Ngân hàng của bầu Hiển bất ngờ báo lãi sụt giảm mạnh
Kết quả kinh doanh của SHB quý III không đạt được sự tăng trưởng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố BCTC hợp nhất quý III/2018 với kết quả lợi nhuận bất ngờ sụt giảm mạnh.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần của SHB đạt 1174 tỷ đồng, tăng trưởng gần 64% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 93% còn 61 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh ngoại hội đạt 25 tỷ đồng, giảm 17%. Lãi từ các hoạt động khác cũng sụt giảm mạnh từ 163 tỷ đồng xuống chỉ còn 4 tỷ đồng trong kì kinh doanh này.
Chi phí hoạt động của ngân hàng là 696,5 tỷ đồng, tăng 10,5%. Kết quả, SHB thu về 348,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 34,2% so với cùng kì năm 2017. Lãi ròng sau thuế thu về gần 279 tỷ đồng.
Tình hình lợi nhuận các quý của SHB trong 2 năm trở lại đây
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lãi trước thuế của SHB đạt 1.466 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, một nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng này là khoản lãi đột biến 274 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 3 tỷ.
Đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 299.698 tỷ đồng, tăng 4,8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 194.009 tỷ đồng, giảm 0,7%. Lượng tiền gửi huy động từ khách hàng tăng 12,6% đạt 219.406 tỷ đồng.
Ông Đỗ Quang Hiển ( bầu Hiển) – Chủ tịch HĐQT của SHB
Đáng chú ý, nợ xấu của SHB đã tăng từ mức 4.624 tỷ đồng hồi đầu năm lên 5.422 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 2,33% lên 2,75%.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SHB đã có diễn biến sụt giảm giá trong thời gian gần đây, hiện SHB đang dừng ở mức 7.700 đồng/cổ phiếu.
Theo danviet.vn
Chứng khoán chiều 6/11: Xả bất ngờ, cổ phiếu ngân hàng lao dốc
Đang yên lành đột nhiên sau 14h xuất hiện một đợt xả khá mạnh ở nhóm blue-chips. Giá đồng loạt quay đầu kéo theo các chỉ số lao dốc. Không có gì bất ngờ, Vn30-Index là chỉ số giảm mạnh nhất.
VN-Index chốt phiên giảm 0,38% nhưng VN30-Index giảm 0,58%. Mức giảm không phải lớn nhưng trong 30 phút cuối các chỉ số rơi khá nhanh: VN30-Index bốc hơi khoảng 0,8%, VN-Index bốc hơi gần 1% từ đỉnh buổi chiều.
Đợt xả này chủ yếu tập trung ở các blue-chips và các mã khác chịu tác động lan tỏa. Độ rộng của VN30 lúc đóng cửa chỉ còn 9 mã tăng/20 mã giảm trong khi cuối phiên sáng vẫn còn 15 mã tăng/11 mã giảm. Những mã còn sót lại tăng giá lúc đóng cửa là VNM, SAB, SBT, GMD, DHG, CTD, CII, BMP, HSG, TCB.
Trong số này chỉ có VNM là đáng kể nhất, tăng 1,03% so với tham chiếu. Mức tăng giá và vốn hóa của VNM đủ lớn để đỡ điểm số, trong khi như SAB chỉ tăng 0,13%, TCB tăng 0,37% đều quá yếu. Các mã còn lại càng không đáng kể.
Đa số giảm chiều nay nằm ở nhóm vốn hóa lớn nhất và mức giảm nhiều nhất. Ngân hàng rất xấu với VCB giảm 1,24%, BID giảm 2,44%, CTG giảm 1,06%, MBB giảm 1,6%, VPB giảm 1,18%, STB giảm 0,81%, HDB giảm 1,65%.
Điều may mắn nhất cho các chỉ số lúc đóng cửa là GAS chỉ giảm 0,39%, VIC giảm 0,21% và VHM bị ép mạnh cũng chỉ về tới tham chiếu.
Blue-chips quay đầu khiến các chỉ số nhanh chóng tụt xuống dưới tham chiếu, kích hoạt áp lực bán ra ở nhiều cổ phiếu khác. Độ rộng trên HSX lúc đóng cửa là 142 mã tăng/139 mã giảm, phiên sáng là 153 mã tăng/107 mã giảm. Độ rộng được duy trì là nhờ nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn còn tăng khá nhiều. Midcap vẫn tăng 0,18% và Smallcap tăng 0,54%.
Đợt xả phiên chiều không quá mạnh nhưng có lẽ do sức mua khá đuối nên cổ phiếu hạ độ cao một cách dễ dàng và nhanh chóng. Rổ Vn30 ghi nhận 20 cổ phiếu tụt giá so với phiên sáng trong đó hàng loạt cổ phiếu tụt trên 1% chỉ trong vài giờ đồng hồ như MSN, VJC, MBB, STB, VCB, PNJ, GAS, CTG, SSI, PLX... Đây là mức biến động không hề nhỏ trong một thời gian ngắn như vậy, chỉ từ sáng sang chiều.
Thanh khoản chiều nay tăng gần 10% so với chiều hôm qua, đạt 1.446,2 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn phiên sáng khoảng 5%. VNM là cổ phiếu thanh khoản nhất chiều nay với trên 90 tỷ đồng giá trị khớp lệnh. VNM cũng chịu sức ép nhất định, giá đóng cửa đã thấp hơn thời điểm cuối phiên sáng. Khối ngoại cũng tham gia tạo sức ép khi bán ra khoảng 36% lượng giao dịch ở VNM buổi chiều. Tuy vậy nhà đầu tư trong nước mới là lực bán chính.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch tổng thể trên hai sàn cổ phiếu hôm nay khá yếu. Ở HSX khối này giảm mua 33% so với hôm qua, chỉ còn 340,3 tỷ đồng, giảm bán 27%, còn 329,3 tỷ đồng. HNX giao dịch không đáng kể.
Theo vneconomy.vn
Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC) lỗ 8,4 tỷ đồng trong 9 tháng Trong quý III/2108, Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (FDC) ghi nhận doanh thu 107 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá vốn là 97 tỷ đồng, tăng 43%, nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 9%, đạt 9,9 tỷ đồng. Công ty có các khoản lãi tiền gửi ngân hàng và lãi...