Ngân hàng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp
Giảm lãi suất, phí giao dịch, lợi nhuận từ tăng trưởng tín dụng sẽ giảm. ồng thời, tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng, dẫn đến việc phải tăng trích lập dự phòng… Các ngân hàng đang đứng trước một năm 2020 nhiều khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19.
Hoạt động nghiệp vụ tại SeABank. Ảnh: Trần Anh
Thắt lưng buộc bụng
Ngân hàng SHB vừa triển khai gói tín dụng quy mô 25.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ giảm lãi suất, phí dịch vụ cho khách hàng, chia sẻ khó khăn vì dịch Covid-19. SHB sẽ cắt giảm tối thiểu 1.000 tỷ đồng lợi nhuận năm nay cùng hàng loạt biện pháp “thắt lưng buộc bụng”. “Các cấp lãnh đạo HĐQT, Ban điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng đã tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết dịch; cấp quản lý toàn hệ thống từ phó trưởng phòng trở lên cũng giảm từ 10% – 30% tùy theo mức thu nhập; rà soát và tổ chức triển khai biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động với mức giảm tối thiểu 10%”- thông báo của SHB cho biết.
Trong khi đó, theo thông báo của HDBank, mức giảm thu nhập từ 10% – 25% áp dụng cho những nhân viên có tổng lương từ 10 triệu đồng/tháng trở lên; mức giảm lớn nhất 25% sẽ áp dụng cho cán bộ, nhân viên, quản lý cấp cao có tổng lương trên 80 triệu đồng/tháng. Một số ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch giảm lương của cán bộ, nhân viên nhằm tiết giảm chi phí, đối phó đại dịch… và để tập trung nguồn lực hỗ trợ khách hàng.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, cùng với việc cắt giảm lãi suất cho vay từ mức 0,5 – 5%/năm so với lãi suất thông thường, nhiều ngân hàng cũng tiến hành giảm các loại phí, thậm chí miễn hoàn toàn phí chuyển tiền để giữ chân khách hàng.
Điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận
Hiện các ngân hàng đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, cá nhân bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trong đó có giảm lãi khoản vay cũ, cho vay mới với lãi suất ưu đãi, cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ… BIDV cho biết đã tham gia hỗ trợ 28.000 tỷ đồng trong gói 250.000 tỷ đồng hỗ trợ các DN bị ảnh hưởng. Vietcombank cho rằng đã hy sinh ít nhất 300 – 450 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho khách hàng…
Video đang HOT
Chưa kể, các ngân hàng đang gánh trên vai nhiều nỗi lo đó là vừa hỗ trợ DN, vừa đối phó nợ xấu tăng. Chỉ tính đến đầu tháng 3/2020, báo cáo của 23 TCTD cho thấy, có tới 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 ngân hàng và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong số này, rất nhiều ngành có khả năng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh.
Theo NHNN, nợ xấu của toàn hệ thống tại thời điểm cuối năm 2019 ở mức 1,89%, hoàn thành mục tiêu dưới 2% đề ra hồi đầu năm. Tuy vậy, “diễn biến ngày một phức tạp của dịch bệnh tác động tiêu cực tới cả hoạt động sản xuất – kinh doanh và đời sống người dân, DN, cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, kéo theo đó là tiềm ẩn nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng” – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.
Mặc dù vẫn còn 3 quý kinh doanh năm 2020, song đến lúc này các ngân hàng đã nhìn thấy khó khăn phía trước và cân nhắc mục tiêu lợi nhuận. Đại diện BIDV cho biết, trước tình hình khó khăn hiện nay, có khả năng sẽ điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận so với mức 12.600 tỷ đồng đặt ra ban đầu. Nam A Bank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 ở mức 800 tỷ đồng, thấp hơn 100 tỷ đồng so với lợi nhuận 2019. Trong Báo cáo thường niên năm 2019 vừa công bố, VietinBank chỉ đưa ra mục tiêu tăng tưởng tín dụng, huy động vốn năm 2020 mà bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận. Lãnh đạo ngân hàng cho biết, kế hoạch kinh doanh năm 2020 phụ thuộc vào lộ trình tăng vốn đang trình các cơ quan chức năng; đồng thời cũng nhận định, dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng mạnh đến khả năng tăng trưởng và hiệu suất sinh lời của ngân hàng.
Ngày 3/4, Bộ Tài chính có công văn số 3915/BTC-CST báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, trong bốn nhóm đối tượng được bổ sung gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất như ô tô, nhà đất, công nghiệp hỗ trợ, bổ sung TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là DN, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của NHNN.
Trâm Anh
Ngân hàng ưu tiên dành mọi nguồn lực hỗ trợ giảm lãi suất
Lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Để hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong tình hình dịch bệnh, lãi suất là yếu tố đang được cân nhắc nhiều nhất, khi nhiều hướng dẫn của NHNN đều hướng tới việc ưu tiên dành mọi nguồn lực để các ngân hàng có thể miễn giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch.
Cho đến nay, các ngân hàng đã tham gia rất tích cực vào việc ưu đãi về lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng. Kể từ khi NHNN yêu cầu miễn giảm lãi suất cho các đối tượng khách hàng này từ tháng 2, các ngân hàng đã dành một lượng tín dụng không nhỏ để cho vay mới với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mức giảm lãi suất thông thường là 0,5-1,5%/năm cho các khoản vay mới, ở một số ngân hàng còn có mức cắt giảm sâu hơn như TPBank, HDBank, Vietcombank.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng đưa ra các ưu đãi lãi suất cho các khoản vay hiện hữu, điển hình như Vietcombank với mức giảm 1-1,5%/năm cho khoản vay VND và 0,5-0,75%/năm cho các khoản vay bằng USD đến hết tháng 9.
Với ngân hàng VIB, mức giảm lãi suất từ 0,5-2%/năm trong 6 tháng tới cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp hiện hữu bất kể quy mô hay lĩnh vực.
Mặc dù đã có nhiều ưu đãi về lãi suất như vậy, tăng trưởng tín dụng toàn ngành 3 tháng đầu năm vẫn ở mức khá thấp, chỉ khoảng 0,68% trong khi cùng kỳ năm trước tăng 1,9%.
Theo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC), điều này cho thấy cầu tín dụng yếu đi do các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó, vào chiều ngày 31/3, NHNN đã đã họp với các ngân hàng thương mại để củng cố thêm chính sách này cũng như khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho vay ở mức khoảng 2% đối với cả các khoản vay cũ và khoản vay mới. Cũng trong ngày này, các ngân hàng được yêu cầu tiết giảm chi phí hoạt động và không chi trả cổ tức tiền mặt để dành nguồn lực triển khai hỗ trợ giảm lãi suất khi các chỉ thị của NHNN đang trở nên cấp bách hơn.
Với các chính sách này, dự kiến lãi suất cho vay bình quân của nhiều ngân hàng sẽ có sự giảm sút. Bù lại, các ngân hàng cũng được hỗ trợ về đầu vào bởi việc giảm lãi suất chính sách của NHNN.
Từ ngày 17/3, NHNN giảm hàng loạt lãi suất điều hành từ 0,5-1%/năm và hạ trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Theo đó, các ngân hàng đã giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn và nhiều ngân hàng còn giảm thêm lãi suất huy động dài hạn từ 0,1-0,3%/năm.
Cũng trong điều kiện kinh tế không thuận lợi và cầu tín dụng yếu do dịch, NHNN đã giao hạn mức tín dụng đầu năm 2020 phổ biến thấp hơn từ 2-3% so với đầu năm 2019.
Theo VDSC, việc được giao một hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp các ngân hàng hướng tín dụng vào những lĩnh vực an toàn hơn, tránh nguy cơ các ngân hàng đẩy cho vay vào các phân khúc rủi ro cao; đồng thời giảm mức độ cạnh tranh về huy động tiền gửi, nhờ đó giảm lãi suất huy động và tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Như vậy, việc giảm lãi suất đầu vào sẽ giúp phần nào bù đắp cho các ngân hàng khi phải hạ lãi suất đầu ra.
Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các NHTM vào chiều 31/3, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú yêu cầu toàn ngành ngân hàng chú trọng triển khai các biện pháp như cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ và cả khoản vay mới, khuyến khích giảm mạnh, giảm sâu hơn nữa đối với những đối tượng, loại hình doanh nghiệp khó khăn, cần sự chia sẻ để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất. Các NHTM phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức giảm khoảng 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước dịch.
Theo dự báo, nền kinh tế năm nay có nhiều khó khăn và các TCTD cũng gặp khó khăn nên các NHTM cần thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động đầu vào sao cho hợp lý, cùng đồng thuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Mặt khác, các NHTM cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, chính sách tiền lương, thu nhập cho phù hợp.
Cũng trong ngày 31/3, NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-NHNN điều chỉnh giảm 50% phí giao dịch thanh toán qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2020). Vì vậy, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương điều chỉnh giảm phí dịch vụ chuyển tiền qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN cho khách hàng với mức giảm tối thiểu bằng số tiền giảm phí mà NHNN đã điều chỉnh giảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giảm phí lớn hơn mức giảm phí của NHNN đã thực hiện.
Ngân Giang
Trợ lực doanh nghiệp bằng chính sách tài khóa Động thái mạnh giảm một loạt lãi suất điều hành, trần lãi suất tiền gởi và cho vay mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được đánh giá là đúng thời điểm và sẽ tác động tích cực tới doanh nghiệp (DN). Song, sự tác động này chỉ mang tính trung, dài hạn. Tạo nguồn vốn rẻ Sau khi Cục Dự trữ...