều ngân hàng nhỏ còn tập trung vào bất động sản, ít tập trung vào dịch vụ, sản xuất", TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Nếu không có chiến lược theo chiều sâu và có giá trị cốt lõi riêng, vẫn theo chiến lược cạnh tranh trên diện rộng với các ngân hàng lớn, chắc chắn nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn. Ngược lại, những ngân hàng đã có thương hiệu tốt, có hệ thống lớn và có nguồn vốn mạnh, sẽ tiếp tục phát triển. Do đó, sự phát triển trong hệ thống ngân hàng sẽ có sự phân hóa rõ rết trong thời gian tới, khiến nhiều ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn.
Vì sao ngân hàng 'thừa tiền' nhưng vẫn ồ ạt phát hành trái phiếu? BIDV, VPBank, HDBank, VIB, OCB... thông báo huy động thành công hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu trong quí II. Trong bối cảnh thanh khoản đang ở trạng thái 'dư thừa', nhiều ngân hàng vẫn phải tăng cường nguồn vốn dài hạn khi tỉ lệ vốn ngắn hạn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm về 37% từ ngày 1/10. Ngân...