Ngân hàng đang bỏ lỡ cho vay theo chuỗi cung ứng?
Một sản phẩm cho vay mới của ngành ngân hàng là cho vay theo chuỗi cung ứng, nhưng đến nay chưa phát triển mạnh và đã bỏ lỡ nhiều cơ hội cho các bên.
Cho vay theo chuỗi cung ứng để nâng tầm nông sản Việt.
Cho vay theo chuỗi cung ứng chủ yếu là hình thức cho vay dựa trên các khoản phải thu (nếu là tín chấp) của khách hàng vay đã được nhiều nước áp dụng. Mở rộng hơn, đến nay, cho vay các khoản phải thu dựa trên chuỗi cung ứng cũng đã thành công tại nhiều quốc gia.
Chia sẻ tại diễn đàn thường niên lần thứ 4 của APEC về “Phát triển thị trường tài trợ chuỗi cung ứng tại các nền kinh tế mới nổi như thế nào?”, bà Thơ Nguyễn, Giám đốc Tài chính, Công ty Maxport Limited (trụ sở chính tại Hồng Kông), cho biết là công ty cũng đã vay vốn theo hình thức chuỗi cung ứng khá thuận lợi.
Vì hoạt động về dệt may, trong chuỗi cung ứng của công ty khi mua nguyên vật liệu ở nước ngoài phải trả trước 70% cho nhà cung ứng, trong khi phần lớn người mua của Maxport lại trả sau. Do đó, công ty cần tập trung vốn rất cao vụ Xuân Hè và Thu Đông (từ tháng 3-tháng 7), dẫn đến nguồn vốn tự có không thể đủ.
Maxport đã tìm đến sản phẩm Factoring (Bao thanh toán – cho vay dựa trên khoản phải thu) tại Hồng Kông và được tài trợ tài chính rất cao. Lợi ích của việc vay vốn theo sản phẩm này giúp công ty có mức lãi suất thấp hơn 0,5-1%/năm, giảm rủi ro thanh toán, giảm rủi ro trả chậm. Khi chi phí cho sản phẩm rẻ hơn, giá thành sản phẩm cũng rẻ theo.
Tuy nhiên, việc vay vốn theo chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang vấp phải nhiều vấn đề khiến ngân hàng chưa mạnh tay cho vay.
Video đang HOT
Đơn cử như Công ty TNHH Tiến Thịnh (Tiến Thịnh) đã tham gia vào chuỗi cung ứng của IFC hơn 10 năm nay, nhưng việc mở rộng vào các chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn toàn cầu rất khó khăn, vì đa số các tập đoàn đa quốc gia đều có sẵn hệ thống nhà cung cấp. Khi họ vào Việt Nam rất khó chấp nhận nhà cung ứng mới vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam muốn tham gia vào các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp FDI phải xin ý kiến từ công ty mẹ và các SME của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu rất khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế cũng như phải cạnh tranh về giá thành.
Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Giám đốc điều hành Tiến Thịnh cho biết thêm, để duy trì tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp phải có nguồn tài chính mạnh, đảm bảo cân đối nguồn tiền thanh toán cho các đơn hàng trả sau của đối tác. Trong khi đó, các ngân hàng trong nước lại chưa tài trợ mạnh cho các đơn hàng trả chậm, cũng như cho vay tín chấp theo chuỗi cung ứng hầu như là không có khiến các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng rất áp lực về vốn.
Trả lời cho thắc mắc của các doanh nghiệp về việc tại sao ngân hàng Việt khó cho vay tín chấp để tài trợ thương mại, cũng như chưa mở rộng cho vay theo chuỗi, ông Trần Hoài Phương, Phó Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp HDBank, cho rằng nhiều công ty chưa minh bạch sức khoẻ tài chính, đối với những công ty chưa niêm yết trên sàn thì báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, nên ngân hàng vẫn phải dựa vào tài sản đảm bảo. Ngoài ra, các bên tham gia chuỗi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đã phá vỡ chuỗi, dòng tiền của chuỗi không chảy qua tài khoản mở tại ngân hàng… gây rủi ro cho ngân hàng.
Theo ông Phương, để thúc đẩy hơn nữa hoạt động tài trợ vốn cho chuỗi cung ứng Việt Nam cần phải xây dựng một nền tảng công nghệ giúp xác thực công nợ thanh toán của người mua. Từ đó hỗ trợ các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp kết nối vào chuỗi cung ứng hàng hóa.
Về phía công ty cung ứng giải pháp, ông Nguyễn Trần Nam, Giám đốc điều hành, Easyfin Technology Solution, việc ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch cho vay theo chuỗi không nằm ở công nghệ mà là ở cơ chế, pháp lý chưa rõ ràng. Tiến tới sẽ ứng dụng blockchain vào cho vay theo chuỗi có thể được thực hiện trong 3-5 năm tới, nhưng cũng chỉ là liên lạc thông minh. Còn việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cần phải xây dựng bigdata (cơ sở dữ liệu) và công nghệ của ngân hàng phải được thiết kế theo chuẩn thì mới áp dụng được AI.
Còn theo ông Mohammad Mudasser, Trưởng nhóm Dịch vụ tư vấn Vốn lưu động, PwC Việt Nam, việc cho vay theo chuỗi cung ứng đang được đòi hỏi trên toàn cầu, tại Việt Nam cần phải đưa vấn đề này vào luật và thống nhất thành cơ chế và nâng cao trình độ cho vay theo chuỗi đối với cán bộ tín dụng. Ấn Độ đã làm được điều này.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, trong một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, sự sẵn có của các sản phẩm tài trợ chuỗi cung ứng sẽ giúp các nhà sản xuất và xuất khẩu trong nước tăng cường mối liên kết với các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, hiện rất ít tổ chức tài chính ở Việt Nam cung cấp dịch vụ tài trợ chuỗi cung ứng hiện đại với quy mô lớn. Đây được coi như một cơ hội bị bỏ lỡ cho cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính lẫn các doanh nghiệp.
LAN ANH
Theo Bizlive.vn
Tỷ giá ít biến động
Sáng 10/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019. VEPR dự báo, mức tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2019 sẽ đạt 7,26 % và tăng trưởng cả năm sẽ đạt mức 7,05 %.
Báo cáo của VEPR cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý III/2019 đạt mức 7,31% và trong 9 tháng đạt 6,98%. Trong đó, 9 tháng năm 2019, khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,85%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng trưởng yếu 2,02%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 9,56%. Chỉ số sản xuất công nghiệp IPI tăng 9,6%, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%.
Báo cáo của VEPR cũng chỉ ra, những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện trong thời gian tới. Đó là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc sẽ làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Do vậy theo VEPR, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài.
Cũng theo báo cáo của VEPR, trong quý III, tỷ giá tiếp tục ổn định, mức tăng không đáng kể. Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá biến động cũng rất nhẹ và biên độ giảm giá VNĐ ngày càng thấp đi.
Kết thúc quý III, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt 71 tỷ USD, mua ròng 6 tỷ USD từ cuối quý 1 đến nay. Theo NHNN, đây là mức kỷ lục hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng theo VEPR, so sánh với quy mô thương mại ngày càng mở rộng thì đây thực chất mới là mức an toàn. NHNN nên cân đối việc tăng dữ trữ ngoại hối.
Thời gian tới, các chuyên gia của VEPR cho rằng, tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định. Việc hạ phá giá tiền đồng để thúc đẩy xuất khẩu, theo ông Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng của VEPR, là không nên làm thời điểm này.
Trong khi đó TS. Cấn Văn Lực cho biết tỷ giá thực của đồng VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến thị trường, không có gì đáng lo.
Hơn nữa, cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam là xuất khẩu càng nhiều thì nhập khẩu càng nhiều, do đó giảm giá tiền đồng không có tác dụng với thúc đẩy xuất khẩu mà lại gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước đó tại cuộc họp báo quý III do Ngân hàng nhà nước tổ chức, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua được đánh giá là hài hòa.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, "tỷ giá đang được điều hành hài hòa. Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cũng nhận định chính sách điều hành tỉ giá hiện nay đang điều hành hợp lý". Theo Phó Thống đốc, mặc dù tại một số nước, việc điều hành tỉ giá có phá giá và tăng giá nhưng Việt Nam, tỉ giá tương đối ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.
Thuý Hằng
Theo daidoanket.vn
Cổ phiếu vốn hóa lớn ngập trong sắc đỏ Trong phiên đầu tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam chìm trong sắc đỏ khi hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn mất điểm, khiến VN-Index mất 8,99 điểm xuống 966,35 điểm. Dù tuần trước thị trường chứng khoán tỏ ra khá lạc quan khi Vn-Index về đích đầy hứng khởi trong phiên thứ 6. Tuy nhiên, mở cửa đầu tuần, ngay trong...