Ngân hàng Chính sách nói lý do ‘gói 16.000 tỷ gỡ khó DN’ chưa giải ngân đồng nào
Lý giải gói tín dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ DN khó khăn hơn 1 tháng giải ngân khoản vay nào, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hay, “DN cũng không quá khó khăn đến mức không còn đủ tiền chi trả 50% lương tối thiểu vùng”.
Sau hơn 1 tháng triển khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động bị ngừng việc do dịch Covid-19, đến nay chưa có khoản vay nào được giải ngân.
Vì sao đến nay doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay này? Theo đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), do Chính phủ đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động bình thường. Người lao động tiếp tục đi làm, không có lao động dừng việc liên tục mà chỉ có nghỉ luân phiên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không quá khó khăn đến mức không còn đủ tiền chi trả 50% lương tối thiểu vùng.
Người lao động mất việc xếp hàng làm thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp ở Hà Nội
Theo đại diện NHCSXH, đây là gói cứu trợ ngắn hạn nhằm giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất chứ không phải là gói kích cầu nền kinh tế. Nhờ công tác chống dịch tốt nên doanh nghiệp, người lao động đã ổn định, hoạt động trở lại nên họ không vay nữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chia sẻ với PV mới đây, ông Tạ Văn Thảo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch nên năm nay lượng người tới đăng ký trợ cấp tăng đột biến. Từ đầu năm 2020 đến nay, trung tâm tiếp nhận hơn 30.000 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.Trong đó, chỉ tính từ đầu tháng 6, đơn vị đã tiếp nhận hơn 4.000 hồ sơ.Ngày cao điểm, Trung tâm tiếp nhận khoảng 530 hồ sơ”.
Trước đó, tại cuộc họp báo chiều 5/6 về tình hình kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm 2020, đề cập đến việc ngân hàng có vốn, sẵn sàng cho vay nhưng chưa thể triển khai, bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc NHCSXH cho biết, NHNN và NHCSXH đã chuẩn bị sẵn sàng về thủ tục, quy trình, nguồn vốn để triển khai Quyết định 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0%, số tiền 16.000 tỷ đồng để cho người sử dụng lao động gặp khó khăn về tài chính vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc do ảnh hưởng của dịch. Tuy nhiên, điều kiện, đối tượng vay là do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tham mưu, ban hành. Đến nay, vẫn chưa có khoản vay nào được giải ngân theo Quyết định 15.
Ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, có hiệu lực từ ngày ký.
Nội dung đáng chú ý tại Quyết định này là người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, được vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất 0% để trả lương ngừng việc cho người lao động.
Nhựa An Phát Xanh dùng vốn phát hành cho dự án khác so với kế hoạch
Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã chứng khoán AAA, sàn HoSE) vừa cập nhật tiến độ sử dụng vốn phát hành ra công chúng, trong đó có nhiều thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Số tiền huy động từ đợt phát hành lên tới 1.170 tỷ đồng
Đợt phát hành chứng khoán được thực hiện từ giữa năm 2018 với số lượng cổ phiếu chào bán là 83,6 triệu cổ phiếu. Tổng số lượng vốn huy động là hơn 1.170 tỷ đồng.
Theo phương án sử dụng vốn theo kế hoạch khi phát hành, Công ty dự kiến dùng 810 tỷ đồng đầu tư nâng vốn sở hữu tại Công ty TNHH Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát (công ty con) để đầu tư Dự án xây dựng tổ hợp nhựa kỹ thuật cao tại Khu công nghiệp Kenmark - Việt Hòa - Hải Dương (Nhà máy số 9).
Số tiền còn lại khoảng 360 tỷ đồng được sử dụng để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất bao bì màng phức hợp (Nhà máy số 8).
Về tiến độ theo cam kết khi phát hành, Dự án xây dựng tổ hợp nhựa kỹ thuật cao tại Khu công nghiệp Kenmark - Việt Hòa - Hải Dương (Nhà máy số 9) sẽ được chạy thử từ quý II/2018 và vận hành đồng bộ chính thức từ quý I/2019.
Dự án Nhà máy số 8 theo kế hoạch thời điểm phát hành là chạy thử từ tháng 6/2019 và đi vào sản xuất chính thức từ tháng 12/2019.
Theo tiến độ thực tế hiện tại Dự án xây dựng tổ hợp nhựa kỹ thuật cao đã được giải ngân toàn bộ 810 tỷ và hiện đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng và một số nhà xưởng.
Dự án Nhà máy số 8 hiện đã giải ngân được gần 202 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành các thủ tục đầu tư về xây dựng, hoàn thiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, hệ thống hạ tầng, đầu tư một số máy móc thiết bị.
Tuy nhiên,Nhà máy số 8 không phải xây dựng như theo mục tiêu ban đầu, sản phẩm sản xuất được thay đổi từ bao bì màng phức hợp sang sản xuất hạt nhựa và bao bì vi sinh ph ân hủy hoàn toàn.
Công ty cho biết, lý do điều chính là doanh nghiệp nhận thấy tính cạnh tranh của bản thân trong lĩnh vực bao bì màng phực hợp không cao vì đây không phải sản phẩm thế mạnh của Công ty.
Hơn nữa, nguồn nguyên liệu sản xuất chính phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, vì vậy để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển các sản phẩm tự hủy, Công ty quyết định điều chỉnh mục tiêu đầu tư.
Mục tiêu trở thành "Nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ", SCIC sẽ mạnh tay giải ngân 13.000-16.000 tỷ đồng mỗi năm "Hiện SCIC đang tiếp cận, nghiên cứu khả năng đầu tư vào một số dự án trọng điểm của nhà nước có nhu cầu vốn như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, Vietnam Airlines, PVGas, đầu tư mua cổ phần tại một số ngân hàng, doanh nghiệp lớn", lãnh đạo SCIC cho biết. Để hiện thực mục tiêu trở thành "nhà...