Ngân hàng cho vay tăng nhanh, áp lực lãi suất?
Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tăng khá nhanh. Mới quá nửa năm nhưng đã có ngân hàng gần đụng trần tín dụng được cấp, khiến lãi suất lại “nhấp nhổm”.
Nhiều ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tăng nhanh
Ảnh: Ngọc Thắng
Một số ngân hàng gần hết “room” cho vay
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 6 tháng đầu năm 2019 đạt 7,33%. Tỷ lệ này là khá bất ngờ bởi trước đó khoảng 1 tháng, vào ngày 10.6, tốc độ tăng trưởng tín dụng mới chỉ ở mức 5,75%, trong 5 tháng là 5,74%, đến ngày 18.6, Tổng cục Thống kê đưa ra con số tăng trưởng là 6,22%.
Như vậy chỉ trong vòng 2 tuần cuối tháng 6, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng khá mạnh. Chỉ tính riêng tốc độ tăng tín dụng của các ngân hàng (NH) trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm đã lên đến 14,11% so với cùng kỳ năm trước. Cục Thống kê TP.HCM thông tin các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã cho vay 2,15 triệu tỉ đồng, trong đó các NH thương mại cổ phần cho vay 1,12 triệu tỉ đồng, chiếm 52,18% tổng dư nợ.
Những NH lớn đều có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh, chẳng hạn Vietcombank trong 6 tháng đầu năm tăng khoảng 9%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của hệ thống nói chung. So với hạn mức được cấp hồi đầu năm ở mức 15%, thì chỉ mới 6 tháng, Vietcombank đã sử dụng gần 2/3 tổng hạn mức tín dụng được cấp. Ngoài tín dụng, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Vietcombank cán mức 11.000 tỉ đồng trong kế hoạch 20.500 tỉ đồng đề ra và khả năng sẽ cán mức 1 tỉ USD lợi nhuận trong năm 2019.
Tương tự, Sacombank được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 7% nhưng chỉ trong 3 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của NH này lên đến 5,61%. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết đang xin cơ quan quản lý cho tăng hạn mức tín dụng lên 15%.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc NH TMCP Phương Đông (OCB), cho biết tốc độ tăng trưởng tín dụng của OCB trong 6 tháng đầu năm đạt được 18%, gần bằng mức chỉ tiêu 20% mà NHNN giao cho. Trong khi đó, kế hoạch của NH này đề ra tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay lên tới 30%.
Vì hạn mức tín dụng được cấp thấp hơn kế hoạch đề ra, nên OCB đã đẩy mạnh cho vay vào những tháng đầu năm nhằm đạt được những chỉ tiêu khác của kế hoạch, chẳng hạn như lợi nhuận. Ông Tùng kỳ vọng việc OCB được NHNN chấp thuận cho việc thực hiện Thông tư 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với NH, chi nhánh NH nước ngoài sẽ là điểm cộng để được xem xét tăng hạn mức tín dụng. Không những OCB mà các NH đạt chuẩn thực hiện Basel II (bộ tiêu chí đánh giá an toàn tín dụng), thực hiện Thông tư 41 đều kỳ vọng NHNN sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng.
Khả năng nới tín dụng
Nguyên nhân khiến tín dụng tháng 6 tăng nhanh, theo TS Cấn Văn Lực, Giám đốc Trường đào tạo BIDV, là do yếu tố mùa vụ. Thông thường vào cuối tháng 6 cũng là cuối quý 2 nên các doanh nghiệp tăng vay để “chốt sổ” cho các hợp đồng sản xuất kinh doanh. Về phía NH, một số vừa qua đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về an toàn vốn đã mạnh dạn đẩy mạnh tín dụng sau khi được cấp hạn mức thêm.
TS Bùi Quang Tín, thuộc Trường đại học Ngân hàng TP.HCM, dự báo với tốc độ tăng trưởng tín dụng thời gian gần đây thì đến quý 3, một số NH sẽ đụng trần hạn mức tăng trưởng. So với các quý trong năm thì quý 4 có tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất, vào khoảng 5%. Vì vậy có khả năng đến cuối quý 3, NHNN sẽ căn cứ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô để xem xét điều chỉnh hạn mức tín dụng. Đặc biệt trong điều kiện lạm phát dưới 4%, nhiều khả năng room tín dụng sẽ tăng lên. Lịch sử cho thấy, năm 2017, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của toàn ngành là 17%, Chính phủ cho phép tăng lên 20% nhưng các NH cũng chỉ tăng hơn 18%.
Ngoài ra, quý 4 cũng là lúc các doanh nghiệp cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa…, trường hợp dòng tín dụng bị ngưng, doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn nên thường sẽ có điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với thực tế.
Đánh giá về áp lực của việc tăng tín dụng lên lãi suất, ông Bùi Quang Tín cho rằng khi các NH hết hạn mức cho vay, việc dùng biện pháp kỹ thuật bằng cách tăng lãi suất cho vay cũng có thể được một số NH áp dụng trong trường hợp chờ xin cấp thêm hạn mức.
Thế nhưng, lãi suất cho vay đang được NHNN kiểm soát giữ ở mức ổn định, lãi suất huy động của một số NH nhỏ tăng tạm thời, cục bộ; trên thị trường liên NH, lãi suất giao dịch giữa các NH đang ở mức thấp, thanh khoản NH dồi dào; hơn nữa, tỷ giá ngoại tệ đang có xu hướng giảm… Chính vì vậy, NH nào áp dụng lãi suất cho vay cao, khách hàng có thể chọn NH khác. Khả năng áp lực lên lãi suất là không cao.
Các NH sẽ bị áp lực huy động vốn kỳ hạn trung và dài hạn khi hệ thống NH đang phải theo lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và một số NH tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng chuẩn Basel II. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng hiện nay không đáng lo ngại hay cần phải kiểm soát vì thanh khoản của các NH hiện khá tốt.
TS Cấn Văn Lực
Theo thanhnien.vn
Lãi suất VND khó hạ nhiệt
Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không tăng lãi suất USD từ đầu năm đến nay và khả năng sẽ sớm giảm lãi suất USD trong thời gian tới, thì ở thị trường Việt Nam, lãi suất huy động VND tiếp tục tăng.
Lãi suất VND tiếp tục tăng, nhất là ở kỳ hạn dài là do các ngân hàng đang phải tái cơ cấu lại nguồn vốn.
Fed sẽ giảm lãi suất
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell đã khẳng định một cách rõ ràng về tính độc lập của Fed với tuyên bố rằng, Fed không chịu những "sức ép chính trị ngắn hạn", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Fed cắt giảm mạnh lãi suất. Điều này cho thấy, Fed sẽ không đẩy nhanh tốc độ hạ lãi suất như kỳ vọng của ông Trump, mà sẽ xem xét thận trọng tác động của các mối quan hệ quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ, sau đó mới quyết định giảm lãi suất hay không.
Theo nhận định của giới phân tích tài chính, việc Fed hành động thế nào trên thực tế sẽ phụ thuộc vào những đánh giá về triển vọng nền kinh tế Mỹ, có liên quan rất nhiều tới các quyết định mà chính quyền ông Donald Trump sẽ đưa ra đối với nhiều nước.
Đầu phiên giao dịch 29/6, trên thị trường thế giới, chỉ số đo lường biến động của USD với 6 đồng tiền chủ chốt EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF đứng ở mức 95,63 điểm, giảm 0,01%. USD gần như không đổi do nhà đầu tư đang tập trung đến diễn biến của Hội nghị G20. Tỷ giá USD đứng ở mức 1 EUR đổi 1,1382 USD; 107,63 JPY đổi 1 USD và 1,2675 USD đổi 1 GBP. USD đã giảm thấp hơn so với hầu hết các loại tiền tệ, phản ánh tâm lý lựa chọn các tài sản rủi ro với hy vọng rằng, kế hoạch áp đợt thuế tiếp theo của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị hoãn lại.
Ngày 28/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá VND/USD ở mức 23.066 đồng (tăng 1 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.708 đồng (tăng 1 đồng). Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá gần như không đổi so với cuối phiên liền trước, phổ biến ở mức 23.270 đồng/USD (mua) và 23.390 đồng/USD (bán).
Lãi suất VND có hạ nhiệt
Ngân hàng VietCapitalBank đang áp dụng mức lãi suất cao nhất trên thị trường, với 8,6%/năm cho kỳ hạn 2, 3, 4 và 5 năm. Từ kỳ hạn 12 tháng, lãi suất mà VietCapitalBank đưa ra đều rất cao: kỳ hạn 12 tháng là 8%/năm; 13 tháng là 8,4%/năm; 15 tháng là 8,3%/năm; 18 tháng là 8,5%/năm.
Tại SCB, lãi suất cao nhất chỉ đến 7,75%, nhưng lãi suất tiết kiệm đắc lộc tài, đắc lộc phát cao hơn rất nhiều, lên tới 8,55%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng. Ở hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất là 8,3%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng trở đi.
Nhiều ngân hàng khác có lãi suất trên 8%, nhưng yêu cầu khoản tiền gửi rất lớn. VIB áp dụng lãi suất 8,19% cho kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng và đi kèm điều kiện khoản tiền gửi mới từ 500 tỷ đồng trở lên. ABBank áp dụng mức lãi suất cao nhất là 8,3% cho kỳ hạn 13 tháng, khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng. LienVietPostBank đưa ra mức lãi suất cao nhất là 8% cho kỳ hạn 13 tháng khi gửi trên 500 tỷ đồng, hay số tiền nhỏ hơn gửi kỳ hạn 48 tháng hoặc 60 tháng.
TPBank áp dụng mức lãi suất cao nhất là 8,6%, nhưng chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi mới từ 500 tỷ đồng trở lên. Lãi suất cao nhất tại VCombank là 8,5% ở kỳ hạn 12 tháng, với số tiền gửi mới tối thiểu 500 tỷ đồng. Tại ngân hàng này, nếu có ít tiền hơn, chỉ từ 5 tỷ đồng, người gửi tiền vẫn có thể được hưởng lãi suất 8%/năm nếu chọn kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng.
TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, sở dĩ lãi suất VND tiếp tục tăng, nhất là ở kỳ hạn dài là do các ngân hàng đang phải tái cơ cấu lại nguồn vốn, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đang đưa ra dự thảo lấy ý kiến về việc tiếp tục giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn chỉ còn 35% vào đầu năm tới.
Ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ; chỉ đạo tổ chức tín dụng rà soát, cân đối tài chính, tiết giảm chi phí để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý, nỗ lực giảm lãi suất cho vay khi điều kiện cho phép trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm với ngắn hạn, 9-11%/năm với trung và dài hạn.
Kinh tế trong nước tiếp tục ổn định
Kinh tế thế giới giảm tốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng và tiến trình Brexit bế tắc, giá dầu thô biến động mạnh, thị trường tài chính toàn cầu diễn biến phức tạp... đã tạo ra những thách thức trong điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, với các giải pháp đồng bộ của Chính phủ, kinh tế trong nước tiếp tục ổn định. Theo thông tin từ Tổng cục thống kê, CPI tháng 6/2019 giảm 0,09% so với tháng trước. Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
Vân Linh
Theo baodautu.vn
Bất động sản xoay sở thời khó Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay liên kết với doanh nghiệp nước ngoài là các phương án không ít doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chọn để thích nghi khi tín dụng đang bị siết chặt. Chính sách thắt chặt tín dụng vào BĐS đang được áp dụng. Từ đầu năm nay, các ngân hàng đã giảm...