Ngân hàng cho vay hơn 1.500 tỷ đồng/ngày
Tăng trưởng tín dụng đến 16/9 mới đạt 4,81% so với đầu năm, tương đương mỗi ngày ngành ngân hàng giải ngân cho vay ra nền kinh tế gần 1.540 tỷ đồng.
Số liệu trên vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố trong báo cáo hoạt động ngân hàng quý III/2020.
Cụ thể, cơ quan quản lý tiền tệ cho biết đến trước diễn biến của dịch Covid-19, cơ quan này đã phải kiểm soát quy mô tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn để khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng rất yếu trước tác động của dịch nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ. Đến ngày 16/9, tín dụng mới tăng 4,81% so với cuối năm 2019, trong khi cùng kỳ tăng 9,4% (hết tháng 9/2019).
Tăng trưởng tín dụng 9 tháng năm nay cũng là mức tăng thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây.
Số tăng trưởng tín dụng nói trên tương đương với việc các ngân hàng đã giải ngân ra nền kinh tế hơn 394.200 tỷ đồng cho vay từ đầu năm, tương đương gần 1.540 tỷ/ngày.
Trong khi đó, đến ngày 15/9, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. Ước tính, tổng phương tiện thanh toán đã tăng gần 801.500 tỷ từ đầu năm.
Video đang HOT
Như vậy, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung hơn 407.000 tỷ đồng thanh khoản sau gần 9 tháng qua chênh lệch giữa tăng trưởng M2 và tín dụng.
NHNN cũng cho biết đã phê duyệt hầu hết phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Năng lực tài chính của các ngân hàng được củng cố, vốn điều lệ tăng dần; chất lượng quản trị điều hành được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế. Hiện tại, các ngân hàng cũng đạt tỷ lệ, giới hạn an toàn theo quy định; tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng đã được xử lý.
Ngoài ra, hầu hết ngân hàng hiện nay đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016 và phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng duy trì ở mức dưới 2%.
Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7 năm nay, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 1,113 triệu tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, 7 tháng từ đầu năm nay xử lý khoảng 63.700 tỷ đồng.
Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ xử lý nợ xấu hiệu quả hơn, tổng dư nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình 7.150 tỷ/tháng, cao gấp đôi so với giai đoạn 2012-2017 trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình 3.520 tỷ/tháng).
Trong hoạt động hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đến ngày 14/9, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; số dư nợ được miễn, giảm, hạ lãi suất gần 1,18 triệu tỷ đồng. Doanh số cho vay mới với lãi suất ưu đãi (thấp hơn 0,5-2,5%) lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng với 310.000 khách hàng.
Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã gia hạn nợ cho hơn 162.000 khách với dư nợ khoảng 4.067 tỷ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ với gần 1.600 tỷ, cho vay mới trên 55.000 tỷ đồng…
Tiền gửi chảy mạnh vào ngân hàng, lãi suất tiết kiệm giảm liên tiếp
Mặc dù các ngân hàng liên tục giảm lãi suất huy động, nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào đây do tâm lý lo ngại rủi ro của người dân.
Lãi suất huy động đã liên tiếp giảm do thanh khoản dư thừa. Ảnh: H.Dịu
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến giữa tháng 8, huy động vốn toàn hệ thống tăng gần 6,3%, trong khi tín dụng chỉ tăng 4,13%.
Có thể thấy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tín dụng có mức tăng tăng trưởng thấp nhất trong 5 năm qua, trong khi nhu cầu gửi tiền tại ngân hàng vẫn tăng mạnh, bởi so với các kênh đầu tư khác thì gửi tiết kiệm vẫn là an toàn nhất.
Thống kê của NHNN cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng đã lên tới hơn 246.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là gần 171.300 tỷ đồng. Như vậy, bình quân mỗi ngày, có hơn 1.367 tỷ đồng được người dân gửi vào ngân hàng.
Công ty Chứng khoán HSC cũng mới đưa ra báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 với khẳng định thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV và VietinBank từ đầu năm. Nguyên nhân là việc tăng trưởng huy động cao hơn nhiều so với tín dụng.
Chính vì những nguyên nhân trên, các ngân hàng thương mại đã tiếp tục giảm lãi suất huy động, đẩy lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn xuống thấp nhất chỉ còn 2,6%/năm. Như vậy, trên lý thuyết, lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát, trong khi bình quân 8 tháng năm 2020, lạm phát cơ bản đã tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước, nghĩa là người gửi tiền đang chịu mức lãi suất âm ở một số kỳ hạn tại một số ngân hàng.
Nếu như trước đây, lãi suất huy động thấp nhất ở kỳ hạn ngắn thường thuộc về nhóm 4 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước. Nhưng giờ đây Techcombank mới là ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động thấp nhất thị trường sau 3 lần điều chỉnh giảm liên tiếp.
Cụ thể, trong biểu lãi suất huy động mới nhất vừa áp dụng từ ngày 15/9, Techcombank tiếp tục giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn. Trong đó, kỳ hạn 1 tháng dành cho khách hàng dưới 50 tuổi chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 2,65%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,75%/năm... Các kỳ hạn này tiếp tục giảm tới 0,2 điểm phần trăm so với biểu lãi suất đầu tháng 9.
Ở kỳ hạn 6 tháng, mức lãi suất dao động từ 4,4-4,9%/năm đối với khách hàng thông thường và 4,7-5%/năm đối với khách hàng ưu tiên.
Ngược lại, Nam A Bank điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ở kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất các kỳ hạn dài từ 30-36 tháng giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 6,8%/năm.
Vietcombank cũng giảm lãi suất tiền gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng xuống 3,3%/năm; 3 tháng xuống 3,6%/năm; 6 tháng xuống 4,2%/ năm và 12 tháng là 6%/năm.
Trong khi đó, tại HDBank, lãi suất tiền gửi ở tất cả kỳ hạn điều chỉnh giảm 0,15-0,4%/năm, xuống 3,8%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 5,8%/năm cho kỳ hạn 6-11 tháng.
Tại NCB, lãi suất huy động các kỳ hạn dài cũng được điều chỉnh giảm, như các kỳ hạn 18-36 tháng giảm 0,3 điểm % so với trước, xuống còn 7,5%/năm. TPBank cũng đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn 3 tháng là 3,65%/năm...
Báo cáo chiến lược thị trường tiền tệ của Công ty chứng khoán SSI vừa qua cho thấy trong tháng 8/2020, lãi suất tiền gửi đã giảm thêm từ 0,2-4 điểm % ở các kỳ hạn ngắn và 0,2 điểm % ở các kỳ hạn dài. Luỹ kế 8 tháng, lãi suất tiền gửi giảm tổng cộng 0,5-2,1 điểm % ở tất cả các kỳ hạn so với cuối năm ngoái.
Không chỉ lãi suất tiền gửi từ dân cư, trên thị trường liên ngân hàng, tuần qua lai suât liên ngân hang ơ các ky han qua đêm, 1 tuần va 2 tuần đêu giam lần lượt 0,02%; 0,05% va 0,04%, tư mức 0,16%/năm; 0,25%/năm va 0,27%/năm xuông mức 0,14%/năm; 0,2%/năm va 0,23%/năm. Điều này càng cho thấy thanh khoản dồi dào tại các ngân hàng, khiến các ngân hàng gần như cho không khi vay mượn lẫn nhau.
Chứng khoán ngày 18/9: PTB, VCB, DPM được khuyến nghị Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/9. Mở vị thế PTB với giá 53.000 đồng/cp CTCK BSC (BSI): PTB đang nằm trong xu hướng tăng giá kể từ vùng đáy 44.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ...